Ngạn ngữ có câu "cái áo không làm nên thầy tu" ("the habit does not make the monk"), nhưng kinh nghiệm thực tế tại Hoa Kỳ cho thấy câu nói này có vẻ sai.

Trong nhiều thập kỷ, nhiều dòng tu đã thi hành nghiêm chỉnh câu ngạn ngữ về cái áo này, họ bỏ bộ y phục buồn thảm đi, ăn mặc cho hợp với công việc hơn, đại chúng hơn và, thời trang hơn. Nhưng dù có thay đổi cách ăn mặc thế nào đi nữa thì chiều hướng giảm sút ơn gọi trầm trọng vẫn không có hy vọng xoay chiều.

Số lượng nữ tu ở Mỹ đã giảm đáng kể trong nhiều chục năm qua vì số nữ tu nghỉ hưu hoặc qua đời không được thay thế.

Năm 1965 con số nữ tu ở Mỹ là 179.954, nhưng ngày nay con số chỉ còn là khoảng 57.544, theo Trung tâm Nghiên cứu Mục Vụ Ứng dụng (Center for Applied Research in the Apostolate) tại Đại học Georgetown.

Trong những năm 1950 và 60, người phụ nữ đã bước vào đời sống tu hành với một số lượng lớn, nhưng trong những thập kỷ sau thì sự việc đổi khác khi mà người phụ nữ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội.

Một nghiên cứu của Hội ĐồngTôn Giáo Quốc Gia bởi Đại học Georgetown năm 2009 cũng cho biết tuổi trung bình của các nữ tu ở Hoa Kỳ là 70. Tương lai sẽ không sáng sủa lắm vì 34% các nhà dòng được khảo sát không có ứng viên mới. Trong số còn lại thì đến một nửa chỉ có một hoặc hai ứng viên mà thôi.

Để cho thây chiều kích của sự kiện là thê thảm chừng nào, hãy lấy thí dụ dòng nữ Biển Đức St Joseph ở Eau Claire, Minesota, vào năm 1948 họ có khoảng 1.200 nữ tu, ngày nay họ chỉ còn 250. Dù thế, đây vẫn là dòng nữ Biển Đức lớn nhất, tuổi trung bình là 77, nữ tu trẻ nhất là 39 tuổi.

Hồi đó, năm 1948, họ từng tiễn đưa 83 nữ tu đi lập dòng mới ở Wisconsin, nhà dòng St Bade. Tháng 6 vừa qua, St Bade đóng cửa sau nhiều năm không có tuyển sinh, 29 nữ tu còn lại phải trở về dòng mẹ.

Sự trở về với một nhà dòng lớn hơn hay là sự tập hợp nhiều nhà dòng lại với nhau có vẻ là "đợt sóng của tương lai " ("the wave of the future.") theo lời của Sơ Michaela Hedican, bề trên nhà dòng St Bade.

Văn Phòng Hưu Trí Quốc Gia Của Giới Tu Sĩ tại Washington, DC (National Religious Retirement Office) đã theo dõi sự tập hợp của các dòng nữ Công giáo từ năm 1989, vị giám đốc của văn phòng là Sơ Janice Bader cho biết đã có 130 nhà dòng tập hợp lại để tạo thành 45 nhà dòng có thể họat động hiện nay.

Phải rời ngôi nhà mà một nữ tu đã tuyên khấn thì là một sự kiện đau lòng, khi mà ước vọng là ngôi nhà dòng sẽ là nơi ở cuối cùng và các chị em là những bạn đồng hành liên tục suốt đời. "Nó là một loại đau buồn trong nhiều cách", Sơ Francene Horan tâm sự, Sơ là người đã nhập dòng Mercy’s motherhouse ở Brooklyn vào năm 1950 để dạy lớp mẫu giáo, nhà dòng đóng cửa tháng 12 năm 2008. "Nơi ở chỉ là một điều nhỏ mà thôi. Nhưng nhà dòng thực sự là một gia đình (home), một nơi mà mình nghĩ sẽ được sống suốt đời. (Phải rời nó thì) giống như là mình vừa bị mất cả bố lẫn mẹ và rồi mình cũng mất luôn cả chốn nương thân nữa."

Những nữ tu dòng Mercy ở Brooklyn là những người chuyên đi tìm giúp đỡ những trẻ lạc lòai, vô gia cư. Từ năm 1855 với 5 Sơ đầu tiên, họ đáp lời mời của đức giám mục John Loughlin xin họ tới để giúp cho những trẻ giang hồ trong khu vực Manhattan; vì vậy họ có cái hỗn danh là những Sơ Đi Bộ (Walking Sisters). Bây giờ thì chính họ cũng phải chịu cái thân phận mồ côi.

Một vài năm trước các Sơ đã không thể tưởng tượng rằng ngày nay mỗi khi họ tụ họp với nhau là để tạm biệt nhau lần cuối, và cũng là từ biệt lối sống mà họ đã từng có, của một tu viện bận rộn, chia sẻ cho nhau công việc mỗi ngày, cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau vui cười.

Những thay đổi trong chính sách phúc lợi xã hội của thập niên 1970 đã thay đổi các họat động của nhà dòng, họ phải đóng cửa nhà tế bần, nhưng họ mở viện mồ côi, mở nhà hưu dưỡng, và mở rộng dịch vụ cho người vô gia cư và tàn tật.

Nhưng khu phố chung quanh đã thay đổi, thu hút người dân gốc la tinh, da đen và do thái.

Vài năm trước nhiều cuộc kiểm tra cho thấy tòa nhà đã quá cũ, gây nhiều trở ngại cho các Sơ lớn tuổi. Sơ Christine McCann, bề trên giám tỉnh, cho biết tỉnh dòng sẽ bán nhà Brooklyn để tài trợ cho các công tác xã hội và giáo dục của tỉnh dòng ở nơi khác.

38 nữ tu sống tại tu viện được chọn lựa hoặc mua appartment riêng, hoặc mua căn hộ trong một trung tâm dưỡng lão, hoặc gia nhập một nhà hưu dưỡng của tu sĩ.

"Một cộng đồng mà phải làm những quyết định có ảnh hưởng đến nhiều cuộc sống như thế này thì thật là đau lòng", Sơ McCann nói. "Nhưng phản ứng của các Sơ ở đây thì tuyệt vời. Họ đã sống trung thực với cảm xúc của họ, dù vui lúc trước rồi buồn lúc sau, nhưng đức tin của họ thì không lay chuyển. Là một sĩ tử dòng Mercy, họ thực hiện từng bước đi với lòng dũng cảm. "

Vào một buổi chiều, các Sơ và quan khách tụ tập để tiễn đưa một Sơ khởi hành. Sơ Mary Isabel Sullivan kể lại những kỷ niệm đời tu, vào năm 1967 khi Sơ mới đi tu, thì khi đó vẫn còn nhiều Sơ trẻ, người thì đi học đại học, kẻ thì đi dậy các lớp mẫu giáo. Nhưng ngay sau đó, nhiều thay đổi đã bắt đầu với việc cho phép các Sơ được lựa chọn nghề nghiệp mới ngoài việc giảng dạy và chăm sóc trẻ em.

"Mọi người cũng có thể lựa chọn nơi cư trú của họ nữa," Sơ nói. "Và chúng tôi đã trở nên nhỏ hơn."

Sơ nhớ lại những ngày mà các Sơ Đi Bộ là một hình ảnh thân ái của khu phố, sự hiện diện của họ được xác định dễ dàng vì bộ đồ tu - hoặc vì cái cung cách của một nhà tu.

"bây giờ thì chúng tôi ăn mặc giống như bất kỳ người phụ nữ nào, " Sơ Mary Joseph nói. "Nhưng thỉnh thỏang vẫn có người hỏi, 'phải bà là một bà Sơ không?'"

Nhưng sẽ không có ai phải hỏi câu hỏi này với các Sơ Đa Minh của nhà dòng St Cecilia ở Nashville cả.

Nhà dòng St Cecilia là một trong số ít các dòng tu Công giáo đã đảo ngược cái đà xuống dốc của ơn gọi. Và ít nhất hai trong số những dòng tu này thực hiện sự đảo ngược bằng cách gắn bó với truyền thống, bao gồm việc mặc áo dòng.

Năm nay, cũng như nhiều năm trước, St Cecilia sẽ có 27 thỉnh sinh nhập dòng vào mùa thu, đây có thể là nhóm nữ tu mới lớn nhất ở Mỹ.

Các Sơ ở St Cecilia và ở các nhà dòng 'thịnh vượng' thường là những người còn trẻ, họ gần gũi với độ tuổi của các tiềm năng tu sĩ mới. Những nhà dòng này cũng nhấn mạnh đến những thực hành truyền thống, như mặc áo trùng màu đen và trắng, và lo việc dậy học.

Khi gia nhập tu viện, những tu sĩ phải chịu nhiều giới hạn lớn trong việc liên lạc với thế giới bên ngoài. Họ không sử dụng điện thoại di động, chỉ được phép tiếp gia đình vào một số thời điểm trong năm và phải chia sẻ việc sử dụng các phương tiện như xe hơi với các chị em khác trong tu viện.

"Ban đầu bạn sẽ có cảm tưởng rằng bạn mất rất nhiều: như đi tiệm Starbucks bất cứ lúc nào với chiếc xe của bạn hoặc đi ăn ngòai", Sơ Scholastica Niemann tâm sự, Sơ năm nay 31 tuổi, và bắt đầu năm thứ ba ở St Cecilia. Sơ sẽ khấn trọn trong năm năm.

"Trên thực tế, nhờ lòng rộng rãi của Chúa và của các ân nhân, bạn có nhiều hơn là bạn muốn", Sơ nói. "Bạn không cần phải sở hữu một vật để có thể sử dụng nó. Bạn sẽ nhận ra rằng tài sản vật chất đôi khi, vì bản chất con người của chúng ta, chúng có thể làm chủ chúng ta.."

Tại St Cecilia tuổi trung bình của 272 Sơ là 36, Sơ trẻ nhất là 18, lớn nhất là 101.

Một nhà dòng Đa minh khác, dòng Mary, Mother of the Eucharist, (Đức Maria, mẹ bí tích Thánh Thể) tại Ann Arbor, Michigan, có 22 thỉnh sinh vào mùa thu này, nhiều người trong số họ vừa mới ra trường đại học.

Giống như St Cecilia, các Sơ Mary, cũng mặc áo dòng. Và tuổi trung bình của họ là khỏang 28.

"Chúng tôi đang có một vụ nổ về ơn gọi," Sơ Joseph Andrew Bogdanowicz, phụ trách ơn gọi, nói. "Chúng tôi không kịp xây nhà ở. Tôi nghĩ sẽ có nhiều hơn 22 (thỉnh sinh) vào năm tới.."

"Thế gian chắc rất bối rối là tại sao họ (thỉnh sinh) đã đi tu", Sơ nói."Họ làm việc đó vì họ muốn tạo ra một sự tốt đẹp hơn cho thế giới. Chúng tôi không chỉ giảng dạy những sự việc mà thôi, chúng tôi còn giảng dậy cái nguyên lý tại sao ở đằng sau cuộc sống, và cuối cùng là Thiên Chúa luôn có một mục đích cho tất cả chúng ta."

Sơ Catherine Marie, Giám đốc của trường St Cecilia tại Nashville, cho biết số thỉnh sinh năm nay (27) là "quá cao.." Năm 2000, Sơ cho biết họ chỉ có khoảng 22.

Khi được hỏi điều gì đã thu hút thỉnh sinh tới đây trong khi họ có hàng trăm thứ khác để lựa chọn, Sơ cho biết các thỉnh sinh bị thu hút tới St Cecilia vì nơi đây nhấn mạnh đến giáo dục và bởi vì chúng tôi vẫn còn mặc áo dòng.

"Áo dòng không phải là một thời trang cho bằng đó là một sự mong muốn một cuộc sống đơn giản triệt để, hay nói cách khác 'Tôi là một công cụ của Thiên Chúa. Tôi muốn làm một chứng nhân,' " Sơ Marie nói.