Chiếc xe đạp

Mùa Hè bên Âu châu diễn ra nhiều phong trào thể thao vận động cho sức khoẻ. Một trong những bộ môn phong trào đó là môn chạy đua xe đạp đường xa vượt qua nhiều chặng đường dài ở nứơc Pháp xuyên qua vùng đồng bằng cũng như những vùng trên rặng núi Pyréneés và Alpes: Tour de France.

Tour de France là một trong ba phong trào thể thao lớn nhất thế giới sau Thế vận hội Mùa hè và Worldcup ( Giải bóng đá thế giới).

Vòng đua xe đạp Tour de France năm nay bắt đầu từ ngày 03.tháng Bảy đến ngày 25.07.2010 bao gồm 20 chặng vượt qua 3.642 cây số đường trường kể cả những đoạn khúc leo núi.

Tour de France còn có tên gọi khác là Grande Boucle, hay còn gọi đơn giản là Le Tour, mà chúng ta thường gọi nôm na là Đua xe đạp vòng quanh nước Pháp.

Tour de France tuy diễn ra trong nước Pháp, nhưng lại là giải đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới có từ 1903, ngoại trừ trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1913-1918) và thế chiến lần thứ hai (1933-1945).

Tour de France được tổ chức hằng năm vào mùa hè trong vòng 3 tuần lễ trong tháng bảy với những khúc chặng đường đua xuyên vòng quanh nứơc Pháp và các nước lân cận, như Ý, Tây ban Nha, Bỉ, Hòa lan và Đức.

1. Vài nét lịch sử Tour de France

Năm 1903 Tour de France được thành hình, nhưng trước đó trong lịch sử ngành đua xe đạp đã từng có những cuộc đua xe đạp tương tự, như năm 1891 cuộc đua chặng Paris-Brest-Paris dài 1200 cây số; Cuộc đua chặng Bordeaux-Paris dài 577 cây số vào năm 1891.

Ký giả người Pháp Geó Lefèvre đưa ra ý tưởng tổ chức nhiều cuộc chạy đua xe đạp chạy xuyên qua nước Pháp lần lượt nối tiếp nhau và thời gian được cộng chung lại với nhau. Chương trình đua xe đạp với tiêu đề Tour de France nhằm khơi lên lòng yêu quê hương tổ quốc về phương diện chính trị thời điểm khi đó ở nước Pháp.

Ngày 01.07.1903 Tour de France thứ nhất được tổ chức ở Montegeron gần Paris. Trong lần này có 60 tay đua xe đạp tham dự. Họ chạy qua sáu chặng đường dài tổng cộng 2.428 cây số từ Paris qua các chặng Lyon, Marseille, Toulouse, Bordeuax va Nantes rồi trở về Paris.

Giữa những chặng có nhiều ngày giờ nghỉ dưỡng sức. Tay đua người Pháp Maurice Garin là người thắng Tour de France lần thứ nhất này. Tay đua này đạp xe trung bình 25 cây số giờ và được tưởng thưởng 6075 Phật lăng (Francs)

Những chặng đường đua xe được tiếp tục tăng thêm lên 11 chặng vào năm 1905; 18 chặng vào năm 1925 và năm 1931 lên tới 24 chặng. Như thế cây số đường dài cũng tăng lên tới 5500 cây số. Trong khi đó khoảng cách giữa những chặng được rút ngắn lại, và những ngày giờ nghĩ cũng rút ngắn lại. Nhưng từ năm 1951 Tour de France cho tới bây giờ vẫn giữ nguyên về hình thức chức thi đua.

Năm 1984 Tour de France ngoài vòng đua tranh giải cho các tay đua nam giới còn tổ chức Tour de France cho các tay đua nữ giới. Lẽ dĩ nhiên các chặng đua ngắn hơn, và Tour de France Fémininie internationale không nổi tiếng như Tour de France của nam giới.

2.Tour de France phong trào thể thao

Tour de France là một phong trào thể thao ngành đua xe đạp nổi tiếng thế giới và đồng thời cũng là cuộc đua gay go khó khăn nhất thế giới. Vì càng ngày vận tốc đua xe càng đòi phải chạy nhanh hơn, cương quyết cứng rắn hơn là ở các giải Giro d`Italia và giải Vuelta a Espana.

Tour de France dù khởi hành từ đâu, như năm nay 2010 điểm khởi hành ở Rotterdam bên Hòa Lan chạy xuyên qua vương quốc Bỉ, nhưng điểm chặng sau cùng kết thúc ở Champ Élysées Paris.

Vận tốc trung bình của cuộc đua Tour de France tăng liên tục theo thời gian. Cuộc đua đầu tiên, tay đua xe đạp người Pháp Maurice Garin đạt được vận tốc trung bình 25,67 cây số giờ. Tới năm 1943 lên tới 30,23 km, năm 1956 lên đến 35 cây số giờ. Đến năm 1999, tay đua huyền thoại người Mỹ Lance Armstrong đạt tới 40,276 km/giờ. Năm 2004, vẫn Lance Armstrong đạt tới vận tốc 40,956 km/giờ, con số kỷ lục cho tới hiện nay. Tour de France gần đây nhất, năm 2007, tay đua người Tây Ban Nha Alberto Contador của đội Discovery Channel vô địch với vận tốc trung bình 39,226 km/giờ.

3. Chiếc xe đạp trong đời sống

Chiếc xe đạp trở thành nổi tiếng với Tour de France. Chiếc xe đạp là một phương tiện di chuyển nhanh hơn đi bộ cho mọi người.

Nó dần dần trở thành phổ thông cho học sinh đi học không những vừa tiện lợi đi quãng đường ngắn, mà còn đậm nét thanh lịch duyên dáng nữa.

Chiếc xe đạp cũng dân trở thành dụng cụ tập luyện thế thao cho sức khoẻ gân cốt dẻo dai nữa. Ðạp xe đạp làm tăng nhịp đập của tim thêm mạnh lên, nên điều hòa, làm dòng máu luân chuyên đều khắp thân thể.

Xe đạp không cần đến xăng dầu để chạy, nên không làm ô nhiễm không khí môi trường, không gây ra tiếng động ồn ào.

Chúng ta nhìn vào chiếc xe đạp, xem nó nói với ta điều gì trong cuộc sống tình liên đới con người – trong gia đình, bạn bè - với nhau.

1. Khung xe đạp giữ cho những phần chiếc xe gắn bó với nhau. Ðiều gì gắn bó chúng ta lại với nhau? Ðiều gì giúp cho đời sống tôi là con trong gia đình, là vợ chồng anh chị em bạn bè giữ tình thân ái với nhau?

2. Không có tay lái, xe đạp trở nên vô dụng. Tay lái chiếc xe đạp là bộ phận quan trọng cần thiết. Ðiều gì và ai điều khiển hướng dẫn chỉ đường đời sống chúng ta? Hay là chúng ta để cho người khác điều khiển mình?

3. Không có yên để ngồi, chiếc xe đạp trở thành một hình khổ cho người đi lái xe đạp, nhất là lúc đi đường dài. Có những khi người lái xe đạp phải xuống khỏi yên xe để lấy đà vượt qua quãng đường gồ ghề. Nhưng họ cần yên ngồi để tinh thần thoải mái lấy hơi sức đạp tiếp.

4. Không có hai bàn đạp, xe đạp không có đà trớn lăn bánh được.Hai Bàn đạp của xe cần thiết để bánh xe có sức, có đà trườn tới phía trước: đang khi một bàn đạp được đạp xuống tạo ra sức kéo xe tiến tới, bàn đạp bên kia vòng xuống ngược chiều, có thời gian nghỉ dưỡng sức. Phải chăng những cố gắng và nghỉ ngơi dưỡng sức nơi tôi cùng xảy ra trong một nhịp điệu điều hòa bổ túc lẫn cho nhau?

5. Không có vòng xích xe đạp không có sức kéo. Một chiếc xe đạp không có vòng xích tựa như một người chỉ biết nói và nói, nhưng chẳng làm được gì. Tôi đã nói, đã mơ uớc nhiều, nhưng tôi có đem vào áp dụng thực hành trong đời sống được cái gì không?

6. Bình điện được biến chuyển thành ánh sáng đèn điện do sức mạnh của ta đạp cho xe lăn bánh. Như thế ánh sáng nơi xe đạp phát sinh không phải do tự động, nhưng do chúng ta hoạt động. Ai chúng ta từ ngày lãnh nhận phép rửa tội cũng đã lãnh nhận ánh sáng Chúa Giêsu Phục sinh, chúng ta chỉ chiếu ánh sáng đó lên do cuộc sống niềm tin vào Chúa và tình yêu mến với nhau trong gia đình, trong bạn bè những người xung quanh.

7. Không có hai bánh xe tròn đều, xe đạp không thể chuyển động được. Nếu hai bánh xe không tròn đều nhau, bánh xe sẽ quay ngả nghiêng như trái trứng gà. Vì nó không có trung tâm điểm giữ cho thăng bằng. Ðiều gì là trung tâm điểm cho đời sống giúp ta sống đúng? Tôi có được điểm trung tâm ở giữa đó giữ cho đời sống được thăng bằng quay tròn đều, hay đời tôi quay ngả nghiêng như một trái trứng gà, trứng vịt trên mặt bàn?

8. Không có hơi không khí cho vỏ ruột lốp xe, chiếc xe đạp nằm cứng đờ một góc không ai thèm ngó tới. Hơi thở, không khí, niềm vui phấn khởi là hình ảnh về Chúa Thánh Thần, người nào hít thở mang trong mình những chất liệu đó, họ có đời sống thanh thản nhẹ nhàng.

9. Những chiếc căm xe là những chiếc đũa nhỏ mỏng manh, nhẹ nhàng dễ uốn bẻ cong. Nhưng khi những chiếc đũa này hợp lại về một điểm ở giữa và tủa ra vành bánh xe vặn chặt lại, chúng trở nên cứng mạnh có sức chuyên chở cả trăm kílô. Hợp quần gây sức mạnh là thế đó. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao!

10. Chiếc Thắng xe giúp cho cuộc hành trình đi xe được an toàn. Không có thắng xe sẽ chạy mãi tuột dốc lao vào bụi cây hầm hố. Một chiếc xe tốt là một chiếc xe có bộ thắng tốt. Chiêc thắng xe cũng tựa như một người có đời sống khiêm nhường biết tự chủ lấy mình, biết nhận ra giới hạn khả năng của mình cùng biết nhìn nhận gía trị người khác. Khi nào tôi phải tự thắng mình lại để đời sống tôi được an toàn tiến tới thành công?

11. Chiếc Yên ngồi ở đàng sau chiếc xe dùng để mang theo những vật dụng cần thiết cho cuộc hành trình và cũng để giúp chở những ai dọc đường yếu sức mệt mỏi vượt qua một quãng đường ngắn. Ðó cũng biểu hiệu tình liên đới tương trợ nhau. Cha hay mẹ đi dạo bằng xe đạp mà đàng sau có em bé ngồi cùng đi là hình ảnh thân thương đẹp thi vị thơ mộng sống động.

12. Người ngồi trên xe đạp, chỉ giữ được thăng bằng, khi họ đạp cho xe lăn bánh. Việc này đòi hỏi cố gắng liên tục. Ðang đi mà dừng lại, xe sẽ ngả sang một bên liền. Mức thăng bằng với Thiên Chúa và con người với nhau đòi hỏi sự cố gắng không ngừng nghỉ trong đời sống.

Chúa Giêsu là ánh sáng cho con người (Ga,12) và Ngài nhắn nhủ chúng ta: đời sống của anh em cũng phải là ánh sáng cho trần gian (Mt 5,14-16) trong cuộc sống niềm tin vào Chúa“ Ðấng là đường, sự thật và sự sống cho con người. „

Mùa Kiết Hạ 2010