YÊU THA NHÂN QUẢNG ĐẠI, PHẢI TỪ BỎ BẢN THÂN

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm C (Acts 5: 28-32, 40-41; Psalm 30; Revelation 5: 11-14; John 21: 1-19)

Khi chúng ta có tin vui đặc biệt thì việc giữ im lặng là một điều vô cùng khó khăn. Những lời muốn nói cứ âm ỉ trong lòng chúng ta mong đợi để chia sẻ điều gì đó tuyệt vời. Hãy tưởng tượng nó sẽ trở nên muôn vàn khó khăn – nếu không thể nói ra – để cứ giữ im lặng khi những tin vui phải được chia sẻ ấy có ảnh hưởng phổ quát và thay đổi cuộc sống.

Các tông đồ đã được lệnh dứt khoát và mạnh mẽ là phải chấm dứt loan truyền sự kiện Chúa Giê-su bị đóng đinh và đã sống lại, một mệnh lệnh mà họ tỏ ra hoàn toàn không cần biết. Câu trả lời của Thánh Phê-rô đó là họ trả lời với một thẩm quyền cao cả hơn – Thiên Chúa – và rằng họ phải công bố quyền năng cứu chuộc của Người trong cuộc đời và cái chết của Chúa Giê-su. Có quá nhiều nguyên tắc đang đấu tranh để thực hiện: sự hối cải của dân tộc, sự tha thứ của tội lỗi, và món quà của Chúa Thánh Thần. Ai có thể im tiếng được?

Nhưng việc thỉnh cầu Thiên Chúa như quyền lực chủ yếu của con người không phải là sự thực hiện tự do để nói và làm bất cứ điều gì mà người ta mong ước. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu những bi kịch điển hình và sự tàn ác và có thể là hậu quả khi mà những cá nhân cuồng tín và bất ổn tâm thần dám tự phụ để nói hoặc làm trong Danh Chúa. Các tông đồ chỉ là chứng tá trước những điều mà Thiên Chúa đã thực hiện trước sự hiện diện của họ. Và thay vì đắm mình trong nỗi đắng cay hoặc thương xót bản thân họ đã mừng vui khôn xiết vì đặc ân hoặc đau khổ cho lợi ích của Danh Thánh Chúa. Vô tri khổ hạnh có thể bị tiêu diệt dần mà để đau khổ vì điều gì đó là chân, thiện, mỹ có thể giảm thiểu gánh nặng chất chồng và thực sự giải phóng. Có rất nhiều tiếng nói đối lập và tiêu cực làm mờ nhạt sự hiện diện của Thiên Chúa giữa thế giới của chúng ta. Chứng kiến trước những hành động của Thiên Chúa về lòng thương xót là phần quan trọng trong việc loan báo của chúng ta với tư cách là những Ki-tô hữu.

Có lẽ các tông đồ đã được hỗ trợ trong chứng tá can đảm của họ bởi thứ kinh nghiệm mà nhà tiên tri của Patmos đã trải qua. Đó là thời điểm mà ông có thể thấy trong bức tranh đồ sộ - cái bao la của sự sáng tạo, cài kỳ diệu và vinh quang của sự hiện diện thánh thiêng và sự nhận biết uy lực và quyền năng phổ quát của Chúa Giê-su. Để thấy và nghe tất cả lời ca sáng tạo ngợi khen Thiên Chúa mà họ phụng thờ duy nhất có thể bù đắp cho con người với những mong muốn mãnh liệt là một phần của nó. Suy niệm về tầm nhìn này cùng phạm vi vũ trụ của nó có thể giúp để xua tan những áng mây của hoài ngi và nản chí đó là mối nguy hiểm luôn hiện diện trong thời đại của chính chúng ta.

Chuông cuối trong Tin Mừng của Thánh Gio-an đợt ấn bản lần thứ hai, một câu chuyện giản lược về sự kết thúc của Tin Mừng mà ban đầu là 20 chương. Đó là một thể loại truyện lạ lung – các tông đồ dường như quay trở về với cuộc sống của họ với tư cách là ngư phủ sau lần gặp gỡ bất ngờ với Chúa Giê-su trong phòng trên và việc đón nhận Chúa Thánh Thần. Ở đó dường như không xuất hiện được bất kỳ hoạt động nào Tiền Lễ Ngũ Tuần ấn tượng và công khai đầy kịch tính mà chúng ta mà chúng ta thấy trong sách Công vụ của những Tông đồ. Mặc dù cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ở phòng trên có vẻ như họ xa lạ Chúa Giê-su và phần nào đó hoài nghi danh tính Người. Câu chuyện thực sự tập trung và Phê-rô, ông đã bỏ rơi và chối Chúa trong lúc Người gặp nạn để tránh nguy hiểm bản thân. Chúa Giê-su đưa ra cho ông ba lần cùng một câu hỏi: con có yêu ta không? Phản ứng của Chúa Giê-su trước những khẳng định của Phê-rô ngắn gọn nhưng chính xác: hãy nuôi nấng cừu của ta, hãy chăm sóc chiên của ta. Nó cách khác, hãy chứng minh điều đó – thể hiện tình yêu của bạn trong hành động, đặc biệt việc quan tâm đến người khác của bạn. Nó tiết lộ mô hình lãnh đạo trong cộng đồng của Thánh Gio-an và mô thức trong mối quan hệ đích thực của con người.

Nhưng Chúa Giê-su cũng báo trước cho Phê-rô biết rằng cuộc đời ông sẽ không bao giờ được trở lại chính mình. Trong sinh hoạt cho tha nhân dưở quyền linh ứng và hướng dẫn của Thánh Linh ông sẽ được dìu dắt trên những nẻo đường và dẫn tới những nơi mà ông không muốn đến, thậm chí cuối cùng dẫn đến tử vì đạo. Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an, những môn đệ của Chúa Giê-su được ban cho duy nhất một điều răn: hãy yêu thương nhau, như Chúa đã yêu thương chúng ta. Đó là điều chắc chắn không phải “dễ dàng nhận ra” – vì chúng ta đã được biết rằng Chúa Giê-su đã yêu môn đệ của người đến giây phút cuối cùng – tự thân thập giá.

Một tái ủy thác để chăm sóc và nuôi nấng đàn chiên là nhu cầu cấp thiết của chính thời đại chúng ta. Chúng ta có thể sống theo cách đơn giản đó nhưng liên kết mật thiết với điều răn bằng sự yêu mến tha nhân quảng đại và từ bỏ bản thân không?

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)