Viện Đại học Công giáo Hoa Kỳ tài trợ cho sinh viên Việt Nam

Tháng Năm năm 2007, ban quản trị Đại Học Công Giáo Mỹ chấp thuận cho khai triển một chương trình học chuyển tiếp, có tên là The Two Plus Two Program, tức Chương Trình Học Chia Đôi, đưa sinh viên năm thứ hai từ Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh sang học tại Khoa Kỹ Sư thuộc Viện Đại Học Công Giáo Mỹ, với mức hổ trợ học phí 50%.

Đây là Bản Ghi Nhớ Tương Thuận về Giáo Dục, ký kết giữa Tiến sĩ Nguyễn Cường, Khoa Trưởng Khoa Kỹ Sư tại Đại Học Công Giáo Mỹ, với Ban Quản Trị Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 4 năm 2007.

Là Khoa Trưởng Khoa Kỹ Sư của Đại Học Công Giáo Mỹ sáu năm nay, Tiến sĩ Nguyễn Cường giải thích về Chương Trình Học Chia Đôi lần đầu tiên tại Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ là chương trình cử nhân với 2 năm ở đại học bên Việt Nam và 2 năm sau ở Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Sinh viên phải là người xuất thân từ Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM.

Tiến sĩ Nguyễn Cường : Tôi có cơ hội về Việt Nam rất là nhiều lần và tôi có cơ hội đi thăm được 16 đại học ở Việt Nam. Sau đó, khi tôi về lại nước Mỹ và Trường Đại Học Công Giáo, tôi đưa ra một chương trình học chia đôi: 2 năm ở Việt Nam., 2 năm ở Mỹ, với sự giúp đõ về vấn đề học phí của trường chúng tôi với các em, những em rất là xuất sắc ở Việt Nam qua học ở Mỹ. Và tôi nghĩ rằng nếu có căn bản về sự học ở Việt Nam đối với chương trình 2 năm Anh ngữ thì các em có thể có cơ hội qua Hoa Kỳ học thêm 2 năm, thì cái vấn đề phối hợp giữa chương trình ở Hoa Kỳ và chương trình ở Việt Nam sẽ giúp cho các em trở thành một người kỹ sư rất là tốt trong tương lai.

Thanh Trúc : Những yếu tố cần thiết để có thể gia nhập Two Plus Two Program, tức Chương Trình Học Chia Đôi, là sinh viên phải học xong chương trình 2 năm bằng Anh ngữ tại Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM, phải nằm trong 5% có thang điểm xuất sắc của trường.

Tiến sĩ Nguyễn Cường : Chương trình 2 năm ở Việt Nam là các em học theo Anh ngữ, thì chúng tôi đưa điều kiện với trường đại học bên đó ở International University ở Việt Nam đó, là các em phải ở trong 5% cao nhất của trong trường, tiếng Mỹ gọi là Top 5%, của chương trình đó. Và phải có những sự giới thiệu của các thầy ở bên đó. Hồ sơ gửi qua bên này thì chúng tôi sẽ đọc rất là kỹ càng và sau đó chúng tôi sẽ chọn các em qua.

Thanh Trúc : Chương trình học chia đôi 2 năm đó ở Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM và 2 năm sau ở Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ chỉ là bước đầu mà thôi, bởi lợi điểm mà sinh viên Việt Nam phải biết tận dụng khi được nhận vào chương trình này là học bổng toàn phần để có thể lưu lại Mỹ và học tiếp lên cao hơn.

Tiến sĩ Nguyễn Cường : Mục đích chính là ở lại để học lên tiến sĩ tại vì tôi nghĩ rằng Việt Nam mình cần tiến sĩ rất là nhiều. Nếu mà các em học được 2 năm ở bên Việt Nam và 2 năm ở đây mà lấy được bằng Cử Nhân thì chúng tôi sẽ cho các em học bổng, có nghĩa là các em không phải trả số tiền nào hết, với điều kiện là các em phải giỏi và được chấp nhận, được tuyển chọn vào Chương Trình Cao Học Chia Đôi. Các em phải học xong chương trình cao học (master degree) và chương trình tiến sĩ (Ph.D.) ở trường của chúng tôi.

Thanh Trúc : Sinh viên năm thứ hai của Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM với trình độ học lực xuất sắc nên chú ý đến việc gửi đơn cáng sớm càng tốt.

Tiến sĩ Nguyễn Cường : Nếu các em muốn vào chương trình này, trước tiên các em phải vào Trường Đại Học Quốc Tế (International University) của Đại Học Quốc Gia Việt Nam ở HCMCity. Sau khi được chọn rồi, các em phải lo vấn đề nạp đơn. Nếu các em đã ở trong chương trình rồi đó và ở cuối 2 năm rồi đó, thì bây giờ là thời điểm tốt nhất để các em bắt đầu nạp đơn, xin giấy giới thiệu của các thầy ở trong trường để các thầy chuẩn bị viết thư. Nếu gửi hồ sơ cho chúng tôi trước tháng 7 năm 2008 thì chúng tôi sẽ duyệt đơn và cho các em tất cả giấy tờ để các em đi được vào tháng 9, mà càng sớm càng tốt, có nghĩa là đừng có đợi đến tháng 7, cũng có thể nạp ngay bây giờ để chúng tôi có thể giúp được cái gì thì chúng tôi có thể giúp các em qua đây.

Thanh Trúc : Tháng Chín 2007, ba sinh viên năm thứ hai Khoa Quốc Tế thuộc trường Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM đã đến với Chương Trình Học Chia Đôi ở Đại Học Công Giáo Mỹ. Mời quí vị nghe tâm tình và cảm nghĩ của ba du học sinh chỉ mới trải qua gần ba tháng ở Hoa Kỳ:

Thắng : Dạ em là Hoàng Minh Thắng. Ở bên kia thì em học computer engineer science, bên đây học.. .. engineering.

Du : Em là Nguyễn Du. Cũng như Thắng, em cũng là sinh v iên chuyển tiếp từ Trường Đại Học Quốc Tế, nhưng mà major của em là Công Nghệ Sinh Học. Và em sẽ học Bio-Medico ạ.

Thu Trang : Em tên là Đinh Thị Thu Trang. Qua đây thì vẫn học về computer engineering ạ. Thắng : Cái trường thể hiện công nhận nó đẹp., nó rộng và các khoa đều lớn hết. Thu Trang : Thì có một chút thích thú tại vì khung cảnh mới lạ, nếu mà được sự giúp đỡ của host, nơi mà em ở, với lại được sự giúp đỡ của thầy Cường.

Du : Các bạn ở đây rất là vui vẻ và cũng giúp đỡ em nhiều về cả mặt nói tiếng Anh và cả những giờ lên lớp.

Thắng : Cái khó khăn nhất là vấn đề sinh ngữ. Nhiều khi mấy bạn nói thì em cũng chả hiểu nói cái gì. Giáo sư nói thì đôi khi có cái hiểu có cái không, thì quan trọng nhất là cái sinh ngữ.

Du : Đầu tiên khi quá Mỹ là vấn đề về ăn ở. Em không thể tìm được siêu thị nào gần nhà. Cái đó rất là khó. Hiện giờ thì em mướn nhà ở bên ngoài chứ không ở trong campus. Khó khăn thứ hai nữa là đối với em cái chuyên ngành ở Việt Nam là Công Nghệ Sinh Học, còn bên đây là chuyên về Engineer nhiều hơn cho nên em sẽ học những môn rất là khác.

Thanh Trúc : Cho tới lúc này thì các em đã bắt kịp cái gnhe được chưa hay là vẫn còn hơi lúng túng.

Thắng : Thật ra thì nếu thầy cô nói thì không sao, chứ bản thân mấy bạn bè nói thì đôi khi còn thấy khó khăn.

Du : Còn em thì thấy rất là thích khi nói chuyện với các bạn cho nên khi nào có cơ hội là nói chuyện với các bạn.

Thu Trang : Trong lớp phải cố gắng lắm em mới nghe theo kịp. Lúc mà mình nói thì mình cần phải 3 phút, trong khi người ta thì chỉ cần nửa phút là nói xong rồi cho nên cũng gặp rắc rối.

Thanh Trúc : Em hãy nói về những điều kiện mà em hội đủ để được đi chương trình này.

Thu Trang : Em học ở trong lớp điểm số thì cũng không tệ lắm, thành đứng thứ hai trong lớp. Thành ra qua đây là còn phải đầy đủ với thầy Kính ạ.

Thanh Trúc : Được biết là chương trình này tài trợ cho tụi em hết 50% học phí.

Thu Trang : Vâng ạ.50% còn lại là do bố mẹ giúp ạ.

Thắng : Em cũng trải qua nhiều khó khăn với việc xin Visa, được qua bên đây thì em hứa là mọi thử thách hoặc khó khăn gì thì em cố gắng khắc phục.

Thanh Trúc : Cái chương trình giáo dục, cái chương trình học mà các em đang theo đuổi ở Hoa Kỳ có cái gì khác biệt vớí lại cách học ở bên Việt Nam?

Du : Cái đầu tiên ở bên đây chú trọng vào phần thực tiễn nhiều hơn. Cái bài tập thì được áp dụng ngay lập tức nên em nghĩ có thể là cách nhớ cách hiểu nó sâu hơn. Tới đây thì có lẽ mình được tranh luận nhiều hơn với giáo sư.

Thắng : Học sinh bên đây thì rất là hoạt động. Về mặt làm nhóm cho những project có nhiều mặt rất là hay hơn ở Việt Nam. Việt Nam thì chưa vận dụng nhiều vào project trong chương trình học.

Thu Trang : Môi trường ở đây tỏ ra tốt hơn ạ. Lúc em học ở Việt Nam, em học rất nhiều. Một học kỳ có khi phải học đên 8 môn. Về mặt kiến thức, về lý thuyết của nó thì rất là phức tạp. Nhiều lúc tụi em chỉ học chay thôi chứ không có thực hành ạ. Nhiều lúc làm việc rất khó cho nên đến lúc thi có nhiều vấn đề tiêu cực mà thật ra em cũng không muốn nói đến. Nếu mà em học ở Việt Nam em thấy là không thực tế, em phải học nhiều môn mà em không hiểu học để làm gì. Vậy mà vẫn phải học và phải thi ạ. Cho nên giống như trong một tâm trạng bắt buộc thì cũng không hay.

Ở đây học thì áp dụng thực hành nhiều hơn, với lại có sự giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên, với lại giữa sinh viên với sinh viên. Ví dụ như là môn đầu tiên em học giới thiệu về chương trình kỹ sư thì ở đó em cũng thực hành giống như là chế tạo robot ạ. Hay là học về ráp thì tụi em có bắn cung, cũng vui lắm ạ. Chương trình học cũng không đến nỗi nặng. Không bắt buộc phải học thuộc lòng hay là vật lôn với những kiến thức phức tạp ạ.

Thanh Trúc : Đi qua được 2 năm các em tốt nghiệp cử nhân rồi đó, nếu mà xuất sắc thì các em được học bổng để học cao hơn, các em có nhắm tới cái đích đó không?

Du : Dạ bắt buộc. Qua đây thì cố gắng thôi.

Thắng : Cái mục đích em qua đây là học hết cử nhân và hoàn thành master bên đây.

Thu Trang : Dĩ nhiên là em nhắm tới cái đích đó và nhắm tới những cái khác nữa.

Thanh Trúc : Như vậy thì nếu có học bổng để học lển lấy master degree (thạc sĩ) hay là tiến sĩ rồi em có nghĩ rằng em sẽ quay về nước hay là em ở đây để làm việc?

Thu Trang : Cho dù có lấy được học bổng thạc sĩ, tiến sĩ hay là không lấy được đi nữa thì chắc chắn em sẽ về nước vì gia đình em ở đó ạ. Vì đất nước đó là đất nước của em mà.

Thanh Trúc : Theo thống kế của Viện Giáo Dục Quốc Tế của Hoa Kỳ thì Việt Nam bây giờ lên hàng thứ 20 của những quốc gia có nhiều sinh viên qua Hoa Kỳ học. Nếu như số sinh viên đó qua đây du học rồi lựa chọn sự ở lại đây mà không trở về nước nứa đó thì các em nghĩ làm thế nào để cho các sinh viên du học thành đạt rồi họ có ước vọng bỏng cháy là quay trở về Việt Nam làm việc ở trong đất nước Việt Nam của mình.

Du : Nhưng mà cái vấn đề có quan trọng lắm không khi mà một sinh viên thành đạt và khi mà ở đất nước Hoa Kỳ hoặc là ở Việt Nam đều có ước vọng là giúp đỡ nước nhà. Hai vấn đề này cũng không quan trọng lắm. Khi mà một sinh viên nào đó có ước vọng cực kỳ muốn giúp đỡ nước nhà thì họ sẽ tìm mọi cách để giúp.

Thanh Trúc : Thắng !

Thắng : Em nghĩ ít nhất thì bên Việt Nam mình cho cái lương và đãi ngộ cho xứng đáng một tí. Không cần phải cao so với bên này nhưng chỉ cần đáp ứng cho người ta đủ sống, cho xứng đáng với công sức người ta học ở bên đây, thì em nghĩ người ta sẽ trở về nhiều hơn.

Thanh Trúc : Các em là những sinh viên xuất sắc được đào tạo ở đây mà khi trở về nước thì các em có thể có được cái môi trường hoạt động, cái môi trường làm việc, đáp ứng được với trình độ học vấn cũng như là sự mong ước phục vụ đất nước của các em không?

Thắng : Em nghĩ chắc trong vòng 10 hay 20 năm tới chắc chắn sẽ được, bởi vì mấy cái tập đoàn quốc tế cũng đã đầu tư vô Việt Nam rất nhiều. Ví dụ như mới đây là Intell.

Du : Em cũng đồng ý với ý kiến của Thắng, nhưng mà đối với mục đích của am khi mà qua bên đây em nghĩ nếu có cơ hội thì các bạn nên học và hoàn thành master và kiếm một việc làm nào đó ở Mỹ, ở tại đất nước Hoa Kỳ, rồi từ Hoa Kỳ này ta sẽ tìm những cách nào đó để giúp đỡ cho nước nhà nhiều hơn thì em nghĩ là hiệu quả hơn là sau khi đã học master xong rồi về Việt Nam.

Thu Trang : Có nhiều sinh viên đi du học cũng không có ý định trở về cho nên cũng lãng phí ạ. Nhưng mà ở trong nước có một sự kiện là những sinh viên trở về không biết là họ sẽ được làm việc ở đâu. Có những ngành mà họ học ở nước ngoài thì ở trong nước không phát triển và cũng không có chỗ để họ làm việc. Với lại có nhiều người học về những ngành học rất cao và rất thông minh, rất giỏi, được trọng dụng ở nước ngoài, đến lúc trở về Việt Nam thì họ không biết phải làm cái gì mà chỉ có thể đi giảng dạy thôi và công v iệc nghiên cứu cũng không thể thực hiện được.

Nước Mỹ, Nhật hay Trung Quốc cũng đaz đầu tư vào Việt Nam rất nhiều cho nên những sinh viên đi du học thì đa phần lúc trở về làm việc cho những công ty nước ngoài hoặc làm việc cho những công ty tư nhân. Ví dụ về ngành công nghệ thông tin thì anh thấy có nhiều công ty tư nhân đã ra sản phẩm cho Hoa Kỳ hay là những đất nước khác. Những sinh viên đi du học trở về thích làm việc trong những môi trường như vậy bởi vì lương cao, họ được tự do phát triển khả năng của mình. Có thể là số lượng những công ty như vậy vẫn còn hạn chế ạ.

Thanh Trúc : Thường tình người ta nói rằng ở bên Việt Nam du học sinh đi trong những chương trình học bổng đều là con cái của những gia đình khá giả hay có thế lực, các em nghĩ điều này đúng được bao nhiêu chục phần trăm?

Thắng : Điểm này thì em công nhận thực tế là có thật. Những gia đình giàu có và thế lực thì có khả năng đưa con em ra nước ngoài học ở mấy trường danh tiếng, còn bao nhiêu phần trăm thì em không biết được.

Thanh Trúc : Du thì sao?

Du : Cái này thì em không biết cho nên em không trả lời được.

Thu Trang : Cái đó cũng đúng một phần tại vì một số công ty lớn tạo ra một số học bổng và lựa chọn những người tài trong nước đi và có một số sinh viên đó là con em của viên chức nhà nước được cái học bổng đó mà thực sự tài năng của họ không có gì. Nhưng mà sự kiện đó được báo chí phanh phui và những sinh viên đó phải trở về nước và gia đình của những sinh viên đó phải trả lại tiền đã được cung cấp.

Thật ra là có những sinh viên rất nghèo nhưng có những chương trình trong nước đã tuyên dụng những sinh viên giỏi ạ. Rồi sau đó những người đó được những công ty tài trợ để cho đi du học.

Với lại trong kỳ thi đại học nữa, những thủ khoa và á khoa gì cũng được nhà trường tạo điều kiện cho đi du học, ví dụ như trong trường Bách Khoa hay là Khoa Học Tự Nhiên, nếu sau khi tốt nghiệp mà được loại giỏi cũng được tạo điều kiện đi du học ạ.

Việc đi du học không chỉ là cơ hội dành cho người khá giả hay là con nhà quyền quý mà cơ hội dành cho những người giỏi ạ.

Thanh Trúc : Người ta nói đi một ngày đàng học một sàng khôn. Em thấy cái "một sàng khôn" của em đó là cái gì?

Thu Trang : Có lẽ khả năng em là hạn chế. Khi đến đây em còn muốn tìm hiểu về con người ở đây, cách mà họ làm giàu, cách họ sống. Tại sao đất nước Mỹ trở thành một đất nước giàu mạnh như vậy ạ.

Thắng : Thực ra em thấy nguời Mỹ đây cũng rất là lịch sự và cũng giúp đỡ người khác rất nhiều.

Quí thính giả vừa nghe về Chương Trình Học Chia Đôi với ba du học sinh trong nứơc được chọn qua Đại Học Công Giáo Mỹ.

Mục Đời Sống Khắp Nơi đến đây xin tạm ngưng. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.