Châu Phi và những mối quan tâm của Đức Thánh Cha

Trong lúc trao đổi thư tín với Nữ Thủ Tướng Đức Merkel, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự viện trợ cho Châu Phi Lục Địa

VATICAN CITY (Zenit.org).- Bằng việc đưa Phi Châu ra trường chính trị quốc tế, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI mang đến hy vọng "về một thế giới công bình hơn," đó là lời nhận xét của vị Giám Đốc Trung Tâm Truyền Hình Vaticăn (CTV).

Cha Federico Lombardi, S.J. đưa ra lời nhận xét trên trong chương trình tin tức mới nhất của Vaticăn có tên là "Octava Dies," qua đó Cha đưa ra lời nhận xét về việc trao đổi thư tín giữa Đức Thánh Cha và Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel.

Các lá thư này đã được Vaticăn cho xuất bản vào ngày 23 tháng 4 vừa qua.

Trong lá thư đề ngày 16 tháng 12 của Đức Thánh Cha gởi cho Nữ Thủ Tướng Merkel, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc tái cam kết quốc tế nhằm giúp đỡ cho các vấn nạn tại những quốc gia nghèo nhất, đặc biệt là những quốc gia thuộc Phi Châu.

Cha Lombardi nói: "Lá thư của Đức Thánh Cha nhằm mục đích củng cố và khích lệ thêm về những dự tính lạc quan do vị Chủ Tịch (gốc Anh Quốc) của Cộng Đồng Châu Âu đưa ra, và mạnh mẽ tái khẳng định bởi giới lãnh đạo đương thời của Đức Quốc trước cuộc họp của các quốc gia công nghiệp phát triển cao, hay còn gọi là Khố G-8 trong tháng 6 tới này.

Các lá thư của Đức Thánh Cha và Nữ Thủ Tướng Merkel có đề cập đến rất nhiều các giải pháp cụ thể khác nhau trong bối cảnh thương mại quốc tế, có liên quan đến việc xóa nợ nước ngoài, cũng như những giúp đỡ khác cho sự phát triển về mặt y tế, lẫn việc giảm thiểu các vụ mua bán võ trang."

Vị phát ngôn viên của Tòa Thánh nói rằng sự trao đổi này chính là "một cuộc đối thoại cấp cao để qua đó viễn ảnh về sự nổ lực quốc tế thật sự nhằm hướng về một thế giới công chính hơn, nhận được sự hổ trợ đích thực cũng như sự khích lệ về mặt đạo đức luân lý từ vị có thẩm quyền cao nhất trong Giáo Hội."

Cha Lombardi nói tiếp: "Trong thế giới ngày nay, phần lớn các quốc gia thuộc Châu Phi Lục Địa, hiện đang tự rơi vào sự nghèo đói thê thảm với những triển vọng rất mờ nhạt để hướng nhìn về tương lai.

Nổ lực của các dân tộc có liên quan là rất cần thiết nhằm làm đổi thay tình hình, thế nhưng đó vẫn chưa đủ, nếu như trong thế giới tự cô lập của chúng ta, những nền tảng và điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển vẫn, mà chúng ta đang có, vẫn chưa được thành hình ra tại các quốc gia nghèo khổ này.

Châu Phi cần đến sự cam kết của tất cả mọi người dân trong Châu Lục của mình, và đồng thời cũng rất cần đến sự chú ý về mặt kinh tế lẫn chính trị của các quốc gia khác trong việc hướng đến tình đoàn kết và sự công bình ở tầm mức quốc tế."

Vị phát ngôn viên của Tòa Thánh còn cho biết thêm rằng: "Những lá thư của Đức Thánh Cha và Nữ Thủ Tướng Merkel chính là một dấu hiệu hy vọng cho một thế giới quân bình hơn."