CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG PHÁP QUỐC 2007 (3)



Một dân tộc phải có tự do mới có dân chủ. Sự dân chủ, tuy vô giá, nhưng việc thực hành quyền dân chủ luôn đòi hỏi những chi phí phải trả. Người dân làm chủ Đất Nước, trực tiếp trao nhiệm vụ chánh trị cho các dân cử để điều hành quốc sự. Do dó, ngân sách quốc gia có bổn phận tài trợ một cách công bằng để các chính đảng có phương tiện sinh hoạt và đào tạo các chính trị gia. Nước Pháp là một quốc gia có một nền dân chủ lâu đời, đã có những đạo luật cho phép sự trợ cấp đời sống chánh trị (le financement de la vie politique) và sự trợ cấp những ứng cử viên tham gia các cuộc tranh cử chính trị.

I. TÀI CHÁNH CỦA CÁC CHÁNH ĐẢNG.



A. Những chi tiêu của các chánh đảng.

Cung nhu các Hiêp hội, thành lập theo luật ngày 01.07.1901, các chánh đảng phải đối đầu với những chi tiêu đủ loại như thuê trụ sở và các văn phòng trực, những chi phí về văn phòng, trả lương nhân viên… Nhất là khi đề cử ứng cử viên tranh cử Tổng thống như ba ứng cử viên đã chi nhiều nhất trong cuộc chạy đua năm 2002 : ông Jacques Chirac : 18 030 826€; ông Lionel Jospin :

12 506 834€ và ông Jean-Marie Le Pen : 12 050 718€.

Do phải giới thiệu cho ứng cử viên cùng cho đảng mình, những chi phí vì dân chủ của các chánh đảng đã gia tăng đáng kể từ khi thành lập Đệ Ngũ Cộng hòa.

B. Những nguồn thu của các chánh đảng.

Để cân bằng ngân quỹ, các chánh đảng có hai nguồn thu chính :

1. Nguồn thu tư nhân.

Nhu các Hiêp hội, các chánh đảng được quyền nhận niên liễm của các đảng viên. Tuy nhiên số tiền thu nầy không đáng kể nên các chánh đảng yên cầu những đảng viên giữ một (hay nhiều) chức vụ dân cử đóng một số tiền đáng kể hơn.

Các chánh đảng chỉ được phép nhận tiền biếu từ các thể nhân, nhưng cấm từ những pháp nhân (điều 16 luật ngày 19.01.1995. Các số tiền biếu cũng như niên liễm có thể được trừ thuế 66% những số tiền này trong giới hạn 20% lợi tức tính thuế với điều kiện số tiền phải trả qua trương mục ngân hàng, tức bằng chi phiếu, chuyển trương,…

2. Nguồn thu từ ngân sách.

Những dự trù trong các luật năm 1988 và sau đó về việc tài trợ các chánh đảng theo hai tiêu chuẩn :

  • a. Kết quả bầu cử Quốc hội cho những đảng có ứng cử viên tranh cử tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử (circonscriptions) theo luật ngày 20.02.1993.
  • b. Tỉ lệ theo số dân biểu và nghị sĩ thuộc từng chính đảng.
Ngoài ra, luật ngày 19.01.1995 chấp thuận một trợ giúp công và khoán cho các đảng tham dự bầu cử Quốc hội với điều kiện đã nhận, trong năm, những số tiền biếu đến từ 10000 người (trong đó có 500 dân cử) với tổng số tiền tối thiểu là 15000€. Trái lại, các đảng không tuân theo luật ngày 06.06.2002 về số ứng cử viên nam nữ phải bằng nhau, số tiền trợ giúp công sẽ bị trừ bớt.

Một nghị định được đăng vào Công báo ngày 07.05.2003 đã ấn định số tiền trợ giúp phân phối tới 66 đảng và nhóm chánh trị năm 2003 là 73, 2 triệu euros. Với 526 dân biểu và nghị sĩ, đảng UMP đã nhận được 33,40 triệu euros, nhưng bị trừ đi gần 4 triệu euros vì không tôn trọng luật ngày 06.06.2002 đã nói trên. Kế đến, liên đảng PS-PRG với 19,60 triệu euros (235 dân biểu và nghị sĩ), Front national được 4,60 triệu euros (0 dân biểu hay nghị sĩ, nhưng có nhiều ứng cử viên tranh cử Quốc hội năm 2002), UDF nhận 4,30 triệu euros (61 dân biểu và nghị sĩ), Cộng sản Pháp được 3,70 triệu euros (41 dân biểu và nghị sĩ).

3. Sự minh bạch bắt buộc.

Để bảo đảm sự minh bạch về tài chính của các chánh đảng, hai ủy ban đã được thành lập :

- Ủy ban quốc gia những Tài khoản vận động bầu cử và tài trợ chánh trị (Commission Nationale des Comptes de Campagne et des Financements politiques) bởi luật ngày 15.01.1990, có nhiệm vụ kiểm soát tài khoản của các chánh đảng và cho đăng vào Công báo.

- Ủy ban phụ trách sự Minh bạch của Đời Sống chánh trị (Commission pour la Transparence de la Vie politique) do luật ngày 11.03.1998 thẩm tra và phát hiện những vị dân cử đã làm giàu bất thường nhờ vào chức vụ.

II. TRỢ CẤP TÀI CHÁNH TRANH CỬ.

A. Chi phí tổ chức bầu cử Tổng thống.

Các số liệu trong các kỳ tuyển cử vừa qua, do Bộ Nội vụ thành lập, cho thấy những con số chi tiêu như sau :



  • - Chi phí vận động bầu cử chiếm phần lớn tổng số chi bầu cử (50%);
  • - 33% tổng số chi bầu cử được dùng vào việc tổ chức ngày bầu cử như việc thực hiện các bao thư gởi truyền đơn của ứng cử viên đến nhà cử tri, thiết lập phòng đầu phiếu;
  • - 17% những chi phí hành chánh và tổ chức đầu phiếu ở hải ngoại.
B. Mức chi tiêu tối đa để ngân sách quốc gia hoàn trả.

Sắc lệnh số 2007-140 ngày 01.02.2007 ấn định tổng số chi tối đa cho từng ứng cử viên vòng đầu cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22.04.2007 là 16,166 triệu Euros và hai ứng cử viên tranh cử vòng hai là 21,594 triệu Euros.

Ngay từ ngày 20.03.2007, sau khi 12 ứng cử viên được Hội đồng Hiến pháp, mỗi người đã nhận một số tiền tạm ứng bồi hoàn là 153 000€.

C. Ba mức bồi hoàn.

Theo điều 3 luật ngày 06.11.1962 về tuyển cử Tổng thống theo thể thức phổ thông đầu phiếu qui định về việc ngân sách quốc gia bồi hoàn chi phí tranh cử cho các ứng cử viên như sau :

  • - 1 phần 20 tổng số chi tối đa cho vòng 1 nếu ứng cử viên thu được dưới 5% số phiếu hợp lệ trong vòng bầu thứ nhất;
  • - phân nửa tổng số chi tối đa cho vòng 1 nếu ứng cử viên thu được từ hay trên 5% số phiếu hợp lệ trong vòng bầu thứ nhất;
  • - phân nửa tổng số chi tối đa cho vòng 2 cho hai ứng cử viên tham dự vòng bầu này.
Ap dụng cho kỳ tuyển cử Tổng thống năm 2007 :

  • - 1 phần 20 tổng số chi tối đa cho vòng 1 khi ứng cử viên thu được dưới 5% số phiếu hợp lệ trong vòng bầu thứ nhất : 16 166 000 x 5% = 808 300€;
  • - phân nửa tổng số chi tối đa cho vòng 1 khi ứng cử viên thu được từ hay trên 5% số phiếu hợp lệ trong vòng bầu thứ nhất :
  • 16 166 000 x 50% = 8 083 000€;
  • - phân nửa tổng số chi tối đa cho vòng 2 cho hai ứng cử viên tham dự vòng bầu này : 21 594 000 x 50% = 10 797 000€.
3. Mức thu được phép.

Mỗi ứng cử viên được phép nhận các số tiền biếu không quá 20% tổng số chi tối đa. Như vậy, các ứng cử viên tham dự vòng 1 được nhận :

16 166 000 x 20% = 3 233 200€ và hai ứng cử viên tham dự vòng 2 được nhận : 21 594 000 x 20% = 4 318 800€.

Mỗi người được quyền tặng cho một hay nhiều ứng cử viên trong một cuộc bầu cử số tiền tối đa là 4 600€ (bộ luật bầu cử điều L.52-8). Chỉ những số tiền tặng không quá 150€ mới được đưa bằng tiền mặt.

4. Sự minh bạch bắt buộc.

Điều L.52-8 bộ luật bầu cử ấn định « trể nhất là trước 18 giờ ngày thứ sáu thứ chín sau ngày bầu cử có kết quả chung cuộc », mỗi ứng cử viên đệ nạp tại Ủy ban quốc gia những Tài khoản vận động bầu cử và tài trợ chánh trị sổ sách kế toán và các chứng từ liên hệ đến việc vận động tranh cử của mình

Áp dụng điều trên cho cuộc bầu cử Tổng thống năm nay, các ứng cử viên phải đệ nạp các sổ sách chứng từ đòi hỏi trước 18 giờ ngày thứ sáu 22.06.2007, nếu chỉ có một vòng bầu cử, hay trước 18 giờ ngày thứ sáu 06.07.2007, nếu phải tổ chức vòng hai.