Ngày cuối cùng trong tuần linh thao Giáo Hoàng

VATICAN (Zenit.org).- Sự cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn Gietsêmani, sự chết của Người trên núi Sọ, và sự phục sinh của Người là trọng tâm của hai bài giảng trong ngày cuối linh thao giáo hoàng.

Đức Hồng Y Marco Cé, thượng phụ hưu trí Venice, hôm nay tiếp tục hướng dẫn những suy gẫm trong tuần tỉnh tâm thiêng liêng tại Vatican, có sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và các cộng sự viên của ngài trong Giáo Triều Roma.

Sáng nay hồng y bắt đầu suy tư về sự cô tịch Chúa Giêsu cảm nghiệm trong Vườn Cây Dầu và sự gắn bó của Người với ý muốn Chúa Cha.

"Sự hấp hối trong vườn Gietsemani cho phép chúng ta đi vào 'trong' mầu nhiệm Thương Khó, hiểu được cốt lõi và cốt lõi là sự này: Người sãn sàng hiến mình cho tới chết".

"Những nét đặc điểm hóa sự cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn Gietsemani là sự đau khổ tâm lý quá lớn lao, sự cô đơn hoàn toàn của Chúa Giêsu, sự suy sụp của tất cả công trình của Người và, đồng thời, sự phù hợp triệt để của ý muốn Người với ý muốn Chúa Cha".

Chúa Giêsu vẫn "cô đơn cách thê thảm" trong vườn Gietsemani khi sự chết gần kề. Chúa Giêsu xin cho khỏi uống "chén" thương khó nhưng chấp nhận không dè dặt quyết định của Chúa Cha.

"Không có sự cầu nguyện nào nhân bản và đau đớn hơn sự cầu nguyện này, nhưng đồng thời không có một hành vi bỏ mình nào có tính hiếu tử hơn sự bỏ mình này".

Sự chết của Chúa Giêsu vì tình yêu thực hiện đầy đủ chương trình cứu độ như Chúa Cha muốn từ thuở đời đời".

Ánh sáng Phục Sinh

Đức Hồng Y ghi chú rằng viên bách quản đứng trước Đấng Chịu Đóng Đinh, khi thấy Người chết cách này, đã nói: " 'Người này thật là Con Thiên Chúa.' Trong sự tuyên xưng đức tin của viên bách quản người ta đã thấy ánh sáng Phục Sinh chiếu sáng."

Trong bài suy gẫm thứ hai, Đức Hồng Y Cé suy tư về tám câu đầu của đoạn cuối Tin Mừng Thánh Matthêu, trong đó được diễn tả sự kinh ngạc của các người nữ trước ngôi mộ trống.

Người thanh niên loan báo cho các bà sự phục sinh của Chúa Kitô và nói với các bà là Người chờ đợi các môn đệ của Người tại Galilé.

"Sự kết thúc này của Maccô chắc chắn gây ngạc nhiên. Việc sai tới Galilé, nơi đã bắt đầu sự loan báo Tin Mừng, xem ra qui chiếu về một sự bắt đầu mới, sự bắt đầu của Giáo Hội đưa mầu nhiệm của Chúa Giêsu tới sự viên mãn trong thời gian."

Trong trang Tin Mừng này "có hành vi đức tin biến chúng ta thành Kitô hữu".

Chính "Tin Mừng" lấy tên từ lúc này: " Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, là 'tin mừng' tùy thuộc chính xác vào sự kiện Đấng Chịu Đóng Đinh không ở trong mồ nhưng, ngược lại, đã trỗi dậy"..

"Người mà mọi người coi như một thất bại thật sự là Con Thiên Chúa, như Người đã nói. Toàn diện Tin Mừng Maccô được hiểu từ biến cố Phục Sinh. Sự dữ đã bị chinh phục và với nó sự chết, là dấu ấn sự dữ."

Hai ngàn năm sau, mỗi người Kitô hữu phải sống lại sự kinh ngạc của các người nữ trước ngôi mộ trống.

"Nếu đức tin vào sự phục sinh của Đấng Chịu Đóng Đinh mà bị hoang mang, niềm hy vọng của chúng ta sụp đổ ngay. Sự dữ vẫn là chúa lịch sử và chúng ta ở trong tay sự tuyệt vọng".