Văn bản hướng dẫn của Tòa Thánh liên quan tới việc kinh lý các Chủng Viện tại Hoa Kỳ (Phần Cuối)

7. Việc Giáo Dục Tri Thức

Hệ thống đào tạo tri thức cho các ứng viên vào thiên chức linh mục tại Hoa Kỳ, cùng với hai bộ môn triết học và thần học thường được giảng dạy trong nhiều học viện khác nhau, điều này có nghĩa là các Kinh Lý Viên sẽ phải tùy từng trường hợp để chọn ra những câu hỏi phù hợp với tình hình cụ thể của từng chủng viện mà Đoàn Kinh Lý đến thăm viếng.

Giả định rằng, đối với các chủng viện đào tạo ở cấp Đại Học, thì những câu trả lời sẽ xoáy vào việc học về hai bộ môn triết học và nhân bản vị, trong khi đó, đối với các chủng viện chuyên về thần học, thì cuộc kinh lý sẽ xoay quanh vào các đề tài có liên quan đến thần học. Các Kinh Lý Viên cần tham khảo các văn kiện có liên quan của Tòa Thánh, như đã được trình bày trong Phần A.3.

(1) Có phải tất cả những khóa về triết học hoặc thần học được giảng dạy ngang bằng nhau cả về khoảng thời gian lẫn việc đào sâu các tài liệu có liên quan không? Quý Vị có tìm ra được điểm thiếu xót nào trong các chương trình giảng dạy đó không?

(2) Có phải các chủng sinh có đủ khả năng để có thể đối thoại cả trên bình diện tri thức lẫn trên bình diện đương đại của xã hội không? Liệu những học hỏi đó có thể giúp các chủng sinh đáp trả được với chủ nghĩa chủ quan đương đại, và cụ thể là với thuyết tương đối luân lý học không? (Câu hỏi này phải được trả lời.)

(3) Liệu các chủng sinh có nhận được một nền giáo dục toàn diện và vững chắc về những giáo điều Công Giáo và thần học luân lý không? Có sự chú trọng cụ thể nào trong việc hiệp nhất những hiểu biết trên với việc học hỏi về thần học không? Liệu các chủng sinh có được giảng dạy để biết yêu mến và trung thành với những giảng dạy Truyền Thống của Giáo Hội cũng như với những giảng dạy của Đức Giáo Hoàng không? Làm cách nào để có thể giúp các chủng sinh biết hội nhập những hiểu biết về thần học vào trong đời sống tâm linh của họ?

(4) Có phải học thuyết về luân lý được giảng dạy đúng với những văn kiện của Tòa Thánh - cụ thể là các văn kiện về Hiến Chế như: Humane vitae (về Bản Vị Sự Sống, năm 1968); Veritatis Splendor (về Hào Quang của Sự Thật, 1993); và Evangelium Vitae (tức về Phúc Âm của Sự Sống, 1995); Bản Tuyên Ngôn Persona humana (về Nhân Bản Vị Con Người, 1975); và Nghị Định Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có nhan đề Việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Những Người Đồng Tính Luyến Ái (1986) không?

(5) Liệu các sách tài liệu có phù hợp với những giảng dạy của Giáo Hội không?

(6) Liệu các Giáo Sư có được chuẩn bị kỹ càng cả về mặt tri thức lẫn về mặt học thuyết không?

8. Việc Giáo Dục Về Mục Vụ

(1) Thần học về mục vụ có được giảng dạy cho các chủng sinh không? Và được giảng dạy bởi ai?

(2) Biết rằng những kinh nghiệm mục vụ về việc lâm sàng vẫn còn tồn tại ra đó, thì liệu “chiếu kích mang tính Công Giáo và bí tích của việc chăm sóc mục vụ….. có được hội nhập vào trong tất cả những chương trình như vậy để cho các chủng sinh có thể tham dự vào” không?

(3) Ai là người chịu trách nhiệm về những kinh nghiệm mục vụ của các chủng sinh? Những kinh nghiệm về mục vụ của các chủng sinh được đánh giá như thế nào?

(4) Liệu các chủng sinh có chứng tỏ cho thấy rằng họ có một lòng nhiệt huyết tông đồ không?

(5) Liệu các chủng sinh có được một “tinh thần Công Giáo” - tức một sự nhận thức và biết ơn đến Giáo Hội Hoàn Vũ, vượt cả phạm vi của các chủng viện và các hội dòng không?

(6) Liệu học viện có giảng dạy cho các chủng sinh để họ có thể hiểu biết đúng đắn về vai trò của những người phụ nữ trong đời sống của giáo hội không? Liệu các chủng sinh có hiểu được đâu là những mẫu gương về sự hợp tác giữa giáo sĩ và giáo dân không? Liệu phân khoa và các sinh viên có biết đến những văn kiện của Đức Thánh Cha có liên quan đến những chủ đề kể trên không?

9. Việc Tiến Cử vào Thiên Chức Linh Mục

(1) Liệu các ứng viên cho Thiên Chức Linh Mục có được xem xét kỹ lưỡng theo đúng với CIC Khoản 1024-1052 không?

(2) Nói một cách cụ thể, chủng việc có kiểm tra xem liệu có những trở ngại hay những điều dị biệt nào đối với các ứng viên chuẩn bị lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục, đặc biệt là những ứng viên có ơn gọi trể không? (Câu hỏi này phải được trả lời một cách rất đầy đủ và chi tiết).

(3) Liệu các ứng viên có hoàn thành đầy đủ những khóa học theo đúng với qui định của chương trình trước khi được phong chức không?

(4) Liệu sự kết nối có được tuân thủ: giữa việc ứng viên trở thành thầy tu cấp dưới và việc ứng viên được phong chức trở thành thầy trợ tế; và giữa việc ứng viên đã trở thành thầy trợ tế với việc ứng viên sắp lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục không?

10. Chức Năng của Chủng Viện với Vị Vừa Được Thụ Phong Chức Linh Mục

Liệu chủng viện có hổ trợ trong việc đào tạo dài hạn cho những vị tân chức không? Và bằng cách nào?

11. Những Vấn Đề Quan Tâm Khác

Các Kinh Lý Viên nêu ra cho Tòa Thánh biết bất kỳ những quan ngại nào mà Đoàn Kinh Lý tìm hiểu hay có được về chương trình đào tạo linh mục của chủng viện.

(Hết.)