Văn bản hướng dẫn của Tòa Thánh liên quan tới việc kinh lý các Chủng Viện tại Hoa Kỳ (Phần 2)

Phần A: Phần Giới Thiệu

3. Các Văn Kiện Tham Khảo

Cuộc kinh lý sẽ được đặc biệt hướng dẫn theo những văn kiện của Tòa Thánh có liên quan đến việc đào tạo linh mục. Một danh sách các văn kiện đó, được đính kèm trong phần Phụ Lục.

Nói một cách cụ thể, thì Tông Huấn Pastores Dabo Vobis (có liên quan đến việc Đào Tạo Các Linh Mục), và phiên bản mới nhất về “Chương Trình Đào Tại Linh Mục” của Hoa Kỳ, Ratio nationalis institutionis sacerdotalis, sẽ được dùng như là những chỉ dẫn cho cuộc kinh lý.

Phần B: Các Chủ Đề Được Nêu Ra Trong Suốt Cuộc Kinh Lý

Những câu hỏi sau đây được liệt kê ra những là những hướng dẫn cho các Kinh Lý Viên. Để hoàn thành Bản Báo Cáo gởi về Tòa Thánh, các Kinh Lý Viên nên theo sát 11 chủ đề sau. Nếu một câu hỏi nào đó mà Kinh Lý Viên thấy không có mang tính thực tế, thì có thể bỏ qua, mặc dầu phần lớn các câu hỏi - như được nêu ra sau đây - phải được trả lời. Hơn nữa, các câu hỏi này không phải là quá sức. Các Kinh Lý Viên nên dùng những phán đoán hay hiểu biết riêng của mình để thực hiện những cuộc kinh lý mang tính cách riêng rẽ.

1. Khái Niệm Về Chức Linh Mục

(1) Có phải học thuyết về chức linh mục được chủng viện trình bày theo đúng với những giảng dạy của Giáo Hội không? Phân khoa và các chủng sinh có chấp nhận việc giảng dạy đó không? Nói một cách cụ thể, liệu những văn kiện quan trọng nhất về chức linh mục có được các thành viên của khoa và các chủng sinh biết đến không? Có một khóa học cụ thể nào nói về chức linh mục không?

(2) Liệu việc hiểu biết một cách đúng đắn về chức linh mục cũng còn được giảng dạy trong các khóa học khác, và được phản ánh qua các chương trình giáo dục về tâm linh và mục vụ không?

(3) Ở nơi các Dòng đào tạo các ứng viên vào thiên chức linh mục, làm thế nào mà ơn gọi tu trì của Dòng được hội nhập vào việc đào tạo thiên chức linh mục cho các ứng viên?

2. Việc Cai Quản Chủng Viện

(1) Làm thế nào mà Đức Giám Mục hay vị Bề Trên Giám Tỉnh thực hiện quyền cai quản của mình một cách có hiệu quả tại chủng viện?

(2) Liệu Đức Giám Mục hay vị Bề Trên Giám Tỉnh có thăm viếng chủng viện và các sinh viên của mình một cách thường xuyên không?

(3) Cảm nhận của Quý Vị như thế nào về các thành viên của phân khoa? Cha Giám Đốc Chủng Viện thực hiện quyền bính của Ngài như thế nào? Liệu các thành viên của phân khoa có được chuẩn bị kỹ càng trước khi đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy không? Liệu Cha Giám Đốc Chủng Viện và các Giáo Sư có tuyên xưng đức tin của mình theo đúng với “coram Loci Ordinario eiusve delegate,” tức theo đúng với CIC Khoản 833 không?

(4) Có sự trao đổi hài hòa theo đúng với đường hướng giáo hội về chương trình huấn luyện giữa các thành viên của phân khoa với nhau không? Liệu họ có thật sự chứng tỏ cho thấy sentire cum Ecclesia không? Liệu họ có đưa ra được bằng chứng gương mẫu về đời sống chứng tá của linh mục không?

(5) Liệu các thành viên của phân khoa còn có thêm những nhiệm vụ nào khác ngoài những nhiệm vụ giảng dạy chính yếu của tại chủng viện không?

(6) Liệu có một sự phân chia rõ ràng giữa lãnh vực chuyên môn và chương trình của chủng viện, tức chủng viện được xem như là một học viện chỉ dành cho việc đào tạo các ứng viên vào thiên chức linh mục mà thôi không?

(7) Liệu có một chính sách rõ ràng nào trong việc bãi nhiệm bất kỳ một thành viên nào của phân khoa nếu như vị ấy chống lại những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội hay có những hành vi không xứng đáng là những gương tốt cho các linh mục tương lai không?

3. Các Chính Sách về Tuyển Nhận Ứng Viên

(1) Liệu các ứng viên của giáo phận có nhận được sự huấn luyện nào đó trước khi được cho gia nhập vào chủng viện, chẳng hạn như ở vào giai đoạn dự bị không?

(2) Đâu là những tiêu chuẩn để tuyển nhận các ứng viên vào chủng viện? Làm thế nào để biết được việc rà soát có phù hợp với những qui định đề ra của CIC Khoản 241.1? Cụ thể là, chủng viện có xem xét ứng viên có đủ những tố chất nhân bản trong việc trở thành những ứng viên vào Thiên Chức Linh Mục hay không?

(3) Liệu trong tiến trình tuyển nhận, ứng viên có được kiểm tra về mặt tâm lý không? Nếu có, thì xin cung cấp đầy đủ các chi tiết. (Câu hỏi này phải được trả lời).

(4) Liệu những quy định được nêu ra trong CIC Khoản 241.3 và Chỉ Dẩn vào năm 1996 của Các Hội Đồng Giám Mục Về Việc Tuyển Nhận Vào Chủng Viện Các Ứng Viên Đến Từ Các Chủng Viện Khác hay Các Hội Dòng Khác có được tuân thủ một cách chặt chẽ không?

(5) Làm thế nào mà Đức Giám Mục hay vị Bề Trên Giám Tỉnh có thể kiểm tra về nguồn gốc của các ứng viên đến từ các nước khác, cụ thể có liên quan đến việc những ứng viên trước đây đã được vào chương trình huấn luyện hay không?

(6) Theo nhận xét của Quý Vị, liệu còn có những thiếu xót nào không trong các chính sách tuyển nhận các ứng viên vào chủng viện?

4. Các Chủng Sinh

(1) Đâu là những ấn tượng chung của Quý Vị về các chủng sinh?

(2) Liệu các chủng sinh hay các thành viên của phân khoa có những mối bận tâm nào về đời sống luân lý của những ai hiện đang sống trong học viện? (Câu hỏi này phải được trả lời).

(3) Liệu có những bằng chứng nào về sự đồng tính luyến ái trong chủng viện không? (Câu hỏi này phải được trả lời).

5. Việc Giáo Dục Nhân Bản

(1) Làm thế nào mà việc giáo dục về nhân bản cho các chủng sinh được hội nhập vào chương trình đào tạo thiên chức linh mục cho các chủng sinh? Làm thế nào mà những phẩm chất về nhân bản được liệt kê trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis (43-44) được khuyến khích cổ võ trong đời sống chủng viện?

(2) Liệu các chủng sinh có khuynh hướng tìm tòi về những công trình uyên bác không?

(3) Liệu có một Quy Luật về Cuộc Sống được rõ ràng nêu ra trong chủng viện, qua đó các chủng sinh được đào tạo để sống đúng với những đức tín về sự vâng lời, thanh tịnh, khó nghèo, và biết hãm mình không?

(4) Liệu các chủng sinh có biết cách sử dụng rượu, mạng Internet, truyền hình, vân vân với sự cẩn trọng và vừa phải không?

(5) Làm thế nào mà chủng viện có thể theo dõi hành vi của các chủng sinh khi họ ra ngoài chủng viện?

(6) Làm thế nào mà chủng viện có thể bảo chắc được rằng các chủng sinh học và nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình trong suốt chương trình huấn luyện và đào tạo thiên chức linh mục?

(7) Liệu thời gian nghĩ hè của các chủng sinh được dùng một cách chính đáng, theo cách giúp và dưỡng nôi ơn gọi vào thiên chức linh mục không?

6. Việc Giáo Dục Tâm Linh

(1) Liệu tất cả các chủng sinh trong chủng viện hiểu được “động cơ thần học về luật độc thân của Giáo Hội” không? Trong việc giáo dục tâm linh cho các chủng sinh, có một sự nhấn mạnh đặc biệt nào vào việc giúp dưỡng nuôi về đời sống tâm linh của thiên chức linh mục không?

(2) Những qui phạm về phụng vụ của Giáo Hội có được tuân giữ một cách trung tín không? Liệu có một sự cân bằng giữa đời sống phụng vụ của chủng viện và đời sống cầu nguyện riêng tư của các chủng sinh không? Liệu chủng viện có đúng là nơi phản ánh được bầu khí của một đời sống cầu nguyện không?

(3) Liệu tất cả các ứng viên trong chủng viện có tham dự Thánh Lễ mỗi ngày không? Liệu các ứng viên có thường hay đến viếng Chúa trong Phép Thánh Thể không? Liệu các chủng sinh có đi xưng tội thường xuyên không? Liệu các Giờ Kinh Phụng Vụ có được cử hành mỗi ngày không?

(4) Liệu có những giờ giấc được trù định dành cho việc suy niệm và việc đọc Lời Chúa không? Liệu chủng viện có khuyến khích các chủng sinh về lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh không? Cụ thể là liệu chủng viện có có võ việc lần hạt mân côi thường xuyên không? Việc Chầu và Suy Tôn Thánh Thể có được diễn ra một cách thường xuyên không? Liệu những ngày dành cho việc tĩnh tâm và suy niệm có thường diễn ra hay không? Còn những việc thể hiện lòng đạo đức sốt mến như việc Ngắm Đàng Thánh Giá, chẳng hạn, chủng viện có tổ chức không? Có thường xuyên không?

(5) Đâu là vai trò của Vị Giám Đốc Linh Hướng? Liệu chủng viện có đủ các Cha Linh Hướng cho tất cả các chủng sinh không? Liệu các chủng sinh có thường gặp các Cha Linh Hướng không? Liệu có một danh sách các linh mục, những vị đã được Đức Giám Mục xem là thích hợp trong vai trò trở thành các Cha Linh Hướng cho các chủng sinh không?

(6) Làm thế nào mà chủng viện có thể qui định ra một sự khác biệt rõ ràng giữa nội tâm và ngoại tâm? Liệu cần phải có những bước cẩn trọng nào nhằm bảo vệ tính bất khả xâm phạm của nội tâm không?

(7) Liệu chủng viện có những giáo sĩ lắng nghe giải tội thường và đặc biệt không? Liệu việc xưng tội có được diễn ra một cách thường xuyên không?

(8) Liệu chủng viện có trình bày ra một đời sống tâm linh đúng đắn không? Liệu các chủng sinh có được giáo dục về đời sống tâm linh Kitô Giáo theo những hình thức và cách viết cổ điển không? Liệu chủng viện có bị ảnh hưởng gì về những ảnh hưởng của Nhóm Thời Đại Mới và lối sống tâm linh tức thời không?

(9) Làm sao mà việc giáo dục được phối hợp một cách nhịp nhàng giữa chiều kích tâm linh với chiều kích nhân loại, và trên tất cả chính là trong lãnh vực độc thân khiết tịnh?

(10) Làm thế nào mà chủng việc có thể giúp dưỡng nuôi “sự chững chạc sâu sắc”? Các chủng sinh được giáo dục như thế nào về đời sống độc thân khiết tịnh trong các lãnh vực có liên quan đến tình bằng hữu, các mối quan hệ với con người, sự tự do của con người và việc giáo dục về luân lý lương tâm? Liệu các thành viên của phân khoa giáo dục có chú ý và dõi theo những dấu hiệu biểu lộ cho thấy “một tình bằng hữu khác thường” nào đó nơi các chủng sinh không?

(11) Theo nhận xét của các Kinh Lý Viên, liệu chủng viện có giáo dục vừa đủ để cho các chủng sinh có thể sống một đời sống độc thân khiết tịnh không? (Câu hỏi này phải được trả lời.)

(Còn tiếp thêm 1 Bài Cuối)