Văn bản hướng dẫn của Tòa Thánh liên quan tới việc kinh lý các Chủng Viện tại Hoa Kỳ (Phần 1)

BỘ HỌC VIỆN CÔNG GIÁO

(về Các Chủng Viện và Học Viện)

Instrumentum Laboris Tài Liệu làm việc cho cuộc Kinh Lý Tông Đồ các Chủng Viện và Nhà Huấn Luyện Linh Mục tại Hoa Kỳ


Phần A: Phần Giới Thiệu

1. Bản Chất và Mục Đích

(1) Thể theo yêu cầu nhân cuộc họp của các Đức Hồng Y và vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ với Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Giáo Triều Rôma vào ngày 22 tháng 4 năm 2002; các Thánh Bộ như: Thánh Bộ Đặc Trách Việc Giáo Dục Công Giáo; Thánh Bộ Đặc Trách các Tu Học Viện Đời Sống Thánh Hiến và Hội Dòng sống Đời Tông Đồ; Thánh Bộ Đặc Trách các Giáo Hội Phương Đông; và Thánh Bộ Đặc Trách Các Giáo Sĩ, với sự đồng ý của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng như sự hỗ trợ của các Thánh Bộ như: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin; và Thánh Bộ Đặc Trách việc Phụng Tự và Kỷ Luật Các Bí Tích - đã tổ chức cuộc Kinh Lý Tòa Thánh đến tất cả các chủng viện và những nơi đào tạo các linh mục tại Hoa Kỳ.

(2) Cuộc kinh lý lần này nhằm xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau trong việc đào tạo linh mục tại Hoa Kỳ, đặc biệt chú trọng vào khía cạnh đào tạo tri thức cho các chủng sinh, xem xét đến việc trung thành Huấn Truyền của Giáo Hội đặc biệt là trong lãnh vực có liên quan đến thần học luân lý, dưới ánh sáng Hiến Chế Veritatis Splendor (Sự Huy Hoàng của Sự Thật). Sự chú trọng đặc biệt cũng nhắm vào việc xem xét các tiêu chuẩn trong việc tuyển nhận các học viên, đến những chương trình giáo dục về nhân bản cũng như tâm linh, nhằm bảo chắc rằng các học viên có thể sống một đời sống thanh bạch một cách trung thành cho Vương Quốc của Thiên Chúa.

(3) Cuộc kinh lý là để đáp ứng nguyện vọng của các Đức Giám Mục Hoa Kỳ, và Tòa Thánh thực hiện cuộc kinh lý này như là cách để giúp đỡ các Đức Giám Mục Hoa Kỳ, trong việc bảo chắc rằng các chủng viện tại Hoa Kỳ và những nơi đào tạo linh mục hoạt động theo đúng với đường hướng của Giáo Hội, và đáp ứng được với những nhu cầu của thời đại ngày hôm nay.

(4) Tự bản chất của cuộc kinh lý này, là nó không thể nào có thể khám phá hết hay ít nữa cũng không thể nêu ra được hết những khía cạnh khác nhau của việc đào tạo linh mục. nhiệm vụ tiên quyết cho việc hoạt động đúng của các chủng viện và các nhà đào tạo linh mục thuộc thẩm quyền của các Đấng Bản Quyền, dẫu là Giám Mục hay Bề Trên Giám Tĩnh. Theo như những ngôn từ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Tông Huấn Pastores Gregis (Mục Tử Đoàn Chiên Chúa) thì “mỗi Giám Mục phải biết cẩn thận quan tâm đến những ai được trao phó cho công việc huấn luyện và đào tạo ra các linh mục tương lai, bằng cách đề ra những phương cách phù hợp và chính đáng nhất để chuẩn bị cho các ứng viên biết cách thi hành sứ vụ trong một nền tảng chính là cuộc sống của một cộng đồng Kitô Giáo. Đức Giám Mục sẽ không quên thăm viếng các chủng việc một cách thường xuyên, ngay cả khi có những tình huống cụ thể khiến vị đó phải liên kết cùng với các Đức Giám Mục khác, trong việc thành lập ra một chủng viện liên giáo phận, nếu cần thiết và phù hợp. Việc chân thật hiểu rõ từng ứng viên một trong việc đào tạo thiên chức linh mục là rất cần thiết đối với một vị Giám Mục. Trên cơ sở của những buổi tiếp xúc và gặp gỡ trực tiếp này, vị Giám Mục đó sẽ đảm bảo rằng các chủng viện giúp đào tạo và hình thành nên các cá tính quân bình và trưởng thành, để các ứng viên có đủ khả năng tạo ra những mối quan hệ mang tính nhân bản và mục vụ, hiểu biết về Thần Học, vững chãi trong đời sống tâm linh, và có lòng yêu mến Giáo Hội, vân vân. Khi thời gian đến, thì mỗi một vị Giám Mục sẽ thực hiện cuộc điều tra cần thiết để xem ứng viên có thích hợp cho việc lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục hay không” (số 48).

Một Bề Trên Giám Tỉnh của một Dòng cũng có nhiệm vụ tương tự cho các ứng viên trong Hội Dòng của mình, những ứng viên chuẩn bị lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục.

2. Thủ Tục

(1) Các Thánh Bộ như: Thánh Bộ Đặc Trách Việc Giáo Dục Công Giáo; Thánh Bộ Đặc Trách các Tu Học Viện Thuộc Dòng, và các Tu Hội Tông Đồ; Thánh Bộ Đặc Trách các Giáo Hội Phương Đông; và Thánh Bộ Đặc Trách Các Giáo Sĩ, sẽ chịu trách nhiệm tổ chức cuộc kinh lý. Các Thánh Bộ này đã lập ra Văn Bản Hướng Dẫn Chung này, nhằm đề ra những chỉ dẫn cho cuộc kinh lý, và cũng đồng thời lựa chọn ra các Kinh Lý Viên, giúp họ chuẩn bị qua hình thức của một buổi họp cho tất cả những ai có liên quan đến việc thực hiện cuộc kinh lý này. Sau khi điều nghiên các Bản Báo Cáo của các Kinh Lý Viên về từng học viện một, thì các Thánh Bộ tương ứng sẽ giao tiếp, về những quan sát được viết ra và những lời phê bình có liên quan đến các chủng viện và các nơi đào tạo linh mục, cho các Đức Giám Mục có thẩm quyền tương ứng. Vào cuối buổi kinh lý, sẽ có một lá thư tổng quát, gởi cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vốn trình bày về những đánh giá về tình hình giáo dục và đào tạo hiện hành các ứng viên lãnh nhận thiên chức linh mục tại Hoa Kỳ.

(2) Ngoài các Kinh Lý Viên, tất cả đều được chỉ định bởi Tòa Thánh, một Đức Giám Mục cũng đã được chỉ định như là “Vị Điều Phối” cuộc kinh lý. Nhiệm vụ của Vị đó bao gồm việc sắp xếp và tổ chức những cuộc kinh lý mang tính cách cá nhân, chẳng hạn như: vị ấy sẽ lên kế hoạch ngày/giờ cho những ai có nhiệm vụ thực hiện những cuộc kinh lý. Vị Điều Phối này sẽ không tháp tùng các Kinh Lý Viên trong những chuyến kinh lý, cũng như sẽ không nhận được một bản sao của các bản báo cáo của các Kinh Lý Viên.

(3) Về phía Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã đồng ý hỗ trợ hết mình, để cuộc kinh lý mang lại kết quả tốt đẹp. Tất cả mọi chi phí của cuộc kinh lý đều do Giáo Hội tại Hoa Kỳ đảm trách.

(4) Trước mỗi cuộc kinh lý, các Kinh Lý Viên sẽ nhận được các bản sao giới thiệu về các học viện, chương trình giáo dục đại cương, Luật Lệ về Cuộc Sống, một danh sách đầy đủ về các thành viên của các khoa, và các ứng viên (gồm cả các chi tiết có liên quan đến các giáo phận, các dòng tu xuất xứ, vân vân của các ứng viên), và tất cả những văn bản khác có liên quan.

(5) Trước mỗi lần kinh lý, phân khoa và các ứng viên đều nhận được một bản sao của Văn Bản Hướng Dẫn Chung này, để cho phép họ, có thể diễn đạt cho các Kinh Lý Viên bằng văn tự, cùng với chữ ký, cũng như các ý kiến của họ về chủng viện hay về nơi đào tạo linh mục, trước khi cuộc kinh lý diễn ra.

(6) Khi các Kinh Lý Viên đến từng chủng viện hay nơi đào tạo linh mục, các Kinh Lý Viên sẽ trình cho vị Giám Đốc Chủng Viện hay vị Đặc Trách nơi đào tạo linh mục Sắc Lệnh Bổ Nhiệm của Tòa Thánh, và sau đó Sắc Lệnh Bổ Nhiệm đó sẽ được treo lên trên bảng thông báo công cộng, cùng với kế hoạch và chương trình của việc kinh lý. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các Kinh Lý Viên sẽ bảo chắc rằng cuộc kinh lý của họ được hiểu như là một hành động mang tính cách giáo hội, phải được thực hiện trong một tinh thần hiệp thông huynh đệ. Cũng đồng thời, các Kinh Lý Viên cũng nhấn mạnh đến bản chất quan trọng của việc kinh lý.

(7) Mỗi một cuộc kinh lý thường kéo dài ít nhất là 4 ngày. Các Kinh Lý Viên sẽ xem xét đến tất cả mọi khía cạnh của việc đào tạo linh mục. Các Kinh Lý Viên sẽ thực hiện những cuộc nói chuyện, phỏng vấn riêng với tất cả các thành viên của khoa, tất cả các học viên, và nếu có thể, tất cả các thành viên của Ban Quản Trị, hay Ban Điều Hành. Thêm vào đó, mổi một vị linh mục đã tốt nghiệp từ học viện đó trong khoảng thời gian 3 năm trở lại, cũng sẽ được mời để phỏng vấn riêng với một trong những thành viên của Đoàn Kinh Lý. Các Kinh Lý Viên chỉ có quyền tiết lộ nội dung của những buổi phỏng vấn với các thành viên khác trong Đoàn Kinh Lý và với Tòa Thánh mà thôi.

(8) Sau buổi kinh lý, các Kinh Lý Viên sẽ không biểu lộ hay diễn tả bất kỳ một lời nhận xét hay phê bình nào đối với vị Bề Trên sở tại bằng văn bản hay lời nói. Thay vào đó, Đoàn Kinh Lý sẽ cùng họp lại với nhau để viết ra một bản Báo Cáo - rất cụ thể và rất chi tiết - vốn sẽ được độc quyền gởi đến cho Thánh Bộ Đặc Trách việc Giáo Dục Đào Tạo Công Giáo thông qua Đức Sứ Thần của Tòa Thánh tại Washington. Tất cả các Kinh Lý Viên đều phải ký vào bản Báo Cáo đó. Nếu một thành viên của Đoàn Kinh Lý, không đồng ý với nội dung của bản Báo Cáo, thì vị ấy phải có nhiệm vụ xét về mặt luân lý báo cho Thánh Bộ Đặc Trách việc Giáo Dục Đào Tạo Công Giáo bằng văn tự về ý kiến của riêng mình.

(9) Tất cả các Kinh Lý Viên đều bị ràng buộc bởi việc phải tối mật sub secreto pontificto.

(10) Sau khi nhận được bản Báo Cáo của các Kinh Lý Viên, Thánh Bộ tương ứng sẽ phát thảo ra một bản đánh giá bằng văn tự có liên quan đến chủng việc hay nơi đào tạo linh mục. Văn bản của bản thảo này sẽ được chuyển đến cho các Đức Giám Mục Hoa Kỳ hay các Bề Trên Giám Tỉnh của các Dòng đặc trách các chủng viện hay những nơi đào tạo linh mục. Bằng cách này, các viên chức của giáo hội địa phương sẽ có cơ hội bác bẽ lại những lỗi lầm xác thực mà bản thảo trình bày ra. Việc đồng ý về một điểm nào đó, cần phải có bằng chứng cụ thể đi kèm. Những điểm có liên quan đến việc đánh giá hay suy xét không thể được bài bác hay nghi vấn. Vào cuối tiến trình này, một lá thư chính thức của Thánh Bộ sẽ được ký và trao cho vị Giám Mục hay vị Bề Trên Giám Tỉnh thông qua Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington.

(Còn tiếp….)