Giêrêmia 20: 10-13; Tvinh 68; Rôma 5: 12-15; Mátthêu 5: 38-48

Hôm qua là ngày đầu mùa hè, và hình như thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ mùa hè năm trước! Thường mùa hè là mùa nước biển ấm hơn và ở các ao hồ và các bể bơi cũng thế. Phần đông chúng ta thích đi nghỉ vào dịp hè sau nhiều ngày làm việc cực nhọc. Và, trong thời gian tận hưởng kỳ nghỉ này, chúng ta khỏi phải làm bài tập ở nhà, khỏi đi làm việc, có thời gian đưa con cái đi học nhạc hay đi chơi đá bóng. Những người làm nông không được may mắn đó; vì mùa hè trời nhiều nắng hơn nên họ phải làm việc lâu hơn. Nhưng chí ít là chúng ta vẫn thích đứng dưới trời nắng lâu hơn là đứng dưới bầu trời mùa đông vì bị gió lạnh. Chúng ta thích nhìn thấy cây cối thiên nhiên phát triển, như nhìn ngắn được đồng lúa xanh tươi, cây cối trổ lá xanh và đồng lúa chín vàng, nghe chim hót trên cây. Đó là hình ảnh lúc trước, nhưng nay không còn những điều ấy xảy ra trong mùa hè nữa, vì phần đông chúng ta phải ở trong nhà, hàng quán đóng cửa, những nơi giải trí giảm một số lượng lớn người tham dự. Thêm vào đó xảy ra nhiêu cuộc biểu tình bạo động, giết người và phá hủy những công trình công cộng do nạn kỳ thị máu da chủng tộc. Mùa hè năm nay không còn là mùa hè mà chúng ta mong đợi trong tháng giêng khi năm 2020 bắt đầu.

Có lẻ các bài đọc ngày hôm nay phù hợp với tâm trạng đượm buồn của chúng ta. Trước tiên, những điều đó không nói gì đến sự tốt lành về chúng ta! Ngôn sứ Giê-rê-mia tuy có những lời than oán cùng Thiên Chúa nhưng ông vẫn tỏ ra trung thành với Thiên Chúa. Những bài than oán và những chuyện về ông ta và những lời ông ta loan báo về việc Thiên Chúa sẽ trừng phạt Israel. Lòng trung thành của ngôn sứ đã dẫn đến "nạn bạo hành khắp mọi phía", tố cáo, gài cạm bẫy và lên kế hoạch chống lại ngôn sứ. Lời Chúa Giêsu trong phúc âm cũng rất rõ ràng khi Ngài khuyên các môn đệ cùa Ngài là một số người sẽ chịu chết vì Ngài "nhưng anh em đừng sợ những người giết thể xác nhưng không giết linh hồn...".Thật là điều dễ nói hơn là thực hiện!

Chúng ta cần nghĩ về khung cảnh xung quanh bài đọc thứ nhất. Ngôn sứ Giê-rê-mia than vản với Thiên Chúa trong nhiều đoạn trước đoạn bài đọc hôm nay; là bài than thở mang tích cá nhân lần thứ 5 của ông. Trước đó ngôn sứ đổ lỗi cho Thiên Chúa vì Ngài đã gọi ông ta làm ngôn sứ. Thiên Chúa gọi ông ta từ lúc ông ta còn trẻ, và làm ngôn sứ trong 40 năm trời. Tin Thiên Chúa muốn loan báo là tin khó khăn để rao báo cho người nghe. Ông ta bảo dân chúng ở Giu-đa là họ không trung thành với Thiên Chúa, và điều đó sẽ gây tai hại cho họ. Ông ta rao giảng chống lại việc dân Giu-đa thờ các thần ngoại giáo. Tin ông ta rao bảo rất mạnh dạn, không thiên vị, nên vì thế không được dân chúng thích nghe. Việc ông ta trung thành với Thiên Chúa, và Thiên Chúa bảo ông ta loan báo làm cho dân chúng và cả ông Pashua, người lãnh đạo trong đền thờ không hưởng ứng. Và, bởi thế ngôn sứ Giê-rê-mia bị bắt giam và bị nhục mạ. Nhưng, những điều ngôn sứ loan báo đã thành sự thật. Đất nước suy đồi, Giêrusalem và Đền Thờ bị phá hủy và những người lãnh đạo bị bắt đi lưu đày.

Ông Giê-rê-mia ở lại Giêrusalem, nơi đã bị hũy hoại hoang tàn. Nhưng cuối cùng ông bị đuổi ra ngoài và bị giết bởi dân chúng của ông. Mặc dù ông nhìn thấy được kết quả của lời tiên tri ông đã loan báo, đất nước bị tàn phá, ông ta vẫn chưa thấy Thiên Chúa "trừng phạt" những kẻ dữ sai phạm. Ông sẽ không còn sống đến lúc thấy được Thiên Chúa trừng phạt và giải cứu dân chúng. Nhưng ông ta sẽ nói đến điều đó ngay sau đoạn sách của ông. Và trong lúc dân chúng đi lưu đày những lời tiên tri loan báo của ông sẽ đem đến tin mừng cho những ai trông đợi sự cứu rổi và sự thay đổi. Ông Giê-rê-mia nói rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện cho dân Ngài vì lời hứa của ông ta là của Thiên Chúa sẽ cho họ sống lại, và làm nhiều hơn những lời ông ta hứa là Ngài sẽ ban cho họ một trái tim mới, một trái tim trung thành (đoạn 21). "Trái tim mới đó" là gì, sẽ như thế nào đối với chúng ta sau biết bao nhiêu căng thẳng do kỳ thị chủng tộc và bạo lực? Thiên Chúa có thể nào tạo nên "một trái tim mới" trong những sự lộn xộn, xung đột này - không chỉ cho cá nhân mà cho cả đất nước chúng ta hay không?

Có một tương quan song hành trong bài đọc này về lời kêu gọi của Thiên Chúa hãy thực hiện nó với sự tin tưởng, chịu đựng những thử thách gian khổ khi thực hiện ơn gọi của Thiên Chúa nơi mổi người chúng ta. Và lời kêu gọi của Thiên Chúa rất tinh tế, ngay cho cả những người không có đức tin nhưng chấp nhận lời mời gọi mà họ không biết được là bởi Thiên Chúa. Hãy nhớ đến những người biểu tình một cách ôn hòa, họ không bao giò có ý định dùng bạo lực khi họ phát biểu trong buổi biểu tình vừa qua. Nhưng họ vẫn bị thương vong trong tình trạng hổn loạn của đám đông vì những người kích động bên ngoài gây ra. chúng ta sẽ không bao giò biết được sự thật về những điều chúng ta đang nhận lãnh nơi Ngài trong khi chúng ta nghe lời Thiên Chúa gọi. Lúc đầu, có thể chứa đựng những điều hứng khởi và lãng mạn trong nội dung đó. Nhưng, để thực hiện một ơn gọi và tiếp tục trung thành với ơn gọi đó trong những hoàn cảnh khó khăn là điều chỉ có ơn Chúa chúng ta mới làm được. Ngay cả những ngôn sứ đầy kinh nghiệm cũng phải lãnh nhận ân huệ của Ngài trong lúc tận cùng khốn khó của họ. Ngôn sứ Giê-rê-mia không chỉ cúi đầu lãnh nhận, cố gắng vượt qua. Nhờ đó, ông ta biết rằng Thiên Chúa đang ở với ông, và vì thế ông ta phải sống trong niềm hy vọng là một ngày nào đó lời Thiên Chúa nói với dân chúng sẽ được thực hiện.

Hôm nay là ngày lễ các vị làm cha và có thể có một điều gì đó nơi ngôn sứ Giê-rê-mia là một người cha nhân lành. Ơn làm cha chắc là một ơn gọi, và đói hỏi sự trung thành lâu dài với nhiệm vụ. Lúc đầu có nhiều điều vui mừng và hớn hở. Sự vui mừng đó vẫn luôn tiếp tục. Nhưng, việc làm cha cũng đòi hỏi sự hy sinh, sự tiếp tục yêu thương, can đảm làm việc cực nhọc và khôn ngoan. Có những lúc người cha phải nói sự thật phũ phàng cho con cái. Có lúc người cha phải giủ kín sự thật ngay cả lúc đi ngược lại văn hóa. Con cái có thể không chấp nhận việc người cha làm trong thời điểm đó. Người cha có thể cảm thấy không được đồng thuận trong gia đình ông ta. Làm một người cha tốt lành là một công việc cần đòi hỏi nhiều năm trời để thực hiện. Có những người cha không không bao giờ thấy việc họ đã thực hiện được hoàn tất, nhưng với sự tận tâm cố gắng họ cần luôn tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa, ngay cả những khi họ không biết chắc là họ được thành công trong ơn gọi làm cha.

Có lẻ cộng đoàn của thánh Mátthêu đang trãi nghiệm những khó khăn như thời ngôn sứ Giê-rê-mia là sống đức tin và loan báo tin mừng ở nơi đau khổ và sợ hãi giữa họ. Cũng như ngôn sứ Giê-rê-mia họ có thể nói lớn tiếng về những điều họ khó hiểu và chán nản vì những sự việc đó không được như họ mong muốn. Nếu không thì thánh Máthêu không hề ghi những lời thẳng thắn và đầy an ủi của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhắc các người theo Ngài là vì Ngài mà họ phải bị bắt bớ. Lời nói về con chim sẻ có âm điệu buồn. Thiên Chúa biết khi nào một con chim sẻ nhỏ bé "rơi xuống đất". Ở đây có ý là các môn đệ Chúa Giêsu có thể sẽ chịu chết "rơi xuống đất" như những người theo Chúa Giêsu. Tôi không biết là mình có sợ phải bị giết hại hay bị tù ngục vì đức tin không. Nhưng sống đức tin đó có giá trị của nó và có thể gây đau khổ, hay hy sinh và đau đớn. Nhưng, nó hứa hẹn cho họ một đời sống vinh quang không vướng bận vì đời sống hằng ngày.

Thường, thì người buôn bán nói tốt cho món hàng của họ: nào xe hơi có nội thất hoàn hảo êm ái; nào máy hút bụi tốt nhất; nào thuốc tẩy mạnh nhất; nào máy vi tính có tốc độ nhanh nhất v.v... Chúa Giêsu không bao giò học cách rao hàng như vậy ngay trong cuộc sống của Ngài? Hôm nay Ngài nói với các môn đệ vừa mới được ngài chọn. Thay vì hứa chọ họ một cuộc sống vinh quang, Ngài lại nói về những đau khổ và những hoàn cảnh đầy sợ hãi và lo âu trong việc thi hành sứ vụ của họ. Suốt phúc âm hôm nay có ít lời nói với các môn đệ là các ông không nên lo sợ. Vậy điều họ lo sợ là những gì?

Các môn đệ không nên lo sợ về những tiểu tiết trong chương trình nhỏ bé, ít ỏi của họ trong tia nắng quyền lực của thế giới xung quanh họ. Bây giờ, tin mừng được "dồn dập" và "kín đáo" chỉ có một ít người biết. Bây giò Chúa Giêsu nói trong "bóng tối", và tin Ngài sẻ được "thầm thì" cho các ông. Nhưng rồi một ngày nào đó tất cả sẽ được "nói lên" và mọi người sẽ "biết đến". Trong lúc này qua máy vi tính và kết nối mạng của chúng ta; Chúng ta sẽ loan nhanh những trang mạng về lời Chúa, và cả trên truyền hình quảng diễn nhanh những việc làm của chúng ta về cách sống đức tin và tín thác vào Chúa Kitô. Có thể chúng ta bị chèn ép, bị trách mắng là không đáng kể. Xét về những lời công kích xung quanh chúng ta, việc chúng ta sống đức tin Kitô giáo có thể bị chi phối và gây vài ảnh hưởng trong quyết định của thế giới về ảnh hưởng của dân số hiện tại đối với tương lai của dân chúng trên hành tinh này.

Chúa Giêsu hứa là Lời Ngài sẽ được "rao trên mái nhà". Nghĩa là sao? Một số ít người trong lịch sử chúng ta đã là những người loan báo thẳng thắng. Họ giống như những người đứng trên mái nhà cho mọi người được trông thấy và nghe rõ. Nhưng, phần đông trong chúng ta đều sợ độ cao, như vậy, lời loan báo mà chúng ta ít được nghe thấy hơn. Thế nên chúng ta cần phải cam đảm. Tôi vừa đọc được một câu châm ngôn của Brazil như sau: "Đầu bạn nghĩ về chỗ chân bạn đứng". Chúng ta đã đứng với Chúa Kitô và Ngài mời gọi đầu chúng ta suy nghĩ và lòng trí chúng ta cảm thông từ chỗ chúng ta đứng. Nếu chúng ta đứng với Chúa Kitô, chúng ta phải nhận biết Ngài qua đời sống và lời nói để được nhận thấy Ngài là nguồn gốc.

Chúa Giêsu dự đoán dấu chỉ báo cho chúng ta biết là chúng ta trung thành với Ngài. Khi chúng ta đứng với Ngài trong sự trung thật, sự quan tâm chăm sóc, sự tha thứ, tin tưởng, nếp sống cộng đoàn v.v... Chúng ta sẽ gây nên những đối kháng và xung đột. Ngài biết điều đó vì Ngài thấy người ta chống đối lời Ngài hướng dẫn họ, và các người theo Ngài cũng biết như thế. Bởi thế Ngài nói với họ "anh em đừng lo sợ về những người giết chết thể xác" vì họ có quyền thế, những chỉ về thể xác. Quyền thế của Thiên Chúa mạnh hơn về toàn diện. Thật ra Chúa Giêsu nói Thiên Chúa có thể tàn phá cả hai, tâm hồn và thể xác trong hỏa ngục. Nhưng, các môn đệ không nên lo sợ, vì Thiên Chúa quan tâm đến mỗi người trong chúng ta và về tất cả mọi sự trên người chúng ta, ngay cả đến sợi tóc trên đầu. Nếu Thiên Chúa lo cho con chim sẻ khi nó rơi xuống đất thì Ngài lo lắng cho chúng ta càng nhiều hơn phải không?

Điều này nhắc chúng ta là Thiên Chúa lo lắng cho chúng ta không phải là một đảm bảo là chúng ta sẽ được sống yên hàn như tôi tớ của Thiên Chúa. Ngôn sứ Giê-rê-mia đã lên tiếng than oán việc ông ta cảm thấy bị bỏ rơi, thất vọng và mất tinh thần mà người ta cảm thấy như một nhân chứng của Thiên Chúa bị từ chối đang được trãi nghiệm. Chúa Giêsu dùng thí dụ về con chim sẻ rơi xuống đất rồi chết. Nhưng Ngài cũng nói là Thiên Chúa cũng lo lắng cho chúng ta để trấn an chúng ta là khi đối mặt với những thử thách và ngay cả cái chết, Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta. Chúa Giêsu sẽ không để chúng ta sống một mình, và hơn thế nữa - Ngài sẽ không đứng xa nơi chúng ta bị đối kháng. Ngài nói là Ngài sẽ "thừa nhận" chúng ta trước Thiên Chúa. Hình ảnh này nói lên là Chúa Giêsu đứng với chúng ta và chấp nhận chúng ta thuộc về Ngài. Khi đời sống gặp khó khăn, Ngài đứng ngay vói chúng trong đau khổ hay khó khan đó.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên

12th SUNDAY (A)
Jeremiah 20: 10-13; Psalm 69; Romans 5: 12-15; Matthew 5: 38-48

The first day of summer was yesterday...and hasn’t the world changed a lot since last summer! Usually summer means that the water is warming up at ocean beaches, lakes and swimming pools. Many of us would take vacations during the summer as we look forward to a break from long hours of work, homework, commuting, taking the kids to music lessons and soccer games. Others in farming communities are not so lucky since summer means more daylight and longer hours of work. But we are at least happy to be outdoors without winter harshness. It’s pleasing to our eyes to see growing things, ripening fields and to hear the sounds of birds. That was then...this is now... when all of the usually signs and treats of summer are not what’s happening for us these days while many of us are still in lock down, businesses have closed, and our usual recreational haunts have greatly reduced the number of people who can enter. Add to this the recent riots, murders and destruction on our streets. This is not the summer we imagined in January as we began 2020.

Perhaps the scriptures for today match our moods. Initially, they have turned rather bleak on us! Jeremiah, God’s often-complaining, but nevertheless faithful prophet, laments what has befallen him for passing on God’s warning to Israel. His fidelity has resulted in, "Terror on every side, " denunciations, traps set and vengeance planned against him. Jesus’ message in the gospel is also stark as he advises his disciples that some will even face death for him, "And do not be afraid of those who kill the body, but cannot kill the soul...." Easier said than done!

We will need to do a little background on the first reading. Jeremiah has spoken bitterly to God in past sections of this book and today’s passage is his fifth personal lament. Earlier he accused God of seducing him into being a prophet. He was called by God as a youth and preached for over 40 years. And the message he had to carry for God was a hard one to preach and a hard one for the people to hear. He warned the people of Judah that their infidelity to God would cause their ruin. He preached against Judah’s idolatry; his message was strong, uncompromising and thus, unpopular. His fidelity to God and God’s message has put him in disfavor with the people and Pashur, the chief temple official, and so, Jeremiah is imprisoned and disgraced. But his warnings come true – the country falls, Jerusalem and the temple are destroyed and the leading citizens are taken to exile.

Jeremiah stays in the ruined Jerusalem, but eventually he is driven out and killed, probably by his own people. Although he sees the fruition of his prophetic utterances, the nation is destroyed, he still does not see God’s "vengeance" on the evildoers. He will not live to see God’s vindication and rescue of the people. But he will speak about it later in this book. And during the people’s exile his words will bring comfort to those awaiting the transformation and rescue Jeremiah says God will perform for the people. He promises that God will raise them up and will do even more, he promises God will create a new heart in them, the heart of a faithful people (cf. chapter 31). What would that "new heart" look like for us after so much racial tension and violence? Can God create this "new heart" out all this mess, estrangement and conflict – not only for us individuals, but for our nation?

There is a parallel in this reading to those who hear a call from God, undertake it and, with trust, suffer trials in the fulfillment of their vocation. And God’s call can be so subtle that even nonbelievers might respond to it without knowing it is from God. Think of the peaceful protesters who never intended violence when they chose to speak out and demonstrate recently, but were injured in the mayhem caused by outside agitators. We never really know what we are getting into when we respond to God’s call. At first it may even have excitement and romance about it. But to fulfill a vocation and to remain faithful and trusting during the arduous moments – this is only possible with God You can tell that the prophet experiences this blessing, even at his lowest moments. Jeremiah doesn’t just plod along, head down, struggling to get through. Rather, he knows that God is with him and so, the reading ends with a prayer of praise to the God who keeps faithful to the poor. Jeremiah has not yet seen the fulfillment of God’s promises and so he must live in the hope that someday God’s word to them will be fulfilled.

Today is Father’s Day and maybe there is something of the prophet Jeremiah in a good father. Fatherhood is certainly a vocation and it requires long and consistent fidelity to the task. In the beginning there is great joy and rejoicing. That joy will continue, but fatherhood also entails sacrifice, constant love, courage, hard work and wisdom. There are times a father must speak the hard truths to his children. Times when he must hold to integrity even when it runs counter to the prevailing culture. His own children may not appreciate what he is doing at the time. He can feel unpopular in his own family. Being a good father is a task that takes many years to fulfill. Some fathers may never see their work completed, but doing their best, they must trust God’s presence, even when they are not sure how successful they have been in their vocation as fathers.

Matthew’s community must have been going through a Jeremiah experience – living and speaking about their faith were causing pain and fear among them. Like Jeremiah, they may have even been quite vocal in their bewilderment and disappointment because things weren’t turning out the way they had hoped. Otherwise, Matthew would never have recorded these frank and consoling words of Jesus. Jesus is reminding his followers that because of him, they will suffer persecution. The saying about the sparrows has ominous tones: God knows when even a minuscule sparrow "falls to the ground." There is a hint here of the disciples themselves having to face even death ("fall to the ground") as Jesus’ followers. I don’t know if I have to fear being killed, or imprisoned for my faith; but living that faith does have its costs and may even cause pain, or at least daily sacrifice and inconvenience.

Usually a salesperson pitches a product in optimistic tones: the most comfortable car; the best-cleaning vacuum; the most powerful stain remover; the fastest computer, etc. Hasn’t Jesus studied the course and read the books on how to put a product forward? Today he is talking to newly-chosen apostles, but instead of promising them a glory ride and pie-in-the-sky, he is talking about sufferings and fear-raising situations in their ministry. Throughout today’s gospel there are sprinkled words to the twelve about not being afraid. What might they fear?

They are not to be afraid because of the small, seeming insignificance of their project in the light of the world powers around them. Now – the good news is "concealed" and "secret, " known by only a few. Now – Jesus speaks in "darkness" and his message is "whispered" to them. But someday all will be "revealed" and "known." In our modern world of high speed internet access, million dollar television commercials and "gliterrati, " living out our faith in Christ can make us feel out-shouted, overridden and insignificant. Judging from the more dominant voices and forces around us, our Christian approach to life can seem diminutive and without influence as the world makes decisions that affect the destinies of present and future populations – and of the planet itself.

Jesus promises his message will be "proclaimed on the housetops." How? Some people in our history have been very forthright proclaimers, they have been like people standing on roof tops for all to see and hear. But most of us are afraid of such heights and our call might be less spectacular, but still requiring courage. I read this Brazilian proverb recently, "Your head thinks from the spot you plant your feet." We have planted our feet with Christ and he invites our heads to think and our hearts to feel from that spot. We must, if we are standing with Christ, acknowledge him by lives and words that are recognizable as having him as their source.

Jesus predicts a sign by which we will know we are being faithful to him. When we are standing on his side of honesty, concern, forgiveness, trust, community, etc, we will stir up opposition and strife. He is aware that, just as he found resistance to his teaching, so will his followers. So he tells them, "And do not be afraid of those who kill the body..., " for they have power, but only over the body. God’s power is more sweeping and total, in fact, Jesus says, God "...can destroy both soul and body in Gehenna." But the disciples are not to fear, because God cares about each of us and every part of us, right down to the hairs on our heads. If even birds fall under God’s care, how much more do we?

This reminder about God’s care for us isn’t a guarantee we will have an easy ride as God’s servants. Jeremiah has already voiced the feelings of abandonment, disappointment and dismay one might feel in the face of the rejection God’s witnesses often experience. Jesus uses the example of sparrows falling and dying, but also of God’s concern for them, to reassure us that in the face of trials and even death, God will care for us. Jesus is not going to leave us alone, and more – he will not exempt himself from our struggles. He says he will "acknowledge" us before God. This image suggests he stands with us and claims us as one of his own. When the going gets tough, he is right in the thick of things with us.