“Đừng sợ hãi! Hãy mở rộng cửa ra, hãy mở rộng mọi cánh cửa ra cho Chúa Kitô! Cho quyền lực cứu độ. Hãy mở rộng mọi biên giới các quốc gia, những hệ thống kinh tế và chính trị, những địa hạt bao la của văn hóa, của văn minh, của mọi sự phát triển…

Đừng sợ hãi! Đức Kitô biết tất cả mọi sự nơi con người! Và chỉ có một mình Chúa mới biết tường tận mà thôi! Ngày nay con người, nhiều lúc không biết trong thâm tâm mình có những gì, cũng như trong sâu thẳm của trí tuệ và tâm hồn của mình, Nhiều lúc, con người không còn biết đến ý nghĩa cuộc sống của mình trên cỏi đời này. Con người bị bao phủ bởi sự ngờ vực và để chúng biến thành tuyệt vọng. Hãy để cho Chúa Kitô nói với con người. Chỉ có Chúa Kitô mới có lời của sự sống, đúng thế, sự sống vĩnh cửu!

Diển văn khai mạc đăng quang, ngày 22 tháng 10 năm 1978.

Do Thái giáo

Giáo Hội của Chúa Kitô khám phá mối liên kết với Do thái giáo khi suy tư về mầu nhiệm của tôn giáo mình. Do thái giáo không phải là “xa lạ hay bên ngoài”, nhưng một cách nào đó “gần gũi hay bên trong” với tôn giáo của chúng ta. Như vậy chúng ta có những mối liên hệ mà chúng ta không tìm thấy ở một tôn giáo nào khác. Tín đồ Do thái giáo là những người anh em đặc biệt, và một cách nào đó chúng ta có thể nói họ là những người đàn anh của chúng ta…

Người ta không thể đổ tội của qúa khứ và tập thể cho dân tộc Do Thái về những sự việc đã xẩy ra trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Đó không phải tội của người Do Thái lúc bây giờ, cũng như trước kia và chính ngay trong lúc này. Tất cả mọi giải thích thần học có tích cách kỳ thị và còn tệ hại hơn nữa là việc bách hại người Do thái là mâu thuẩn và sai lầm. Chúa phán xét mỗi người tùy theo “những việc họ làm”, những người Do thái cũng như các Kitô hữu.

Đền thờ Do Thái tại Roma, ngày 13 tháng 4 năm 1986.

Hồi giáo

“Tôi bị thuyết phục bởi những truyền thống tốt đẹp của Hồi giáo, như hiếu khách, đón nhận những người khách lạ, trung thành với tình bạn, kiên nhẩn trước những thử thách, có một đúc tin vững mạnh nơi Đức Chúa Trời, đó là những nguyên tắc tốt đẹp nhờ đó mà họ phải vượt qua những thái độ không thể chấp nhận những dị biệt của những tôn giáo khác.

Tôi thành tâm cầu chúc, nếu những người tín hữu Hồi giáo sinh sống trong những xứ sở có truyên thống Kitô giáo được hưởng những tiện nghi cần thiết cho đời sống giữ đạo của mình thì cũng xin cho những Kitô hữu sinh sống trong những xứ có truyền thống Hồi giáo cững được hưởng các tiện nghi và dược đối xử như vậy. Tự do tôn giáo không chỉ là một sư khoan hồng mà thôi. Tự do tôn giáo là một thực tại dân sự và xã hội, có cùng những quyền lợi được ấn định rõ ràng để cho các tín hữu sống với đức tin của mình, thờ lạy Thiên Chúa của họ mà không phải sợ hãi…

Casablanca (Ma rốc), 19 tháng 8 năm 1985.

Chủ thuyết tương đối.

“Xã hội ngày nay tin tưởng vào thuyết tương đối nên làm cho một số người nghi ngờ tất cả mọi sự. Những đột biến về văn hóa và những tiến bộ về khoa học làm đảo lộn những tiêu chuẩn nhận thức về đời sống luân lý. Những giá trị và những chuẩn đích luân lý ít được nhận biết. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa chủ quan trở thành tính chất thống trị trong những mối suy tư và quyết định luân lý. (…) Đây là một sự lầm lẫn khi người ta nghỉ rằng khi không vi phạm luật pháp là thích hợp với luân lý, đặt biệt là khi có những luật pháp trái ngược với những đòi hỏi về luân lý. Nơi những người đồng thời với chúng ta mà họ chưa có mở lòng ra với niềm hy vọng về ơn cứu độ của người Kitô gíao và họ chưa nhận thức được thế nào là tội lỗi, thì họ sẽ bị lôi cuốn vào những hình thức lo âu khắc khoải mới. Những điều đó đem đến cho họ thái độ bi quan về sự hiện hữu của mình.”

Tông thư Veritatis Splendor, 5 tháng 10 năm 1993.

(Trích báo Le Monde ngày 3 tháng 4 năm 2005)