Brexit - Tách khỏi gia đình EU

Lịch sứ khối liên hiệp EU, có thể gọi được là gia đình EU, thành hình như có ngày hôm nay với 28 nước thành viên, khởi đầu từ hiệp ước chung giữa sáu nước thành viên đầu tiên ở vùng Trung Âu Châu đã ký kết với nhau.

Ngày 25.03.1957 sáu nước lân cận vùng trung Âu châu: Bỉ, Đức, Ý, Hòalan, Luxemburg, và Pháp, ký chung hiệp ước ở Roma thành lập:

- Cộng đồng kinh tế Âu châu

- Cộng đồng năng lượng nguyên tử Âu châu

- Quốc Hội, Toà án và về an sinh xã hội Âu Châu

Từ hiệp ước Roma căn bản đó dần dần trong thời gian có thêm những nước thành viên trong vùng Trung, Nam và Đông Âu châu gia nhập thêm cùng tham gia vào khối thị trường chung Âu châu, bây giờ gọi là EU : European union - Europeaeische Union - Union europeenne.

Lá cờ EU ngay từ lúc khởi đầu chỉ có sáu nước thành viên, bằng vải hình chữ nhật, nền mầu xanh đậm, ở giữa là một vòng tròn với 12 ngôi sao mầu vàng. Và trong dòng thời gian trải qua gần sáu chục năm luôn có thêm những nước thành viên gia nhập thêm vào, cũng vẫn giữ con số 12 ngôi sao mầu vàng.

12 ngôi sao nói lên căn tính của miền đất Âu châu này xây dựng trên nền tảng văn minh Kitô giáo, như Ông Levy, người Bỉ gốc Do Thái cùng là Bộ trưởng văn hóa Bỉ vẽ phác họa hình cờ EU đã cắt nghĩa. Ông tìm thấy trong Kinh Thánh nơi sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả thị kiến một người nữ xuất hiện trên nền trời đầu đội triều thiên 12 ngôi sao sáng chói ánh mặt trời, 12 cổng thành trên trời. Suy nghĩ xa hơn nữa Ông tìm ra cũng trong Kinh Thánh Chúa Giêsu ngày xưa đã kêu gọi 12 Tông Đồ làm nền tảng xây dựng Hội Thánh Công Giáo, và từ thời xa xưa trước Chúa Giêsu, Thiên Chúa Giave đã thành lập nước Do Thái trên nền tảng 12 chi tộc Israel.

Và trong dòng lịch sử thời gian, EU không chỉ lớn mạnh thêm vể số nước thành viên tham gia, nhưng cả về những phương diện khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa nữa. Mục đích nhắm đạt đến đời sống bảo đảm được an sinh xã hội, hoà bình, cùng sinh phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong khối cộng đồng chung EU.

Từ 01.01. 2002 Đồng tiền chung Euro là đồng tiền chung chính thức trong 19 nước thành viên EU. Biên giới kiểm soát đi lại trong những nước thành viên EU qua hiệp ước Chengen từ 1990 cũng được gỡ bỏ và kiện toàn thêm. EU dần dần muốn tiến đến về phương diện chính trị có một tiếng nói chung trên chính trường quốc tế, và cả về quân sự nữa.

Gia đình EU cho tới thời điểm 2016 có 28 nước thành viên

• Belgien (1958)

• Bulgarien (2007)

• Dänemark (1973)

• Deutschland (1958)

• Estland (2004)

• Finnland (1995)

• Frankreich (1958)

• Griechenland (1981)

• Irland (1973)

• Italien (1958)

• Kroatien (2013)

• Lettland (2004)

• Litauen (2004)

• Luxemburg (1958)

• Malta (2004)

• Niederlande (1958)

• Österreich (1995)

• Polen (2004)

• Portugal (1986)

• Rumänien (2007)

• Schweden (1995)

• Slowakei (2004)

• Slowenien (2004)

• Spanien (1986)

• Tschechische Republik (2004)

• Ungarn (2004)

• Vereinigtes Königreich (1973)

• Zypern (2004)

Thủ đô của EU có trụ sở của các Cơ quan đầu não chính phủ EU ở thành phố Brussels bên Vương quốc Bỉ. Trụ sở Quốc hội EU ở thành phố Strassburg bên Pháp. Trụ sở ngân hành EZB ở thành phố Frankfurt bên Đức. Trụ sở Toà án EU ở bên Luxemburg.

Tuy vạch va cùng muốn xây dựng một đường lối chung, nhưng EU trong dòng lịch sử thời gian cũng vướng mắc vào nhiều khủng hoảng gây bắt đồng chia rẽ giữa các nước thành viên.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ bên Irland, bên Zyper, bên Bồ đào Nha, Tây ban Nha và nặng nề nhất bên Hy Lạp, đã khiến đồng tiền chung Euro mất gía trị nhiều. Vì các nước thành viên phải bảo đảm trợ giúp những nước gặp khủng hoảng thiếu tiền để nền kinh tế được vực dậy thoát ra khỏi khủng hoảng. Nguyên việc đó đã gây ra những ý kiến bất đồng tưởng chừng đưa đến chia rẽ do phải chi bỏ tiền ra.

Rồi cuộc khủng hoảng về người tỵ nạn từ các nước Hồi giáo vùng Trung Đông, từ bên Phi Châu tràn vào Âu Châu qua ngả Hy lạp, Ý … đã và đang là vấn đề cho các nước thành viên EU. Và nạn khủng bố đe doạ đời sống an ninh bên các nước Âu châu càng làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng nặng nề cùng tốn kém.

Ngày 23.06.2016 nước Anh sau hơn bốn chục năm chung sống trong gia đình EU có nhiều bất bình với EU, đã bỏ phiếu ra khỏi EU, gọi là „Brexit „ Như vậy nước Anh sau ( từ 1973) 43 năm gia nhập vào khối EU và cũng là nước đầu tiên, xin ra khỏi khối EU.

Sự việc nước Anh bỏ phiếu Brexit là một biến cố tiêu cực gây xôn xao hoang mang cho mọi người trong các nước EU và cả thế giới nữa về phương diện chính trị cũng như thương mại kinh tế tài chánh. Phải, nó đang gây ra một cơn khủng hoảng ở Âu châu, nhất là ở thị trường chứng khoán tiền bạc. Nguyên trong ngày thứ sáu, 24.06. 2016 vừa qua, liền sau có tin kết qủa Brexit, gía trị chỉ số nơi các thị trường chứng khoán trên thế giới đã lao dốc làm tiêu hao bốc hơi mất hai ngàn tỷ Dola Mỹ kim.

Nước Anh đã bỏ phiếu ra khỏi khối EU, bây giờ còn lại 27 nước thành viên. Những nước này kiên quyết tiếp tục con đường chung sống trong EU. Gặp bất ngờ chao đảo, nhưng không chùn bước. Chính phủ 27 nước thành viên EU tìm cách hướng về tương lai phía đàng trước củng cố cùng cải tổ đường lối làm việc khối EU như mục đích đã ký kết ấn định vạch ra.

Lấy làm tiếc cùng ngỡ ngàng hoang mang, vì Brexit. Nhưng những vị chính khách tráck nhiệm hàng đầu EU đã khẳng định lập trường chính trị EU không chấp nhận để nước Anh đã ra khỏi đại gia đình EU được theo „kiểu chọn nhặt nho cho riêng mình, để phần bánh mì khó nuốt lại cho các nước khác! „ Quyền lợi và bổn phận trách nhiệm đi đôi với nhau.

Hướng tầm nhìn về lịch sử EU, Bà Thủ Tướng nước Đức Merkel trong bài diễn văn ngày 28.06.2016 trước Bundestag của nước Đức đã phát biểu về việc nước Anh bỏ phiếu Brexit:

„ Chúng ta có thể hãnh diện về những giá trị của khối EU: tự do, dân chủ và luật pháp. Những điều này vẫn tồn tại dù có nước Anh hay không còn nước Anh trong EU. Khối EU đủ mạnh mẽ vượt qua khủng hoảng vì Bexxit. „

Xây dựng từng bước cho sự chung hợp như EU đã đang cùng sẽ tiếp tục tiến tới là điều cần thiết cho đời sống chung của con người được sống trong hòa bình, đồng thời phát triển thể hiện nền văn minh căn tính Kitô giáo trên lục địa Âu châu, cùng trên thế giới.

Hầu như ai cũng bàng hoàng ngỡ ngàng, có phần buồn tiếc, ngay cả những người tẻ tuổi bên chính nước Anh cũng hối tiếc. Vì nước Anh đã bỏ phiếu Brexit. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxico, Hội Đồng Giám mục Công Giáo EU đã lên tiếng kêu gọi tôn trọng ý kiến của người dân nước Anh. Và không vì thế mà bỏ cắt đứt tiến trình tiếp tục xây dựng con đường sự chung sống hòa bình, nếp sống tự do dân chủ, sự an sinh thịnh vượng chung cho con người nơi đây, và góp phần vào cho cả thế giới nữa. Trái lại cần cải cách củng cố kiện toàn thêm, để có được sự tin tưởng nơi con người.

Chúa Giêsu khi còn trên trần gian đã dâng lời cầu xin cho các Tông đồ, cho những người tin theo Chúa „ hiệp nhất nên một“ . Vì Ngài biết rằng sự chia rẽ nghi kỵ hằng thồng trị nơi con người, nơi Hội Thánh. Phải chăng đó là hậu qủa của tội nguyên tổ Adong-Evà?

Trong dòng lịch sử Hội Thánh Chúa từ hơn hai ngàn năm qua hằng xảy ra những bất đồng chia rẽ, ly khai, như năm 1054 Chính Thống giáo đã tách ra khỏi Công Giáo, 1515 Martin Luther đã tách ra khỏi Công Giáo thành lập Giáo Hội Tin lành thệ phản ở bên Đức, 1529 dưới thời Vua Henrich VIII. đã thành lập Giáo Hội Anh giáo tách riêng ra khỏi Hội Thánh Công Giáo Roma, năm 1970 Huynh đoàn Pius X. do cựu giám mục Lefreve tự tách riêng ra khỏi quyền bính giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo Roma…

Dẫu vậy, Hội Thánh Công Giáo luôn kiên định giữ vững cung cách sống đức tin theo Giáo huấn của Chúa cùng các Tông đồ truyền lại.

Hội thánh Công gíao cũng không bỏ công việc của Chúa Giêsu trao phó ở trần gian là tìm cách liên kết muôn người lại một mối với Chúa Giêsu, và con người lại với nhau trong tình bác ái huynh đệ.

Hội Thánh Công Giáo Roma hằng ra sức tìm cách cổ võ khuyến khích kiến tạo sự tôn trọng nhau, sự hợp nhất tinh thần trong đức tin vào Thiên Chúa cùng sống chung hòa bình.

Con đường đời sống nào muốn đạt tới thành công hiệp nhất cũng phải trải qua hy sinh dấn thân cùng luôn cần phải đổi mới vươn lên.

Con đường đời sống không là một chiều. Trái lại trong tương quan liên đới với nhau.

Lễ kính hai Thánh Phero và Phaolo Tông đồ, 29.06.2016

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long