Đức Giáo Hoàng tại Bangui: Hãy mở cửa lòng thương xót và chống bạo lực bằng tình yêu.


BANGUI, Central African Republic (CNS). Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi nhân dân Cộng Hòa Trung Phi hãy buông vũ khí và kiến tạo công bình.

Đức Giáo Hoàng đã nói trong bài giảng vào Thánh Lễ chiều nay ngày 29 tháng 11 tại nhà thờ chính tòa Bangui rằng “Cho dù cửa hỏa ngục có mở ra thì người tín hữu vẫn phải đứng thẳng lên theo tiếng gọi, ngẩng cao đầu và sẵn sàng đương đầu trong trận chiến này trong đó Thiên Chúa sẽ có tiếng nói cuối cùng, tiếng đó sẽ là tình yêu và hòa bình,”

Được biết, từ năm 2013, một cuộc nội chiến đã xảy ra và càng ngày càng khốc liệt giữa những lực lượng Hồi Giáo và Kitô Giáo, đã gieo khủng bố kinh hoàng tại Công Hòa Trung Phi, một đất nước nghèo nhất Châu Phi. Một phần năm dân số đã phải bỏ nước ra đi hay sống trong các trại tỵ nạn.

Hôm nay, thành phố Bangui này sẽ là “ thủ đô tinh thần của thế giới” vì Đức Giáo Hoàng Phanxico đã cầu xin lòng thương xót và ơn an bình khi Ngài mở cửa năm thánh tại nhà thờ chính tòa Bangui này. Ngài đã dùng hai tay và cả thân mình để mở cửa Năm Thánh, môt Năm Thánh Của Lòng Thương Xót. Năm thánh chính thức sẽ được mở tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro tại Roma vào ngày 8 tháng 12 sắp tới.

Khi dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng cùng với các linh mục, tu sĩ, các giáo lý viên và giới trẻ, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi cộng đồng Công Giáo hãy quyết tâm đưa đất nước đến một giai đoạn của một trang sử mới.

Ngài cũng kêu gọi tất cả các tín hữu, và đặc biệt là những linh mục và tu sĩ , xin hãy yêu kẻ thù của mình “ vì điều đó tránh cho chúng ta cơn cám dỗ trả thù, một vòng xoáy thù hận không bao giờ dứt,”

“Bất cứ ai có vai trò của người loan báo Tin Mừng, thày dạy hay thày giảng trong cộng đồng tín hữu thì trước hết và quan trọng nhất là phải thực hành tha thứ, phải là chuyên viên xuất sắc trong sự hòa giải với lòng thương xót.”

“Mùa Vọng là thời gian chúng ta chờ đợi, mong mỏi Chúa đến, chúng ta nên nhớ rằng Chúa là Chúa của công bình và yêu thương: hai điều ấy người dân Cộng Hòa Trung Phi đã chờ đợi trong tuyệt vọng.”

Đức Giáo Hoàng nói “Thiên Chúa có sức mạnh vô song,”. Niềm tin này giúp cho những người tin giữ được lòng thanh thản, can đảm và sức mạnh để tiếp tục sống còn giữa những khó khăn tưởng chừng quá lớn lao của cuộc đời.

“Những ai đang dùng vũ khí của sự bất công trong thế giới này, tôi xin họ, hãy bỏ những thứ chết người ấy xuống. Hãy trang bị cho mình sự ngay chính, với tình yêu và lòng thương xót. Bảo đảm là sẽ có hòa bình.”

Đức Giáo Hoàng cũng đã có cuộc họp với các lãnh đạo Tinh Lành và Phúc Âm Cộng Hòa Trung Phi. Đức Tổng Giám Mục Dieudonne Nzapalainga của Bangui, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Châu Phi, Cha Nicolas Guerekoyame- Gbangou, Chủ Tịch Liên Minh Tin Mừng của Cộng Hòa Trung Phi và Imam Oumar Kobine Layama, Chủ Tịch Cộng Đồng Hồi Giáo Trung Phi đã cùng làm việc và kêu gọi tín hữu của mình chấm dứt thù hận đẫm máu để kiến tạo hòa bình và hòa giải.

Đức Giáo Hoàng công khai bày tỏ “ sự gần gũi và đoàn kết với mục sư Nicolas, người mà nhà của mình đã bị lục soát và đốt cháy khi mục sư dùng ngôi nhà này là nơi hội họp của cộng đồng. Trong những hoàn cảnh khó khăn này, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hãy đến với họ va mang theo sự an ủi , cảm thông và thương xót của Người.”

Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng rất nhiều người dân trung phi đã phải chịu đau khổ quá lâu rồi.

“Rất nhiều người đã phải mang thương tích nơi tâm hồn và thể xác vì hận thù bạo lực, bị chiến tranh cướp đi mọi thứ, công việc, nhà cửa và những người thân yêu,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ Khi Thiên Chúa nhìn đến những khổ đau, Ngài không hề phân biệt đến việc thành viên của giáo phái này thống trị giáo phái khác.

Đức Giáo Hoàng nói “ Tôi thường gọi đây là cộng đồng máu, tất cả cộng đồng của chúng ta đều chịu chung một nỗi khổ đau gây ra do bất công, hận thù đến từ ma quỷ.”

Ngài kêu gọi mọi người hãy chọn con đường đại kết, hợp tác và cùng cầu nguyện chung. “Sự thiếu thống nhất giữa các Kito hữu là một điều đáng buồn và nhất là nó đi ngược lại với ý Cha Trên Trời. Hơn thế nữa, một thế giới đang bị xâu xé bởi hận thù và bạo lực, một thế giới đang khao khát một lời hòa bình và thông nhất cũng là một điều đáng buồn hơn nữa,”