Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô: Không ai là con người hoàn hảo

Hằng năm vào ngày 29.06. hai vị Thánh Tông đồ cột trụ của Hội Thánh Chúa ở trần gian được mừng kính không chỉ trọng thể, nhưng còn chung vào một ngày: Thánh Tông đồ giáo hoàng Phero và Thánh Tông đồ truyền giáo Phaolô.

Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: Tôi tin Hội Thánh Công Giáo, thánh thiện và tông truyền. Nhưng Trải qua thời gian năm tháng trong dòng lịch sử của Hội Thánh Công Giáo, người ta khám phá ra nhiều điều xảy ra không tốt đẹp, có những điểm, có những thời gian chao đảo yếu kém có nhiều bóng đen che rợp, đôi khi còn mang chiều kích xì căng đan nữa...

Vậy đời sống của hai vị Thánh Tông đồ cột trụ của Hội Thánh Chúa nói gì với chúng ta ?

Hai đời sống thiên nhiên khác nhau

Hai vị là tông đồ của Chúa Giêsu, nhưng họ là những con người do Chúa tạo thành, nên có những khác biệt nhau.

Về nghề nghiệp hai vị có hai nghề sinh sống khác nhau. Thánh Phero là người nông dân làm nghề chài lưới đánh cà ở biển hồ, ở Galilea. Còn Thánh Phaolo là một nhà trí thức học cao làm nghề may đan lều trại ở Tarsus.

Thánh Phero được Chúa Giêsu trực tiếp kêu gọi làm Tônbg đồ đầu tiên, và được chính Chúa bổ nhiệm là vị đứng đầu các Thánh Tông đồ, là vị Giáo hoàng tiên khởi của Hội Thánh trên trần gian.

Còn Phaolo không được Chúa Giêsu trực tiếp kêu gọi làm tông đồ như 12 vị khác. Nhưng như chính Phaolo đã tự nhận mình là vị Tông đồ „sinh sau đẻ muộn“ trong hành ngũ các Tông đồ của Chúa Giêsu.

Phero là người theo Chúa Giêsu ngay từ giờ phút đầu tiên. Còn Phaolo là người ghét đi truy lùng bắt bớ những người tin theo Chúa Giêsu.

Phero là người hùng hổ nói năng bộc trực mạnh mẽ. Nhưng lại thích quay ngược trở lại, khi thấy có gío thổi ngược chiều và nguy cơ xảy đến.

Còn Phaolo là người suy xét cẩn trọng, làm việc trung thành với tôn chỉ đặt ra không dễ để bị lôi kéo nghiêng ngả. Ông không chấp nhận dễ dàng thỏa thuận.

Phero là người có chức quyền của một vị niên trưởng Tông đồ đoàn, là vị Giáo Hoàng của Hội Thánh. Còn Phaolo là người có trí óc học rộng hiểu nhiều, có nhiều ý tưởng sáng kiến , nhất là những đặc sủng của một người trí thức hùng biện cùng lòng nhiệt thành đạo đức.

Trên hình vẽ hoặc tượng khắc chạm, nơi tay của Thánh Phero có chiếc chìa khóa nước trời do Chúa trao cho, còn nơi ty của Thánh Phaolo có cuốn sách Phúc âm và chiếc gươm.

Tuy vậy hai Vị cũng có những điểm chung

Cả hai vị đều là những người đã gặp gỡ Chúa Giêsu, người thiết lập Hội Thánh Chúa ở trần gian. Mẫu số chung này đã giúp hai vị rất nhiều, không biết mệt mỏi cùng không nghĩ gì đến đời sống riêng của mình để cùng dấn thân hy sinh cho Hội Thánh.

Một điểm chung của hai vị Thánh Tông đồ Phero và Phaolo: hai vị không bao giờ là những người siêu việt, siêu đẳng. Hai vị là con người đều có những sở đoản và sở trường, điểm yếu và điểm mạnh., bóng tối và mặt sáng, tội lỗi và ăn năn thống hối trong đời sống mình.

Phero, người chối thầy

Phero là người có nhiệt huyết của một tâm hồn đầy lòng hăng hái theo Chúa Giêsu trên suốt dọc con đường truyền giáo Chúa đi khắp các nơi trên đất nước Do Thái. Ông đã được nghe Chúa Giêsu giảng, tận mắt nhìn Chúa Giêsu chữa lành mọi bệnh nhân, được nói chuyện trực tiếp trong không khí thầy trò với Chúa Giêsu. `ng được cùng ăn cùng sống chung ngay bên cạnh Chúa Giêsu suốt ba năm trường.

Nhưng Phero lại không muốn những điều Chúa muốn. Khi Ông nghe Chúa Giêsu nói đến sự đau khổ ngài sẽ phải chịu, đến thập gía, Ông phản đối, can ngăn liền, đến nỗi Chúa Giêsu phải dùng chữ „Satan“ khiển trách nói với ông. Rồi trong sân Chúa Giêsu bị xử án, Ông đã chối Thầy Giêsu của mình ba lần và bỏ trốn chạy: Tôi không biết người đó là ai. Nhưng sau đó Ông ăn năn hối tội và rao giảng đức tin vào Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết là nền tảng của đức tin Công Giáo.

Truyện tiểu thuyết „ Quo vadis“, được viết dàn dựng thành phim, truyện mãi sau này hằng 10 thế kỷ sau mới viết, thuật lại sau khi Chúa Giêsu về trời, Thánh Phero đến thành Roma giảng đạo thành lập Giáo đoàn Kito hữu, nhưng bị hoàng đế Nero theo dõi bắt bớ thảm khốc. Thánh Phero buồn sầu thất vọng. Ông cùng với đệ tử bỏ đi trốn. Khi ra đến ngoài cổng thành Roma, Ông gặp Chúa Giêsu hiện ra. Ông hỏi Chúa „ Quo vadis ?- Lạy Chúa, Chúa đi đâu? „. Chúa Giesu tra6 lời: „Ta trở lại Roma để chịu bị đóng đinh vào thập gía!“. Nghe vậy, thánh nhân nhận ra ngay ý Chúa, và Ông quay trở lại Roma, để sau đó bị bắt và bị tử đạo đóng đinh vào thập gía.

Thánh Phero hầu như luôn luôn sợ hãi, khi đức tin vào Chúa Giêsu gặp nguy hiểm bị đe dọa. Sự sợ hãi không thay đổi gì nơi con người của Thánh nhân trước và sau biến cố phục sinh của Chúa Giêsu.

Nhưng sau cùng Thánh Phero đã can đảm theo Chúa đến cùng chịu chết tử vì đạo.

Phaolo, người truy lùng bắt đạo

Phaolo trái lại là người nhiệt thành hăng say không biết sợ hãi là gì. Ông nhiệt thành như điên cuồng theo dõi bách hại những người tin theo Chúa Giêsu tới tận cùng không sợ gì nguy hiểm. Ông xác tín rằng, tin theo Chúa Giêsu thành Nayareth là theo một giáo phái nguy hiểm không theo đúng truyền thống Do Thái. Nên cần phải ngăn chặn tiêu diệt.

Trên đường đến Damascus theo dõi bắt tín hữu Chúa Kito Ông đã gặp được Chúa Giêsu hiện ra lúc bị ngã ngựa. Sau đó Ông mới thay đổi tư tưởng về Chúa Giêsu và các tín hữu Chúa Kito. Từ đó Ông trở thành người rất hăng haắi nhiệt thành rao giảng đức tin vào Chúa Giêsu Kito. Ông là nhà truyền giáo quan trọng thời Hội Thánh Chúa Giesu còn trong thời kỳ mới sáng lập ở trần gian. Lòng nhiệt thành hăng say của Thánh nhân trước sau vẫn không thay đổi: trước kia hăng hái đi bắt bớ tín hữu Chúa Giêsu thế nào, thì bây giờ hăng hái không biết mệt mỏi đi bênh vực, rao gỉang làm chứng cho Chúa Giêsu.

Thánh Phaolo tuy không có chức vị gì trong Hội Thánh như Thánh Phero.Nhưng Phaolo là người qua các thư gửi cho các Giáo đoàn Kito hữu tiên khởi luôn ca tụng nói về lòng thương xót của Chúa. Thánh nhân là người đi rao giảng đức tin vào Chúa, và tuy nhận mình là Tông đồ của Chúa, nhưng thánh nhân xác nhận rõ ràng mình không phải là chủ của đức tin, mà chỉ là người phụ giúp cùng đồng hành cho niền vui của mọi người trong đức tin vào Chúa thôi.

Hai vị Thánh Tông đồ Phero và Phaolo không chỉ cùng chia sẻ thông phần vào Chúa Giêsu như trung tâm điểm và cùng đích của đời sống. Nhưng hai vị dẫu vậy, sau khi gặp gỡ Chúa Giêsu cũng vẫn nguyên là những con người với những khuyết điểm, điểm yếu điểm mạnh, với mặt bóng tối và mặt sáng cho tới ngày sau cùng của đời sống.

Vì thế các Ngài là tấm gương, hình ảnh mẫu mực nói lên khía cạnh: con người không ai là người hoàn hảo.

Lễ hai Thánh Phero và Phaolo, 29.06.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long