Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích các Tông Đồ nhìn 2 viễn cảnh khác nhau

VATICAN (Zenit.org).-Tương quan giữa các thánh Phêrô và Phaolô đã giúp hai tông đồ học được chỉ có sự đối thoại chân tình, mở ra cho chân lý Chúa Kitô, có thể hướng dẫn con đường đi của Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 1/10 tại Quảng Trường thánh Phêrô, trong đó ngài tiếp tục với loạt giáo lý về Tông Đồ Phaolô. Giáo Hội đã cử hành suốt tháng Sáu Năm Thánh Phaolô, đánh dấu kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của vị Tông Đồ.

Đức Thánh Cha nói về hai cuộc gặp gở chính giữa Phaolô và Phêrô: lần thứ nhất tại Công Đồng Jerusalem và sau đó trong cuộc gặp gở nổi tiếng nơi Phaolô khiển trách Đức Giáo Hoàng thứ nhất.

Về tình tiết thứ hai, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng những viễn cảnh của hai tông đồ thì khác biệt, dầu cả hai tha thiết bênh vực đức tin của các tín hữu.

Việc xảy ra nẫy lên trên vấn đề phải làm gì khi các Kitô hữu gốc Do Thái và dân ngoại chia sẻ cùng một bàn.

Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng lúc đầu, “Phêrô, ngồi bàn với cả hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên kết với James tới […] Phêrô bắt đầu tránh tiếp xúc tại bàn với dân ngoại, hầu không làm gương xấu cho những kẻ [gốc Do thái] vẫn tiếp tục giữ những luật liên quan với sư tinh sạch thức ăn. […] Sự lựa chọn này chia rẽ thâm sâu những Kitô hữu đến từ phép cắt bì và những kẻ đến từ dân ngoại.”

Những quan tâm

Đức Thánh Cha đã ghi nhận rằng quyết định của Phêrô “đã gây nên một phản ứng bốc lửa từ Phaolô, kẻ tới chỗ cáo Phêrô và những kẻ còn lại về sự giả hình.”

Nhưng, Đức Thánh Cha nói rõ, trên thực tế “những mối quan tâm của Phaolô, một bên, và Phêrô và Barnabas bên kia, thì khác biệt.”

Ngài giải thích: “Đối với Phêrô, sự phân cách những người dân ngoại biểu thị một cách thức dạy và tránh làm gương xấu cho những tín hữu đến từ Do Thái Giáo. Đối với Phaolô thì lại khác, đó là nguy cơ của một sự hiểu lầm về sự cứu rỗi phổ quát trong Chúa Kitô được cống hiến cho dân ngoại cũng như cho người Do Thái.

“Nếu sự công chính hóa được mang lại chỉ nhờ đức tin vào Chúa Kitô, nhờ sự tuân theo Người, mà không cần đến luật, thì còn ý nghĩa gì nữa việc giữ những luật về sự tinh sạch thức ăn khi tham gia tại bàn?”

Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bình luận, xem ra Phêrô và Phêrô chỉ có những viễn cảnh khác biệt: “Đối với Phêrô, không làm mất những người Do Thái đã ôm ấp Tin Mừng, đối với Phaolô, không làm giảm gía giá trị cứu rỗi của sự chết của Chúa Kitô cho mọi kẻ tin.”

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã nhắc rằng Phaolô nên để sau này mới đối mặt cũng tình trạng khó xử này, và tán thưởng một viễn cảnh tượng tự với viễn cảnh mình đã chê trách.

Đức Thánh Cha đã nhắc lại “Khi viết cho các Kitô hữu Roma một vài năm sau--lối giữa thập niên những năm 50—Phaolô sẽ đụng phải một tình huống tương tự và người sẽ xin những kẻ mạnh rằng đừng ăn những thức ăn không sạch hầu không làm mất những kẻ yếu hay gây gương xấu cho họ.”

Một bài học

Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận, biến cố Antiochia “tự chứng tỏ là một bài học cho cả hai Phêrô và Phaolô. Chỉ sự đối thoại chân tình, mở ra cho chân lý Tin Mừng, có thể hướng dẫn con đường của Giáo Hội.”

Và, ngài khẳng định, cũng một bài học này cần phải học ngày nay: “Với những đặc sủng khác biệt được giao phó cho Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, bằng cách cố gắng sống trong tự do gặp được hướng đi trong đức tin vào Chúa Kitô và được tỏ hiện trong việc phục vụ anh em chúng ta.

“Điều thiết yếu là sống phù hợp hơn mãi với Chúa Kitô. Chính trong cách này mà người ta thật sự được tự do, trong cách này hạt nhân thâm sâu nhất của luật được diễn tả trong chúng ta: tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta hãy xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tâm tình của Người, học từ Người sự tự do thật và tình yêu tin mừng ôm ấp mọi người.”