94 nước trong đó có Việt Nam thông qua Công ước chống Tham nhũng của Liên Hợp Quốc.

Đây là văn kiện có tính pháp lý đầu tiên nhằm chống tham nhũng ở mức độ toàn cầu.

Sau gần hai năm soạn thảo và thảo luận, các chi tiết cuối cùng của Công ước chống Tham nhũng của LHQ được thông qua ngày 01/10/2003.

Trong hội nghị từ 9-11 tháng 12 tại thành phố Mérida ở Mexico, 94 nước trong đó có Việt Nam đã ký thông qua Công ước chống Tham nhũng.

Về cơ bản Công ước này đạt được điều mô tả là bước đột phá với các chương mới về Truy tìm hay Phục hồi Tài sản và các biện pháp Ngăn ngừa tham nhũng.

Các điều khoản về biện pháp Ngăn ngừa nói rằng các dịch vụ công cộng phải hiệu quả, minh bạch và các công chức phải được tuyển dụng theo qui chuẩn đạo đức và họ sẽ chịu sự kiểm soát của các điều khoản về yêu cầu khai báo tài chính.

Các nước tham gia ký kết công ước cho rằng chương Phục hồi Tài sản tham nhũng là một bước đột phá quan trọng bởi trong trường hợp tham ô hay biển thủ công quỹ thì các tài sản bị thu giữ sẽ được trả lại cho quốc gia, cho người sở hữu hợp pháp hoặc theo dạng bồi thường cho các nạn nhân.

Điểm cũng đáng lưu ý là chương nói về Hợp tác Quốc tế và Trừng phạt tham nhũng của Công ước này đề cập về khả năng dẫn độ và xem xét đến sự khác biết ở góc độ pháp lý trong của luật mỗi nước.

Sau khi phê chuẩn thì các quốc gia thành viên sẽ nhóm họp thường xuyên để tạo dựng diễn đàn nhằm rà soát quá trình thực hiện Công ước.

Hơn nữa các diễn đàn cũng sẽ giúp tạo điều kiện để thực hiện các yêu cầu nêu trong Công ước.

Được biết trên nguyên tắc, LHQ chỉ cần cần 30 nước thông qua là Công ước này đã có hiệu lực.

Vậy việc tham gia công ước này có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh Việt Nam đã và đang có những biện pháp chống tham nhũng?

Mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn của Nguyễn Hoàng với luật sư Nguyễn Ngọc Bích về vấn đề này: (BBC)