(Catholic Herald 07.08) Thứ sáu ngày 06.08 nầy Giáo Hội cử hành lễ Hiển Dung.Ngày 06.08 cũng là một mốc ngày tháng quan trọng trong lịch sử thế giới: ngày định mệnh khi trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Horoshima, Nhật. Hôm đó,một ngày thứ Hai,vào 8:15 sáng, một máy bay bỏ bom B-29 của Mỹ,Enola Gay, thả trái bom “Chú Bé” (Little Boy). 80.000 người bị giết tức khắc do vụ nổ và vào cuối năm,con số nầy đã tăng cao đáng kể, do những vết thương và tác động của phóng xạ. Hai phần ba nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn.

Nhưng giữa cảnh tàn sát khủng khiếp nầy, một điều gì đó khá đặc biệt đã xảy ra: có một cộng đoàn nhỏ bé Các cha Dòng Tên sống trong một nhà xứ gần nhà thờ giáo xứ,chỉ cách nơi bom nổ không đến một dặm,trong bán kính hủy diệt của phóng xạ. Cả tám thành viên cộng đoàn nầy thoát gần như vô sự. Nhà xứ của các ngài vẫn đứng vững, trong khi các toà nhà chung quanh trong tầm mặ có thể nhìn thấy,đều bị san bình địa. Cha Hubert Schiffer, một tu sĩ Dòng Tên người Đức, là một trong những người sống sót nầy,lúc ấy đã 30 tuổi và sống khoẻ mạnh đến tuổi 63. Trong nững năm cuối, Ngài đi khắp nơi nói về kinh nghiệm nầy của Ngài và lời chứng của Ngài được ghi âm năm 1976, lúc cả tám tu sĩ Dòng Tên vẫn còn sống.

Ngày 06.08.1945, sau khi dẫng lễ xong, Ngài vừa ngồi xuống ăn điểm tâm thì thấy một ánh sáng choé lên. Ngài vẫn nghĩ đó là một vụ nổ nào đó ở hải cảng,nhưng gần như lập tức Ngài thuật lại: “một tiếng nổ khủng khiếp tràn ngập không khí với tiếng sét nổ tung.Một lực vô hình nâng tôi lên khỏi ghế ngồi,ném mạnh tôi vào không khí, rung lắc tôi, đánh đập tôi liên hồi và xoay tít tôi vòng vòng..”. Ngài bò dậy và nhìn chung quanh,nhưng không nhìn thấy được cái gì trong bất cứ hướng nào. Mọi thứ đã bị tàn phá. Ngài bị vài thương tích nhỏ,không có gì nghiêm trọng và sau đó các bác sĩ khám kỹ cho ngài và các bạn, cũng chẳng thấy họ bị ảnh hưởng từ phóng xạ. CVùng với cà bạn tu sĩ Dòng Tên, Cha Schiffer tin rằng “chúng tôi sống sót vì đã sống thông điệp Fatima. Chúng tôi đã sống và lần chuỗi mân côi hằng ngày trong ngôi nhà nầy”….

Sau vụ thả bom đầu tiên nầy,chính phủ Nhật vẫn từ chối đầu hàng vô điều kiện và vì thế một trái bom thứ hai đã thả xuống Nagasaki ab ngày sau, vào 09.08…Nhưng có một điều lạ tương tự với những gì đã xảy ra ở Hiroshima: tu viện Phan-Sinh do Thánh Maximilien Kolbe lập ở Nagasaki trước chiến tranh, cũng không phi sơ gì khi bom rơi ở đó, nhờ một ngọn núi chắn cho. Do vậy ở cả Hiroshima lẫn Nagasaki, chúng ta nhìn thấy được bàn tay che chở của Mẹ Maria