Đó là ngày 30 tháng Bảy, năm 1967, Joni vừa tròn 17 tuổi. Cô là một thiếu nữ khỏe mạnh và yêu thích thể thao. Hồ bơi hôm ấy là một ngày ấm áp lý tưởng. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên mặt hồ nước bạc. Joni bắt đầu lặn một cách thành thạo xuống đáy hồ. Nhưng trong chốc lát, cuộc đời của mãi mãi đổi thay. Thiên Chúa đã có một kế hoạch cho Joni mà cô hoàn toàn không biết.

Joni đã lặn sâu vào trong nước. Nhưng mực nước không đủ đô sâu. Đầu cô đã va vào đáy hồ. Cô chỉ kịp nghe một tiếng động lớn. Bất thình lình, Joni bị sập bẫy dưới mực nước. cô không thể cử động. Cô nghĩ cô có thể đã bị bắt trong chiếc bẫy cá.

Cô muốn kêu gọi để được giúp đỡ. Nhưng cô đã phải nín thở hoặc cô sẽ bị chết đuối. Cô hết sức cố gắng nhưng hầu như chẳng còn cách nào. Cô không thể đứng dậy. Cô không hiểu điều gì sẽ xảy đến. Cô hết sức cố gắng để nín thở, nhưng không thể kéo dài nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, chị cô, Kathy, đã đến với cô. Kathy đã kéo Joni lên khỏi mặt nước. Cuối cùng cô có thể thở. Nhưng có một vấn đề lớn. Joni vẫn không thể cử động được chân tay. Xe cấp cứu đến đưa cô đi bệnh viện. Joni vô cùng đau đớn. Cô bảo chị Kathy hãy nắm lấy tay cô trong lúc chờ đợi. Kathy nói với Joni rằng đã nắm tay cô rồi. Joni lấy làm ngạc nhiên. Cô đã không cảm nhận được điều đó.

Tại bệnh viện các bác sỹ đã tìm ra rằng Joni bị gãy một xương cổ. Cô đã bị liệt cả chân tay. Cô không thể cử động hoặc cảm nhận bất cứ sự gì trên thân thể của cô từ đôi vai trở xuống. Cô bị tàn tật, mất khả năng hoạt động. Điều kiện này là vĩnh viễn. Joni ở bệnh viện một thời gian dài. Các phương tiện máy móc vẫn giúp cợ thể cô, ở một chỗ. Cô nghĩ mình sẽ có thể chết. Joni đã không chết. Nhưng đời cô, như cô đã biết, thế là hết.

Một thời gian lâu, Joni cảm thấy suy thoái vô cùng. Thoạt đầu cô không thể biết điều gì đã xảy đến với cô. Cô nghĩ đó là điều bất công mà cô sẽ không bao giờ trở lại bình thường. Cô giận dữ vì cuộc đời cô đã thay đổi quá nhiều. Và cô muốn chết đi. Cô đã viết về những trải nghiệm của cô.

“Tôi đã yêu cầu những bạn bè của tôi giúp đỡ tôi tự vẫn. Tôi muốn tìm một lối thoát cuối cùng. Tôi không thể đối phó với khả năng ngồi yên một chỗ trong quãng đời còn lại mà không sử dụng đôi tay, không sử dụng đôi chân. Tất cả những hy vọng của tôi dường như đã tiêu tan.”

Nhưng rồi Joni bắt đầu có những suy nghĩ khác. Joni là một Ki-tô hữu. Nhưng trước lúc tai nạn xảy ra cô cảm thấy như cô đã sống một cuộc sống không gì tốt lành cho lắm. Và cô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa thay đổi cuộc đời cô. Cô muốn trở thành người tốt hơn. Và giờ đây, sau những tháng ngã lòng cô đã có một ý tưởng mới. Joni bắt đầu tự hỏi phải chăng tai nạn này là sự trả lời của Thiên Chúa tới lời nguyện của cô.

Sau vụ tai nạn hai năm cô đã gặp Steve Estes. Steve trở thành người bạn tốt của cô. Cả hai cùng trau giồi Kinh Thánh Ki-tô giáo. Họ cố gắng tìm ra những gì mà Thiên Chúa giạng dạy về sự đau khổ, cam chịu và chữa lành. Joni nói:

“Việc nghiên cứu Kinh Thánh không giải đáp hết mọi thắc mắc của tôi. Nhưng điều đó đã dạy cho tôi về Đấng Duy Nhất mà có thể hiểu mọi đớn đau cam chịu. Bằng việc trau giồi Kinh Thánh, tôi bắt đầu hiểu những hứa hẹn của Thiên Chúa đối với tôi. Tôi không học đi. Nhưng tôi học đợi chờ. Tôi không bao giờ còn có thể chạy trở lại. Nhưng thiên Chúa đã cho tôi nghỉ ngơi.”

Giờ đây Joni tin tưởng rằng tình trạng mất khả năng của cô là sự khởi đầu một quá trình khó khăn lâu dài. Đó là quá trình trở nên giống Chúa Ki-tô nhiều hơn. Cô tin rằng tai nạn của cô là ý định của Thiên Chúa đối với cuộc đời cô. Cô viết:

“Tôi biết rằng những lúc khó khăn có thể làm cho chúng ta suy nghĩ ít hơn về cuộc sống của riêng mình. Chúng tạo cho chúng ta sự phụ thuộc duy nhất vào Thiên Chúa. Chúng cũng có thể cho chúng ta khả năng để cố gắng cảm nhận như thế nào mà những người chúng quanh ta có thể cảm nhận. Chúng ta có thể cố gắng để hiểu và giúp đỡ những người bị đau đớn.”

“Thiên Chúa đã dùng thương tật này để phát triển tính kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, lòng khoan dung độ lượng, tự kiềm chế, tính kiên định, nhạy cảm, yêu thương và hoan hỷ trong tôi. Những điều đó đối với tôi không phải là vấn đề nhiều nhặn cho lắm khi mà tôi còn sống trên đôi chân. Nhưng, trời ơi, chúng bắt đầu trở thành vấn nạn sau khi tôi bắt đầu sống trên chiếc xe lăn.”

Đến bây giờ, Joni vân không thể cử động tay chân. Cô không thể cảm nhận bất cứ điều gì từ đôi vai trở xuống. Nhưng cô là khí cụ của hy vọng. Cô là ân nhân đối vơi nhiều người mất khả năng hoạt động. Cô đã chỉ ra hồng ân của Thiên Chúa.

Joni cầu xin Thiên Chúa đoái nhìn thân thể của mình. Cô muốn người cất đi thương tật bất toại. Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô. Nhưng Người đã không trả lời chúng như thế nào, cô thầm nghĩ Người sẽ đáp lời nguyện của mình. Nhưng thay vào việc chữa lành thể xác cho Joni, Thiên Chúa đã chữa lành lặn linh hồn của cô.

Joni đã nhận ra rằng giá trị của cô không tùy thuộc vào sự tồn tại có thể để cử động thân mình. Thay vì cô cô có thể dùng hoàn cảnh của mình để giúp đỡ những người mà phải đối phó với cam chịu khổ đau. Cô cũng có thể dùng những món quà của cô để chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người trên toàn thế giới.

Hầu như mọi người đa nghe câu chuyện của Joni. Cô đã viết hơn ba mươi cuốn sách cho mọi đô tuổi. Cô đã giành được nhiều giải thưởng. Joni cũng làm việc với nhiều viên chức chính phủ thông qua những đạo luật giúp đỡ những người tàn tật. Cô tích cực trong việc chia sẻ thông điệp của Thiên Chúa đến mọi người. Joni tin rằng đôi khi Thiên Chúa có những mục đích mà con người trên thế gian không thể hiểu được. Cô nói:

“Tôi đã khám phá ra rằng Thiên Chúa có thể chữa lành. Chỉ có Thiên Chúa chữa lành. Nhưng Người đã không yêu cầu để được cứu chữa... Người đã chỉ cho tôi thấy rằng sự đau khổ của tôi là phần nào của một kế hoạch tốt đẹp hơn.”

Joni Earackson Tada nếm mùi khổ đau. Nhưng Thiên Chúa đã tạo cho Joni một khí cụ mãnh liệt về tình yêu của cô. Đây là cách mà Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô cho lành lặn vết thương.

(Broken but Healed)