VINH - Trang Nứa là chứng nhân của sự bách hại và sống mầu nhiệm hiệp thông cùng Đồng Chiêm trong đêm giao thừa.

Hình ảnh Trang Nứa cầu nguyện cho Đồng Chiêm trong đêm giao thừa

Giáo xứ Trang Nứa thuộc giáo phận Vinh, tọa lạc trong một địa lý hết sức đặc biệt cách toà giám mục xã đoài 2km. Trước khi thành lập giáo phận Vinh vào năm 1846, Giáo xứ Trang Nứa là một xứ đạo thuộc cử điểm truyền giáo của địa phận Tây Đàng Ngoài và có bề dày lịch sử về đời sống Đức Tin mạnh mẽ, kiên trung.

Hòa mình trong dòng chảy lịch sử của giáo hội Việt Nam, giáo xứ Trang Nứa đã đuợc nếm mùi vị của lịch sử giáo hội chịu thương đau.

Trang Nứa và đồng Chiêm cùng Chịu chung đau thương

Nhìn lại lịch sử giáo phận Vinh bị bách hại đạo hơn 300 năm qua, chúng ta phải nhắc đến biến cố đau thương của giáo xứ Trang Nứa hay còn gọi là "Vụ Trang Nứa"

Biến cố đau thương của giáo xứ Trang Nứa được mọi người khắp thế giới biết đến, khi nhà cầm quyền cộng sản dùng bộ đội chính quy đàn áp, làm cho Trang Nứa trở nên "Vũng Máu"trong lòng giáo hội vào ngày 24-11-1952. Kết quả của vụ Trang nứa là có 5 linh mục, 2 chủng sinh, 45 giáo dân bị kết án tử hình hoặc bị tù giam nhiều năm và án treo.

Những con nguời ấy, mãnh đất ấy thì nay vẫn còn đó, nhưng dường như những kỷ ức đau thương, người ta không muốn nhắc đến.

Sự thật đó, chính tôi được thấy khi đến thăm một cụ già tại Trang Nứa, năm nay ông đã gần 100 tuổi, trên đầu ông đã bạc phơ. Khi đựợc hỏi về biến cố lịch sử cách đây gần 50 năm. Tôi nhận thấy trong mắt ông một nỗi đau không thể diễn tả được, một nỗi sợ hãi không thể nói bằng lời. Tôi không giám hỏi ông thêm điều gì. Qua thông tin, tôi tìm hiểu về lịch sử giáo xứ, và chính tôi được gặp trực tiếp ông là nạn nhân của chế độ cộng sản một thời. Tôi mới cảm nghiệm được sự tàn khốc mà chính thế chế này đã gieo xuống mảnh đất bình yên, và nỗi sợ hãi ấy đã theo ông suốt cả một kiếp người.

Tại Đồng Chiêm, đau thương cũng đã đến với làng quê nghèo, hiền lành; khi nhà cầm quyền kéo đến cả gần một ngàn cảnh sát cơ động và đủ thử các loại vũ khí: Dùi cui, roi điện, chó nghiệp vụ.... vào rạng sáng ngày 6/1 để triệt hạ cây Thánh Giá là biểu tượng linh Thánh của người tin vào Thiên Chúa. Đau thương đến với Đồng Chiêm, họ quặn đau vì anh em mình bị đánh đập, họ đau vì Chúa mình bị xúc phạm.

Hành động đập phá Thánh Giá của nhà cầm quyền Hà Nội trong thời gian qua là kết quả của chuỗi dài lich sử giáo hội Việt Nam bị bách hại.

Thánh Giá Đồng Chiêm bị triệt hạ, Giáo xứ Trang Nứa hiệp thông cầu nguyện trong đêm giao thừa.

Trong tâm tinh hiệp thông sẻ chia với nỗi đau của anh chị em tại Đồng Chiêm sau hơn một tháng bị nhà cầm quyền Hà Nội triệt hạ Thánh Giá và dùng những chiêu bài trấn áp giáo dân trong suốt thời gian qua.

Hơn ai hết, giáo xứ Trang Nứa thống hiểu được nỗi đau mà anh chị em mình phải gòng mình chịư đựng trước sự cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam.

Tối nay lúc 20h30p ngày 30/12/2009 âm lịch, Cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi đã tổ chức một buôỉ cầu nguyện suy tôn Thánh Giá hết sức sốt sắng và long trọng, để hiệp thông cùng nỗi đau của anh chi em mình tại Đông Chiêm.

Việc suy tôn Thánh Giá của Giáo xứ Trang Nứa trong thời khắc đêm giao thừa hết sức đặc biệt. Nói lên rằng, giáo xứ Trang Nứa đang sống mầu nhiệm Năm Thánh theo lời mời của giáo hội Việt Nam: Mầu nhiệm, hiệp thông. sứ vụ.

Trong suốt năm qua, bao biến cố xảy đến với giáo hội Việt Nam từ sự kiện Tòa khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan lý và đến nay là sự kiện Đồng Chiêm mới nhất.

Giáo xứ Trang Nứa dứói sự dẫn dắt đầy khôn ngoan và can đảm của Cha quản xứ noi gương vị Cha Chung Giáo Phận là Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, một con nguời của mầu nhiệm hiệp thông nên đã tạo ra một tinh thần sống liên đới và hiệp thông mạnh mẽ khi giáo hội bị bách hại. Đặc biệt là cây Thánh Giá bị xúc phạm và triệt hạ tại Đồng Chiêm.

Đêm giao thừa, thời khắc đặc biệt giao duyên giữa năm cũ và năm mới. Giáo xứ đã đặt mình trước cây Thánh Giá để ngẫm suy về mầu nhiệm Thập Giá. Phải chăng vị chủ chăn đã muốn gửi đến cho cộng đoàn một thông điệp về sự sống, về tình yêu đó là nơi cây Thánh Giá củă Đưc Kittô. Bởi vì, Thánh Giá chính là biểu tượng của sự sống và tình yêu đích thực.

Lạy Chúa, Mùa xuân lại về trên quê hương Đất Việt, nhớ lại bao biến cố đau thương xảy đến cho giáo hội Việt Nam. Chúng con xin Chúa cũng tăng thêm nghị lực, lòng can đảm cho mỗi người. Nhờ đó, chúng con biết sống theo tinh thần Năm Thánh: sống mầu nhiệm hiệp thông để làm cho giáo hội ngày càng phát triển và làm cho cho con người sớm có được sự công bằng, bác ái và sự thật

Đêm giao thừa 30-11-2009