CHÚA NHẬT XI TN (B)
Êzêkien 17: 22-24; T.vịnh 91;; 2Côrintô 5: 6-10 Máccô 4: 26-34

Dụ ngôn thứ nhất trích trong phúc âm thánh Máccô hôm nay, là dụ ngôn tôi thích nhất. Nó chỉ có trong phúc âm thánh Máccô, nhưng điều đó không làm giảm nghĩa mạnh mẽ của nó - ít nhất là đối với tôi, và tôi cũng tin chắc như thế đối với cộng đoàn các tín hữu của thánh Máccô. Phúc âm thánh Máccô là sách được viết đầu tiên, và do đó rất gần ngày Chúa Giêsu chịu chết. Thế giới của giáo hội lúc đó đang bị áp chế nhất là trong những ngày Chúa Giêsu còn sống. Cộng đoàn Kitô hữu lúc bấy giờ chịu nhiều đau khổ nên họ cần nghe một thông điệp đầy hy vọng và vì thế thánh Máccô nói ngay từ lúc đâu trong phúc âm của ông ta. Thánh Máccô nói ngay đến điểm chính. "Đây là bắt đầu phúc âm ("tin mừng") của Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa” (Mc 1:1)

Một trong những đặc điểm chính của phúc âm thánh Máccô là nhấn mạnh đến sự đau khổ - cây thập giá đang hiện diện trong tâm trí của các tín hữu tiên khởi; cây thập giá Chúa Giêsu, nhưng cũng là cây thập giá mà Chúa Giêsu đã hứa cho những ai chấp nhận lời mời gọi đi theo Ngài (Mc 8:34-36). Vì tính đơn sơ của các môn đệ đầu tiên và nhiệm vụ dường như họ không thể thực hiện được, dụ ngôn về hạt giống tự nẩy mầm, tự phát triển làm cho họ thêm hy vọng về việc họ làm.

Tựa đề trong sách Kinh Thánh của tôi nói về dụ ngôn này là, "Hạt giống tự nẩy mầm". Có những tựa đề khác như "Dụ ngôn của người nông dân lười biếng?", hay "Dụ ngôn gây ngạc nhiên". Một nữ tu dòng Đa Minh của chúng tôi là Barbara Reid đề nghị tựa đề khác "Người gieo giống trong cơn ngủ".

Các dụ ngôn là các bài tập về trí tưởng tượng của chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng được người nông dân bình thường này đã gieo hạt giống xuống đất rồi đi ngủ không? Bạn có thể tưởng tượng được người nông dân đó nằm đọc sách bên cạnh đèn gần giường và đang uống một ly sửa nóng hay một loại gì đó mạnh hơn không? Trong khi đó, hạt giống không ngủ. Hạt giống tự nẩy mầm và mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.

Bạn nên tiếp tục tưởng tượng hoàn cảnh này. Một buổi sáng, sau khi tiếng chuông báo thức người nông dân đang ngủ say ngồi dậy trên giường vổ trán và nói "Tôi hình như quên chuyện đã gieo hạt giống. Tôi tự hỏi hạt giống bây giờ ra sao? Rồi người nông dân tự ra ruộng xem và rất ngạc nhiên, rồi la lên "Vì sao, hãy xem đây! Các hạt lúa đã sắp được gặt hái".

Tôi lớn lên ở Brooklyn, New York. Tôi chẳng biết gì về việc nhà nông cả. Nhưng, trong các bạn, có những người đã sống ở vùng đồng ruộng, chắc hiểu dụ ngôn này một cách dễ dàng phải không? Các bạn chỉ gieo hạt giống, rồi hạt giống tự động phát triễn trong lúc các bạn đang ngủ phải không? Chúng tôi, những người ở đô thị đi làm việc mệt nhọc và khi về cũng không ngủ được. Nhưng, trong đô thị lớn này trẻ con cũng biết là dụ ngôn này nghe như không phải là việc nhà nông thực sự. Tôi muốn thêm vào đó việc làm cỏ, bón phân, tưới nước để làm cho dụ ngôn thêm phần hiện thật hơn. Còn người thợ mộc đến từ Nazarét này biết gì về việc nhà nông? Thật ra Chúa Giêsu không hướng dẫn về việc nhà nông không cần phải lo lắng và dễ dàng trong cách thức "bỏ mặc". Hãy nhớ, đây là một dụ ngôn, và Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với một thế giới do Ngài thiết kế ra để cho chúng ta biết cách thức làm việc của Thiên Chúa.

Có nhiều dụ ngôn liên tục về việc trồng cây, gieo hạt giống trong phúc âm thánh Máccô (Mc4:1-25). Những việc đó họ phải làm chăm chỉ và khó nhọc. đất phải tốt, và hạt giống phải tốt để dễ nẩy mầm và phát triễn. So với câu chuyện trong dụ ngôn đó, một người bình luận cho rằng dụ ngôn này gần như là truyện tranh - và tôi muốn thêm vào đó, đây là một ngẩu hứng, có ý nghĩ và khiêm tốn, không phải chỉ nó về việc chăm sóc cực nhọc, hay thông minh của người nông dân. Đây là nó về hạt giống tốt sẽ tự nẩy mầm sống trên đất tốt, cho dù người nông dân "không biết làm cách nào".

Trong dụ ngôn có lời văn như hoà quyện với nhau. Người nông dân “sẽ ngủ và thức dậy ngày đêm”. Hạt giống vẫn luôn tiếp tục nẩy mầm phát triễn, rồi đến trổ đòng đòng, sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt, và mùa gặt. Người Hy lạp nhấn mạnh hơn: Hạt giống tự động phát triễn cho đến khi mùa gặt hái đến.

Một người thợ mộc biết gì về việc nhà nông phải không? Những gì người thợ mộc biết là ông ta biết chắc chắn về "Triều Đại Thiên Chúa": Điều đó ra sao khi Thiên Chúa điều khiển, khi Thiên Chúa hành động, và cách thức Thiên Chúa làm việc ra sao? Chúa Giêsu cho chúng ta biết ý kiến của Ngài về quyền năng của Thiên Chúa trên chúng ta. Vấn đề là: Hạt giống của Thiên Chúa sẽ phát triễn, và mùa gặt của Thiên Chúa sẽ đến. Dụ ngôn này hẳn đã khiến giáo hội tiên khởi của thánh Máccô đang chịu cực nhọc trong cuộc sống để trung thành giử vững lời Chúa Giêsu dạy. Đôi khi họ cảm thấy mất phương hướng và hình như không được thành công ngay lập tức trong việc của họ.

Dụ ngôn nói với tất cả chúng ta, những người đang dạy giáo lý cho con trẻ và hỏi "tôi đã làm đủ chứa?". Dụ ngôn khuyến khích chúng ta: Khi tự hỏi liệu chúng ta có lời an ủi nào để xoa dịu nỗi đau khổ mỗi khi chúng ta kiệu Mình Thánh Chúa cho người hấp hối; như khi chúng ta phục vụ trong hội đồng giáo xứ, hay là thành viên của ca đoàn, hay đọc sách thánh trong thánh lễ, hay viết thư cho một nhà chính trị, hay nói lên những ước nguyện của người vô gia cư trong một cuộc họp của hội đồng thành phố v.v... Chúng ta cầu nguyện rồi "gieo hạt giống" qua lời nói và việc làm của chúng ta.

Chúng ta không bao giờ thấy thành quả ngay. Nhưng, Chúa Giêsu luôn nhắc chúng ta "Đây là việc thường xuyên có trong Triều Đại của Thiên Chúa". Chúng ta có thể không bao giờ cảm thấy mình đã làm đủ rồi, và công việc chúng ta đã chưa hoàn thành; nhưng, dụ ngôn nhắc chúng ta là điều đó không phải hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách làm việc của chúng ta. Hạt giống có sự sống riêng cúa nó, ngay cả khi chúng ta gieo ra bên ngoài, hay gieo trong giấc ngủ. Chúa Giêsu bảo chúng ta đừng nản lòng và lo lắng. Không có sự ngờ vực trong dụ ngôn. Sẽ có vụ thu hoạch và tất cả đều không phụ thuộc vào chúng ta.

Nhưng đây không phải là một dụ ngôn chỉ cách làm việc gì trái ngược. Như việc mục vụ lời Chúa đòi hỏi nhiều công việc khó khăn. Nhất là lúc này sau cơn đại dịch covid, chúng ta phải gặp khó khăn. Chúng ta bị thử thách tự dấn thân vào nơi có nhu cầu cần giúp đở, có những lúc có thể là chính gia đình chúng ta. Chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ và cố gắng hết sức. Nhưng, vẫn còn câu chuyện dụ ngôn này và có thể làm chúng ta quên một cách dễ dàng. Chúa Giêsu nhắc chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong thế giới của chúng ta. Vâng, chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ nhất để có thể bằng trái tim của chúng ta, và với học vấn và kỷ năng của mình. Và cộng với sự siêng năng cầu nguyện của mổi người.

Chúng ta sẽ tự nhắc chúng ta về thông điệp trong nội dung của dụ ngôn này, là cho dù chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng ta cũng chẳng làm được gì nhiều trong việc làm hạt giống nẩy mầm. Hạt giống có sự sống riêng của nó, rồi sẽ có vụ mùa gặt hái. Không phải vì chúng ta đã làm việc chăm chỉ và khó nhọc, nhưng do chúng ta không đơn độc trong sự cố gắng chính mình này.

Dụ ngôn có thể giúp chúng ta trong lời cầu nguyện trong mổi chúng ta. Vậy lời cầu nguyện nào của bạn đáp ứng với dụ ngôn này? Lời cầu nguyện về sự ngợi khen và khai mở? Hay lời cầu nguyện cho được ơn khôn ngoan và có tầm nhìn thấu đáo? hay lời cầu nguyện về sự kiên trì và liên lỉ cậy trông bất chấp những sự kiện khó khăn thực tại? Thật ra, Chúa Giêsu không kể cho chúng ta câu chuyện vui dành cho trẻ em. Trái lại, dụ ngôn là lời của Thiên Chúa, và nếu chúng ta lắng nghe, dụ ngôn có thể mở mắt chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa rất gần, trong sự hiện diện linh hoạt của Ngài ở giữa chúng ta. Dụ ngôn giúp các tín hữu đầu tiên sống trong cảnh đầy thử thách; như chúng ta hiện nay. Vậy bạn hãy thử hình dung ra cách họ đã làm, và làm như họ xem nào.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


11th SUNDAY (B)
Ezekiel 17: 22-24; Psalm 92; 2 Corinthians 5: 6-10; Mark 4: 26-34

The first parable in today’s gospel, from Mark, is one of my favorites. It is found only in Mark, but that does not reduce its impact, or significance – at least for me and, I am sure for Mark’s community. His gospel was the first written and therefore closest to Jesus’ death. Their world was also the oppressive one in which Jesus lived. The fragile Christian community needed to hear a message of hope and that’s what Mark addressed from the first words of his gospel. He gets right to the point, "Here begins the gospel ["good news"] of Jesus Christ, the Son of God." (1:1)

One of the key features of Mark’s gospel is its emphasis on suffering – the cross was very much on the minds of the early believers; the cross of Jesus, but also the cross Jesus promised for those who chose to accept his invitation to follow him (8:34-36). In light of the insignificance of the first disciples and the seeming impossibility of their task, the parable of the seed that grows by itself must have been hope-building for them.

The title in my Bible for this parable is, "Seed Grows of Itself." There are other possibilities. How about, "the Parable of the Lazy Farmer?" Or, "the Surprise Parable?" Our Dominican sister, Barbara Reid, suggests "the Sleepy Sower." [cf below].

Parables are exercises in imagination. Can you imagine this casual farmer, who "scatters seed" then goes to bed? Do you see him, or her, reading in bed, with a light on the night table, along with a warm glass of milk, or something stronger? Meanwhile, the seed is not sleeping. It is very busy producing, first the blade, then the ear, finally the ripe wheat in the ear.

Continue imagining this scene. One morning, after sleeping through the alarm, the farmer sits up in bed, slaps his, or her forehead and says, "I almost forgot the seed I scattered. I wonder how it’s doing? So, the farmer goes out to the field and is surprised, even startled. "Why look a-here! All that wheat just ready to be picked!

I grew up in Brooklyn and am pretty ignorant of farming techniques. But those of you who live in farming areas, must have have it pretty easy, at least according to this parable. You just plant seed and it grows while you slept? While us cityfolk have to commute, scratch out a living and lose sleep. But even this big city kid knows this parable doesn’t sound like real life farming. I want to fill in the blanks about weeding, fertilizing, watering, to make the parable more realistic. What did this carpenter from Nazareth know about farming anyway! Well, Jesus wasn’t giving a lecture on a "laissez-faire" method of farming, carefree and easy. Remember it’s a parable and he is inviting us into a world he is creating to give us an experience of how God works.

There is a series of planting, sowing parables in Mark’s gospel (4:1-25). They have to do with hard work, proper soil and seed struggling to survive. In comparison to those parables, one commentator says the parable is almost comic – and I would add, surprising, inspiring and humbling. It is not about the diligence, hard work, or intelligence of the farmer. It’s about that seed. It’s fertile, it will sprout, despite the fact that the farmer "knows not how."

There is a rhythm in the parable. The farmer "would sleep and rise night and day." It cannot be stopped: first the blade appears, then the ear, the wheat and finally the harvest. The Greek puts it more strongly: the seed grows "automatically" until the harvest has come.

What does a carpenter know about farming anyway? Who knows? What he does know and what he is so sure about is the "reign of God": how it is when God is in charge; when God is at work; and how God works. Jesus is sharing his perspective of God’s rule with us. No matter what: God’s seed will grow; God’s harvest will come. How reassuring this parable must have been to Mark’s community struggling to be faithful to Jesus’ teaching, feeling at times overwhelmed, and not seeing immediate success in their labors.

The parable speaks to any of us who try to teach our faith to our children and ask "Have I done enough?" It encourages us when: we wonder if we have words to console the grieving; when we take communion to someone dying; minister in a parish, sing in a choir, and be a lector at Mass; write to a politician; speak up for the homeless at a city council meeting, etc. We pray and then "scatter seed" by our words and actions.

We don’t always see immediate results, but Jesus reminds us, "This is how it is with the reign of God." We may never feel we have done enough, that our work is undone, but the parable reminds us that it is not all up to us. The seed has a life of its own, even if we should drift off, or fall asleep. Jesus tells us not to be fretful and anxious. There is no doubt in this parable. There will be a harvest and it does not all depend on us.

But this is not a parable about kicking back, doing nothing. The ministry of God’s Word calls for a lot of hard work, especially during these post - pandemic, struggling days. We are challenged to apply ourselves where the needs are, which might be as close as in our own homes. We will work hard and do our best. But still, there is this parable and it is easy to forget it. Jesus is reminding us about God’s presence and action in our world. Yes, we will work as hard as we can with all our heart, education and skills. And we will pray hard.

We will also remind ourselves of this parable’s message, that as much as we try we have little to do with making the seed grow. It has a life of its own. There will be a harvest. It is not just about what we can accomplish with our hard work, we are not alone in our efforts.

Parables can stir up prayer for us. What prayerful response does this parable invite you to? Prayers of wonder and praise? Prayers for wisdom and a clear vision? Prayers for patience and sustained hope, despite present appearances? It is obvious that Jesus wasn’t just telling quaint tales to children. Instead, the parables are God’s Word and, if we let them, can open our eyes to God up close, very active and present to us now. The parables sustained the early Christians in trying times and they can do the same for us. Use your imagination.