MALTA - Tầu cập bến Valletta từ sáng sơm tinh mơ ngày 17/9/2015, từ khoang tầu nhìn trước mặt, khách du lịch sẽ choáng ngợp vì quang cảnh hùng vĩ và vẻ đẹp kiêu sa của thành phố một thời vang bóng đang hiện ra trong ánh sáng hừng đông vừa mới hé mở. Thật là vĩ đại và tuyệt vời! Bạn sẽ mong ước được đi viếng cảnh ngay lập tức.


Hình ảnh

Chúng tôi đã đi theo đoàn du lịch bằng xe bus tiện nghi đi thăm các pháo đài, các dinh thự, nhà thờ chính tòa Malta và Tòa tổng giám mục. Trên khắp các nẻo đường quanh đào hầu như tất cả các tòa nhà đều cùng một mầu đá vàng mộc mạc giống nhau, trông đạm bạc, nhưng kiên cố và không phai vết với thời gian.

Chúng tôi đã tới thăm một làng đánh cá cổ xưa có tên là làng Saint Paul, đã có từ thời dân Phoenician đến đây lập nghiệp mấy ngàn năm trước và trải qua các thời đại với nhiều sắc dân khác ghi vết chân mà nay vết tích về ngôn ngữ và di sản kiến trúc và nghệ thuật. Nay làng này phát triển thêm thành một nơi nghĩ mát lý tưởng và sang trọng với các villa tân tiến và các du thuyền mượt đậu khắp đây đó, vì làng nằm gần một vịnh bao quanh là các sườn đồi núi cao.

Tiếp đến, chúng tôi cũng đi thăm và ăn trưa tại một làng đánh cá truyền thông khác, nơi có tên gọi rất cổ đại là "Pompei" và có nhà thờ dâng kính Đức Bà Pompei. Chắc hản những người di dân tới đây ban đầu là từ thành Pompei bị núi lửa tàn phá ngàn năm trước...

Cuối cùng chúng tôi thăm pháo đài Elmo cửa ngõ ra vào hải cảng Valletta. Tại đây chúng tôi được xem cuốn phim "Malta Experience" nói về lịch sử ngàn năm anh hùng của dân Malta trải qua các cuộc chinh chiến mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa, truyền thống đức tin và địa vị quan trọng của mình là trung tâm điểm giao thoa văn hóa và thương mại trong biển rộng mênh mông của Địa Trung Hải.

Thành Valletta là thủ đô của đảo quốc Malta. Valletta là thủ phủ cực nam của châu Âu với dân số trên 6.000 người và nếu tính cả các khu vực đô thị xung quanh thì có tới gần 400.000 người.

Thành phố Valletta đã chính thức được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 1980. Và tmới đây Valletta đã được chọn là Thủ đô Văn hóa châu Âu cho Đại hội vào năm 2018.

Valletta có nhiều tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 16 trở đi, trong thời gian Hội Dòng Order of St. John of Jerusalem, (còn được gọi là các Hiệp Sĩ chăm sóc Bệnh nhân và Khách trọ - Knights Hospitaller) và dưới triều các Hiệp Sĩ thuộc Order of Malta.

Nói đến Malta ai là người Công Giáo cũng đã từng có nghe đến tên các Hiệp Sĩ Malta. Đảo quốc Malta rất thời danh vì là thủ phủ Hiệp Sĩ Malta là một Hội Dòng Hiệp Sĩ của Giáo Hội Công Giáo.

Tìm hiểu về Hiệp sĩ Malta

Hội Dòng Order of Malta là một trong số ít các Dòng được lập ra trong thời Trung Cổ và vẫn còn hoạt động ngày nay. Đây không chỉ là một tổ chức cùng là tôn giáo mà cũng có chủ quyền chính trị và quân sự. Ngày nay các Hiệp sĩ không còn lý do đi chinh chiến nữa nên mục tiêu quân sự cũng không còn lý do tồn tại và đã biến mất trong sinh hoạt của Dòng.

Bản chất Hiệp Sĩ giải thích và biện minh cho việc duy trì bản chất cao quý của Dòng. Như hầu hết các Hiệp Sĩ khác trong Giáo Hội, họ thường xuất thân từ các gia đình Công Giáo hào hiệp, quảng đại và cao thượng. Ngày nay, phần lớn các Hiệp sĩ Malta thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các thành viên Hiệp sĩ Malta có thể được định nghĩa là người Công Giáo sinh động bởi lòng thượng nghĩa vị tha trong tinh thần và hành vi.

Tất cả Hiệp sĩ Malta phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu truyền thống để trở thành Hiệp sĩ tức là phải có đức tính đặc biệt. Bản chất hiệp sĩ là giữ giá trị đạo đức, đặc trưng bởi tinh thần phục vụ, hy sinh và tuân theo kỷ luật của Hiệp Sĩ Malta.

Cuộc chiến hôm này không còn chiến đấu với thanh kiếm, nhưng là bằng các công cụ thanh bình trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, nghèo đói, bị cô lập xã hội và bất khoan dung, cũng như chứng tỏ bằng cuộc sống Kitô hữu và bảo vệ đức tin.

Tất cả các 13.500 Hiệp sĩ Nam Nữ của Order of Malta phải hành xử và làm gương Kitô hữu trong cuộc sống riêng tư và công cộng của họ, và việc tiếp tục truyền thống của Dòng là cộng tác hiệu quả trong các bệnh xá và các công tác xã hội.

Theo Hiến pháp, các thành viên của Order of Malta được chia thành ba cấp Bậc. Các thành viên phải sống gương mẫu phù hợp với giáo lý và giới luật của Giáo Hội Công Giáo và họ dành thì giờ cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Dòng.

Các thành viên Cấp Nhất gồm các Hiệp sĩ của Công Lý, các Hiệp sĩ có khấn Dòng và các Tuyên úy có lời khấn "nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục sống hoàn thiện theo Tin Mừng". Họ là những các tu sĩ đích thật theo Giáo luật, nhưng không bắt buộc phải sống trong cộng đồng tu viện như các Dòng khác.

Các thành viên cấp Hai, có lời Khấn Vâng Lời, cam kết sống theo nhưng nguyên tắc Kitô và các nguyên tắc truyền cảm của Dòng. Họ được chia thành ba loại: 1/ Knights and Dames of Honour and Devotion trong sự vâng lời. 2/ Knights and Dames of Grace and Devotion trong sự vâng lời. 3/ Knights and Dames of Magistral Grace trong sự vâng lời.

Các thành viên cấp Ba, bao gồm các thành viên giáo dân không có lời tuyên khấn, nhưng muốn sống theo các nguyên tắc của Giáo Hội và Hội Dòng. Họ được chia thành sáu loại: 1/ Knights and Dames of Honour and Devotion. 2/ Các Tuyên úy danh dự. 3/ Knights và Dames of Grace and Devotion. 4/ Các Magistral Tuyên úy. 5/ Knights and Dames của Magistral Grace. 6/ Donats of Devotion (nam và nữ).

Hội Order of Malta đã để lại những dấu ấn quan trọng và khó phai mờ trên quần đảo Malta trong suốt 250 năm Hội Dòng. Từ cuộc sống hàng ngày cho đến các cuốc chiến đấu dũng cảm của họ, tất cả được ghi lại trong các tài liệu lưu trữ, kiến trúc và văn hóa của quần đảo Malta.

Trên khắp các đảo Malta, bạn sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về trải nghiệm của các Hiệp sĩ trong kỹ thuật và kiến trúc: pháo đài, tháp canh, acquaducts, nhà thờ và dinh thự. Ngoài ra họ còn để lại di sản phong phú gồm các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất, đồ bạc và điêu khắc. Một sản phẩm không kém phần quan trọng khác là họ đã để lại lịch sử y học. những bệnh viện của các Hiệp sĩ ở thành Valletta là những bệnh viện hàng đầu của châu Âu.

Thánh giá Malta là biểu hiệu chính thức của Dòng.

Thánh giá có tám điểm tượng trưng cho tám nghĩa vụ của các hiệp sĩ, cụ thể là: "sống trong sự thật, sống đức tin, ăn năn tội lỗi của mình, sống khiêm nhường, yêu công lý, thương cảm, chân thành và tận tâm, chịu đựng ngược đãi ".

Vài nét sơ lược về thành phố Valletta

Kiến trúc cơ bản của thành phố là kiểu Baroque và tân Cổ điển (Neo-Classical) xen lẫn với Mannerist và kiến trúc hiện đại trong một số khu vựa của thành phố. Mặc dù chiến tranh thế giới II để lại những vết sẹo tàn phá lớn trên thành phố, đặc biệt là sự hủy diệt Tòa nhà Hát - The Royal Opera House, nhưng xem toàn cảnh thì đây là một thành phố nguy nga, đẹp cổ điển với những pháo đài đồ sộ và kiên vững.

Tên chính thức mà Dòng Order of Saint John đặt tên cho thành phố là "Humilissima Civitas Valletta" (thành phố khiêm tốn Valleta). Nhưng với những pháo đài, vườn ngự uyển, các thánh đường và những sinh thự lộng lẫy, Valletta xứng đáng với tên riêng là "Superbissima" (Hãnh diện nhất).

Việc xây dựng một thành phố trên bán đảo Malta đã được đề xuất bởi Order of Saint John vào đầu năm 1524. Lúc đầu chỉ có một tháp canh nhỏ xây dựng vào năm 1488 và dâng kính cho Erasmus (thánh Elmo). Năm 1552, tháp canh bị phá và pháo đài Fort Saint Elmo được xây dựng ở vị trí này.

Trong cuộc vây hãm thành vào năm 1565, pháo đài Fort Saint Elmo rơi vào tay quân Ottoman, nhưng cuối cùng Dòng Order of Saint John cũng thắng cuộc bao vây với sự giúp đỡ của quân tiếp viện từ Tây Ban Nha. Ngay sau cuộc thắng trận vẻ vang, Đại Hiệp Sĩ (Grand Master) Jean de Valette đã ngay lập tức cho lệnh xây dựng một thành kiên cố mới trên bán đảo Sciberras để củng cố vị trí của Dòng tại Malta và cột chân liên kết các Hiệp Sĩ gắn bó với đảo quốc này. Thành phố đặt tên mới theo tên vị Đại Hiệp sĩ "La Valletta".

Đại Hiệp Sĩ xin các vua và hoàng tử châu Âu giúp đỡ xây thành mới và ông nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, nhất là sau cuộc đại thắng của Dòng thoát cuộc vây hãm của quân Hồi giáo. Đức Giáo Hoàng Piô V gửi kiến trúc sư riêng là Francesco Laparelli đến để thiết kế thành phố mới, trong khi vua Philip II của Tây Ban Nha gửi viện trợ tiền bạc rất đáng kể. Đại Hiệp Sĩ đặt viên đá nền tảng đầu tiên xây thành phố vào ngày 28 tháng 3 năm 1566. Chính viên đá này sau trở thành nơi xây Nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng (Our Lady of Victories Church).

De Valette chết vì một cơn đột quỵ vào ngày 21 tháng 8 năm 1568 thọ 74 tuổi và không nhìn thấy việc hoàn tất thành phố mới của mình. Lúc đầu xác của ông được chôn cất tại nhà thờ Đức Bà Chiếng Thắng, sau này hài cốt của ông được cải táng chôn trong Nhà thờ St. John, nơi có mộ của các Đại Hiệp Sĩ Malta khác nữa.

Francesco Laparelli là nhà thiết kế chính của thành phố và kế hoạch của ông rời khỏi cấu trúc Maltese thời trung cổ, trong đó trưng bày đường phố quanh co không đều và ngõ hẻm. Ông đã thiết kế thành phố mới với một kế hoạch lưới hình chữ nhật, và không bị ràng cuộc các tòa nhà quan trọng vào khu vực nào cả. Các đường phố được thiết kế để được rộng và thẳng, bắt đầu tập trung từ cổng thành phố và kết thúc ở pháo đài Fort Saint Elmo nhìn ra Địa Trung Hải. Trợ lý của ông là kiến trúc sư Maltese Girolamo Cassar, đã giám sát việc xây dựng các thành phố chính sau khi Laparelli qua đời vào năm 1570.

Vì Malta có vị trí trọng tâm nằm giữa biển Địa Trung Hải, nên trở thành điểm nối quan trọng thương mại, vị trí chiến lược và giao lưu văn hóa. Chính vì thế nên Malta đã trải qua nhiều cuộc chinh chiến, bị chiếm đóng và bị cai trị bởi nhiều đế quốc khác nhau, hầu như qua suốt lịch sử của mình: khi thì quân Ottaman, đến Tây ban nha, Pháp quốc, Đức quốc và Anh quốc.

Cuộc không kích của Đức Quốc xã và phát xít trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra nhiều sự tàn phá khắp thành Valletta. Khu vực các tòa nhà ở cảng biển và Nhà hát lớn The Royal Opera House, được xây dựng vào thế kỷ 19, bị tấn công hại nặng nề nhất.

Các công trình có tầm quan trọng lịch sử bao gồm:

Nhà thờ St John, trước đây là nhà thờ tu viện của các Hiệp sĩ của Malta. Nơi đây có kiệt tác bức tranh vẽ lớn nhất của họa sĩ tài ba Michelangelo Merisi da Caravaggio.

Nhà trọ Auberge de Castille et Leon, trước đây là văn phòng chính thức của các Hiệp sĩ Malta, thuộc Castille, Léon và Bồ Đào Nha, bây giờ là văn phòng của Thủ tướng Chính phủ của Malta.

Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia là một Cung điện Rococo xây vào cuối thập niên 1570s, trước đây một thời là nơi ở chính thức của Đại Nguyên Soái của Hạm đội Địa Trung Hải trong thời quân Anh chiếm đóng từ những năm 1820 trở đi.

Nhà hát Manoel (Maltese: Teatru Manoel) được xây dựng năm 1731, theo lệnh của Đại Hiệp Sĩ António Manoel de Vilhena, và là một trong những nhà hát cổ nhất ở châu Âu.

Những lễ hội chính thức của malta gồm có:
Lễ Đức Mẹ Núi Carmelô được tổ chức vào ngày 16 tháng 7
Lễ Thánh Phaolô được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 (Thánh Phaolô đã đến rao giảng tại Đảo)
Lễ Thánh Dominicô cử hành ngày 4 Tháng 8
Lễ Thánh Augustinô được tổ chức vào Chúa Nhật thứ ba sau lễ Phục Sinh
Cư dân của thành phố cũng tiến hành một cuộc rước hàng năm để tôn vinh Thánh Rita.