Trong khi thế giới đang theo dõi số phận của bà Aisa Bibi, hiện đang còn ẩn náu tại Pakistan sau khi đã được tha khỏi án tử hình vì bị vu cáo là phạm luật phạm thượng, thì các nhà cổ động cho tự do tôn giáo kêu gọi chấm dứt luật phạm thượng trên toàn thể giới.

Tiến sĩ Tenzin Dorjee, Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới trong một tuyên bố vào tháng Mười đã nói rằng “Luật phạm thượng là một cách để chính quyền khước từ công dân của họ và nhất là những tôn giáo thiểu số, những quyền cơ bản của con người về tự do tôn giáo, hay niềm tin và quyền tự do bày tỏ.”

Tuy nhiên lời tuyên bố của Dorjee lại nhắm vào Ái Nhĩ Lan chứ không phải là Pakistan.

Công dân Ái Nhĩ Lan đã bỏ phiếu loại bỏ một điều khoản về tội phạm thượng khỏi Hiến Pháp của họ vào ngày 26 tháng Mười dù rằng luật này trong những năm gần đây không được thi hành.

Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan nói rằng việc phạm thượng, dù “phần nhiều là lỗi thời” có thể làm tăng những quan ngại bởi vì cách người ta dùng nó “để biện minh cho bạo lực và áp bức chống lại những nhóm thiểu số ở những miền khác trên thế giới.”

Có trên một phần ba các nước trên thế giới duy trì tội phạm thượng, được định nghĩa như hành động sỉ nhục hay tỏ ra khinh thường hay thiếu sự tôn trọng Thượng Đế. Mức hình phạt dành cho tội phạm thượng ở 68 quốc gia được quy định tương đối khác nhau từ phạt vạ, đến ở tù và tử hình.

Ở Sudan và Saudi Arabia, hình phạt thể xác như là đánh đòn đã được dùng trong những vụ án phạm thượng. Mới đây, một người viết trên mạng xã hội là Raif Badawi đã bị kết án đánh đòn 1000 roi tại nơi công cộng, chia ra cứ một tuần bị quất 50 roi, cộng thêm bị bỏ tù 10 năm cách ly với vợ và con và 10 năm cấm du lịch sau khi mãn hạn tù.

Cưỡng bức và cải tạo lao động là hình phạt áp dụng cho tội phạm thượng ở Nga và Kazakhstan.

Theo Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ thì Iran là nước có luật phạm thượng nghiêm khắc nhất, sau đến là Pakistan. Cả hai nước này áp dụng án tử hình cho tội sỉ nhục tiên tri Muhammad. Chỉ trong vòng năm 2015 thôi, Iran đã xử phạt 20 người về tội “thù nghịch với Thượng Đế.” Cũng theo Ủy Ban này, sau Iran và Pakistan, thì có Yemen, Samalia, Qatar và Ai cập là những nước có luật phạm thượng tồi tệ nhất thế giới.

Mặc dù nhiều luật phạm thượng của thế giới được thực hiện hầu hết ở các nước Hồi Giáo, nhưng những luật này cũng cũng có mặt ở nhiều vùng của thế giới.

Một số các nước Châu âu như Malta và Đan Mạch đã bãi bỏ luật phạm thượng trong những năm gần đây, trong lúc một số nước vẫn còn áp dụng luật này.

Ở Tây Ban Nha, một diễn viên đã bị kiện vào tháng Chín vì những bình phẩm xúc phạm đến Thiên Chúa và Trinh Nữ Maria trên Facebook để ủng hộ cho việc rước kiệu một bộ phận sinh dục nữ khổng lồ qua đường phố ở Seville, chế nhạo truyền thống Công Giáo.

Luật của Tây Ban Nha phạt bằng tiền vì “công khai phỉ báng giáo lý, niềm tin, hay nghi thức “ của một tôn giáo và cũng phạt tương tự những ai phỉ báng những người không có đức tin tôn giáo.

Luật của Hy Lạp quy định rằng “bất cứ ai với bất cứ phương tiện nào nhắm mạ lỵ, phỉ báng Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp hay bất cứ tôn giáo nào được chấp nhận tại Hy Lạp sẽ bị phạt tù không quá hai năm.”

Luật hình sự của Ý cũng có điều khoản “xúc phạm tôn giáo quốc gia”, tuy nhiên chính quyền thường không thi hành luật chống phạm thượng.

Ở Thái Lan, hiến pháp kêu gọi chính quyền “thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa bất cứ hình thức nào làm hại hay đe dọa chống lại Phật Giáo” với mức hình phạt có thể từ hai đến bẩy năm tù.

Ở Pakistan, bà Asia Bibi là một người mẹ Công Giáo có năm đức con vừa rồi đã được tha bổng sau khi đã bị tù tám năm chờ lãnh án tử hình. Tuy nhiên, mạng sống của bà đang trong tình trạng bị đe dọa vì phán quyết ấy dưới sự xem xét của chính phủ như là một phần để xoa dịu các nhóm gây ra những hỗn loạn trên đường phố. Và Ủy Ban Nhân Quyền của Pakistan tường trình rằng ít nhất 40 người khác ở Pakistan đang chờ thi hành án tử hình hay đang bị tù chung thân vì tội phạm thượng.

Gần một nửa những số người này phải đối diện với án tử hình qua luật phạm thượng ở Pakistan là những Kitô hữu, đang sống trong một quốc gia mà có tới 97 phần trăm là Hồi giáo.

.
Source: EWTN 'A look at blasphemy laws around the world'