Sử gia Lucetta Scaraffia, người viết bài thường xuyên trên tờ Quan Sát Viên Rôma đã viết một bài có tính cách tổng kết khuynh hướng của các phương tiện truyền thông trong năm 2017 sắp kết thúc. Ông nhận định rằng chủ nghĩa tương đối mà Giáo hội phải đối diện trong những thập kỷ gần đây, đã sản sinh ra hiện tượng “post-truth” (sự thật có hậu ý) là điều rất khó đối đầu bởi vì nó “được phổ biến rất nhanh chóng và rất khó vạch trần.”

Trích dẫn nhà sử học người Pháp Marcel Guachet, là người khởi xướng ra thuật ngữ “post-truth”, để mô tả cách thức trong đó người ta chỉ đề cập đến những khía cạnh của sự thật có lợi cho việc lèo lái dư luận và bỏ qua những khía cạnh khác của sự thật; ông Scaraffia mô tả “sự thật có hậu ý” là “đứa con ngoại tình của thứ chính trị cắt cúp.”

Ông Scaraffia cho rằng các phương tiện truyền thông đang ráo riết xây dựng “hình ảnh một vị Giáo hoàng cấp tiến và phóng khoáng” bằng cách trích dẫn sai lạc bối cảnh những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhấn mạnh những trích dẫn này trong đầu đề nhưng lại bỏ qua các tuyên bố “phù hợp với truyền thống Kitô giáo”.

Các phương tiện truyền thông xã hội cũng đang lưu hành các bài phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha được gán cho là của Đức Giáo Hoàng.

Những tác động đó, theo Scaraffia, đã bóp méo hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vị Giáo Hoàng Á Căn Đình được miêu tả là “cách mạng và không thể tiên đoán được”, trong khi Giáo triều Rôma bị coi như “rõ ràng đã bị quỷ ám”.

Ông Scaraffia than thở rằng trong khi những văn bản của Đức Giáo Hoàng có sẵn cho những ai muốn đọc thì “rất ít người đọc bởi vì đa số họ tin vào giới truyền thông một cách mù quáng”.