TỬ VÌ ĐẠO TRONG THỜI VĂN THÂN

Sách Tục ngử ca dao dân ca Việt nam, Vũ Ngọc Phan ghi các câu thơ :

Bước sang năm Tuất
Văn thân nổi lên,
Gông cùm đặt ra,
Chiêu cờ sát tả,
Lấy làm thảm thiết,
Đứng làm tướng cả
Kẻ thì trôi sông,
Là huyện Thanh Tiên
Máu chảy đầy sông
Tú Trân nổi lên
Máu chảy đầy đồng
Gọi bằng Bang Cố
Thây trôi khắp bến,
Đội Dục, Thừa Tố
Lấy ai kháo kiện,
Là tiền hậu quân
Lấy ai kêu van
Thánh giá tùy thân
Tại việc trời làm,
Thầy nào tớ ấy ,
Hại nhân, nhân hại,
Mồng ba tháng bảy
Xã Đoài, Thuần Ngãi,
Kéo ra chợ Si ,
Thanh dạ. Thọ kỳ
Tin tức một khi,
Tin tức một khi ,
Các toán, các chi
Đào hào, xây đá,
Hội đồng kéo đến
Canh giờ nhật hạ
Dao vàng , ác chiến
Bước sang năm Tuất
Các tỉnh mới yên,
Văn thân nổi lên,
Gông cùm đặt ra,
Chiêu cờ sát tả,
Đứng làm tướng cả
Là huyện Thanh Tiên
Máu chảy đầy sông
Tú Trân nổi lên
Gọi bằng Bang Cố
Thây trôi khắp bến,
Dục, Thừa Tố
Là tiền hậu quân
Lấy ai kêu van
Thánh giá tùy thân
Thầy nào tớ ấy ,
Mồng ba tháng bảy
Xã Đoài, Thuần Ngãi,
Kéo ra chợ Si ,
Tin tức một khi,
Tin tức một khi ,
Các toán, các chi
Hội đồng kéo đến
Dao vàng , ác chiến
Mục dục, gươm trần
Truyền tất cả dân
Đâulà tả đạo
Không kỳ già lão
Con trẻ, đàn bà,
Lấy làm thảm thiết,
Kẻ thì trôi sông,
Máu chảy đầy đồng
Lấy ai kháo kiện,
Tại việc trời làm,
Hại nhân, nhân hại,
Thanh dạ. Thọ kỳ
Đào hào, xây đá,
Canh giờ nhật hạ
Nghiêm cấm ra vào
Thấy thế sự cũng nao
Thấy cơ quan cũng sợ …
Nghiêm cấm ra vào
Mục dục, gươm trần
Thấy thế sự cũng nao
Truyền tất cả dân
Thấy cơ quan cũng sợ …

(Vũ ngọc Phan, Tục ngử ca dao dân ca Việt nam, NXB Văn Học , 2006, trang 442) .

Dương Kinh Quốc trong Việt Nam những sự kiện lich sử viết: "Tháng bảy 1861, Triều đình Huế ra lệnh tăng cường quản lý nghiêm ngặt số dân theo đạo : Đối với dân theo đạo Gia-Tô – không kể già trẻ, trai, gái, không kể đã bỏ đạo hay chưa bỏ đạo - đều phải thích chữ vào mặt và chia ghép đến ở các xã thôn không có người theo đạo để tiện việc quản thúc ; đối với những giáo dân đầu sỏ, hung ác, phải giam giữ cẩn thận ; trường hợp quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân đến vùng có dân đạo ở, thì lập tức phải đem giết hết dân đạo. Nơi nào không làm tròn việc nầy, sẽ chiếu quân luật trị tội”. (Dương Kinh Quốc , Việt Nam những sự kiện lịch sử, NXB Giáo dục, 2006, tr 27)

"Tháng mười hai 1861 , Triều đình cho công bố một số hình thức xử lý đối với dân theo đạo . Chia làm hai loại : Loại đang bị đưa đi phục dịch việc quân : nếu cố tình không bỏ đạo, sẽ bị giam giữ cho đến chết ; nếu là loại đầu sỏ, hung hăng, sẽ loại ra cho thắt cổ chết ngay ( quan địa phương chịu trách nhiệm giáo dục và mổi tháng phải kiểm tra 2 lần để phân loại). Loại đang bị đưa đi an trí : ai đã bỏ đạo nhưng xét chưa thực tâm, sẽ bị đánh 60 trượng, ai trốn đi nơi khác, bắt được sẽ đánh 100 trượng. ( Do lệnh nầy ( và các lệnh trước đó) nguyên tỉnh Nam định đã có 4800 giáo dân bị giết ) . ( sách dẫn trên trang 29) .

Kẻ viết bài nầy ở làng Tân yên (Phú yên) huyện Quynh lưu, tình Nghệ an cách làng Thanh dạ ba cây số, cách làng Thuần ngãi bảy cây số , cách làng Quỳnh đôi (quê hương của nử sỹ Hồ Xuân Hương) . Làng Quỳnh đôi là trung tâm hoạt động của Văn thân . Các vị tướng lãnh Văn thân đã đến Quỳnh đôi chỉ huy một số quân đi đến các làng Công giáo : làng Thanh dạ ( đa số là Hồ Sỹ cùng một tổ với Hồ sỹ ở làng Quỳnh đôi là quan trạng Hội nguyên, Đình nguyên, Hoàng giáp Hồ Sỹ Đống , năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772), khoa Nhâm Thìn ), làng Thuần ngãi , làng Cầm trường, làng Tân yên, làng Vỉnh yên, làng Mành sơn . Những người già lão cách đây hơn bốn chục năm kể lại : dân làng Tân yển , thời gian đầu phải trốn ra rừng “sác” (cây đước) , dân Mành sơn có núi, trốn vào hang động , dân Thanh dạ , dân Thuần ngãi kháng cự bị thiệt hại nhiều .

Sau đó phải tự vệ để sống : rào làng, canh gác nghiêm nhặt , luyện võ , nhưng luôn luôn bị giới răn thứ năm “cấm giết người” chi phố . Các cụ kể chuyện vì địa thế làng Tân yên như hòn đảo : nước bao bọc , chỉ có một con đường đầu làng xuyên qua hói , ở giữa có cầu . Thanh niên tên Bân nằm ở dưới cầu , một vị tướng trườn qua cầu bị anh nầy chém chết . Báo tin vào địa phận : một mặt Bể trên khen tinh thần cao, một mặt bị phạt tội giết người .

Và các làng Công giáo đã nhờ thời cơ bất ngờ (một số tướng rút khỏi làng Quỳnh đôi) , tới bao vây và đốt làng Quỳnh đôi . Chiến lởi phẩm được chia cho làng tôi hiện vẫn còn là kiệu sơn son thiếp vàng có mái úp . Dân làng Quỳnh chỉ bị thiệt hại tài sản thôi . Từ đó có mồi hiềm thù giữa con cháu Hồ Sỹ ( Thanh dạ và Quynh đôi) . Năm 1955, tôi vào Sai gòn , dịp may không ngờ gặp Cha Hồ Sỹ Thuyên, tu sỹ dòng Đaminh (Ba chuông) , ngài hỏi : Quỳnh đôi và Thanh dạ có còn hiềm khich nhau nữa không con ? Ngài là người Quỳnh đôi . Thởi nhỏ , hễ đi qua nhà thờ làng nào đếu dùng ná bắn chim, thay ví bắn chim sẻ đậu trên mái nhà thờ, ngài bắn vào Thánh giá . Lớn lên, ngài đi đạo Chúa và vào dòng Đa minh . Năm nay tôi 74 tuổi , thời nhỏ đi lên làng Quỳnh đôi , không thấy có sự hiềm khích gì hết . Họ hàng chúng tôi ỡ bên làng lương Phú nghỉa thượng (làng Mơ), ông lớn của họ chúng tôi là Trương Minh Công , cứ 12 năm đứng đầu tổ chức “giặc Cà hóp “,họ hàng rất hạnh diện . Nhất là sau Cách Mạng Tháng Tám thành công .

Cách mạng cướp chính quyền , đuổi thưc dân Pháp, là công của mọi người dân Viêt nam, bên Công giáo ỏ huyện Quynh lưu hăng hái hơn hẳn các làng khác : đi đấu mít tinh, biểu tình ở huyện lỵ, mấy thiếu nhi ờ làng tôi ( Nghiêu, Thới Thái với anh Huy) hát

Quốc ca . Khẩu hiệu “ Lương Giáo đoàn kết một lòng ” được mọi người hưởng ứng . Cha Hậu mời được Ông Chủ tịch huyện vào Nhà thờ và giới thiệu cho mọi người . Dân làng tôi với bao nhiêu người Công giáo khác đến đình làng Phú nghĩa dự Thánh lễ do dân làng đó mời tới .

Riêng vể quan hoàng giáp Hồ Sỹ Đống , thiếu nhi làng tôi đã ngồi nghe Ông Trùm Cảnh kể chuyện : gia đình ông Đống nghèo lắm, mẹ bán nước vối ỡ Chợ Nồi , ông Đống như là người hầu của sỹ tử nhà giàu . Có lần đi qua cầu cáy (cầu khỉ trong Nam) , một nho sinh giàu ra câu đồi : Lòm còm di qua cầu cáy . Ông Đống đã đối : Thấp thoáng đứng giữa sân rống . Và khi ra Thăng long dự thi, ông Đống phải đóm điếu cho các sỹ từ nhà giàu. Lúc ra xem bảng để thi ở sân rồng, ông về nói với các thầy : tôi chì thấy một đống ở trên bảng .Trẻ con chúng tôi xem quan hoàng giáp Hồ Sỹ Đống như thần tượng .

Nhớ lại cảnh tượng những tướng Văn thân múa đao hét : quân tà đạo, quân tả đạo là quân tử đạo (đường chết, đạo chết ) chém , bao nhiêu đầu rới, máu phun với lời hét tuyên xưng Đức Tin : tử vì Đạo , tất cả đều có một khí phách ...