Stuttgart, ngày 28.02.2011

Kính quý vị,
Đầu thư xin kính chúc tất cả quý vị bình an của Chúa.
Từ nhiều tuần qua, bản tin “Xin cầu nguyện khẩn cấp cho Ấn Độ” đã được gửi qua các hộp thư điện tử trong và ngoài nước chuyển đi, và có cả trang Web Công giáo cũng đăng tin này như sau:

(21.02.2011) –Sài Gòn – Chúng tôi vừa nhận được lời kêu gọi cầu nguyện khẩn cấp.
Chúng tôi xin gởi lời kêu gọi của cha Giám tỉnh Phanxicô bên Ấn độ:
Cầu nguyện cho Giáo Hội Ấn độ.

Những người Ấn giáo (có bản ghi là Phật Giáo quá khích) quá khích đã đốt 20 nhà thờ đêm vừa qua. Tối nay họ đã đốt phá bình địa 200 nhà thờ khác trong tỉnh Olisabang. Họ còn có ý định giết 200 nhà truyền giáo trong 24 giờ tới!
Lúc này các Ki-tô hữu còn nấp trong các xóm.
Xin cầu nguyện cho họ và gởi mail này cho những ai bạn quen biết.
Xin Thiên Chúa đoái thương anh chị em ki-tô hữu ở Ân độ.
Cha SamuelM. Chetcuti OFM Conv.
Giám tỉnh Franciscains conventuels
Repúblique Street, Valletta VLT 1110, Malt Tef. (356) 21241167
Fax (356) 21223556
Mob (336) 99865668
UNION DE PRIERE !


Do thiện tâm và lòng yêu mến Giáo Hội, bản tin đã được lan truyền nhanh chóng qua hệ thống điện thư và các trang thông tin điện tử. Chúng tôi đã phối kiểm tin này từ nhiều nguồn, (nếu tìm ở Google.com thì sẽ cho biết là tin giả) và sau khi đã phối kiểm, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu xin được chuyển dịch bản tin tiếng Pháp đính kèm với lời minh xác như sau:

Bản tin này chỉ là bản tin cũ và tin giả tạo (không biết rõ nguồn gốc) đã được loan đi trên các trang mạng từ tháng 4.2010 (xin xem bản tin bằng tiếng Pháp đính kèm), chứ không phải là tin thời sự!

Sau đây là bản tin dịch liên quan:

“Tuy nhiên, lời kêu xin cầu nguyện này chỉ là tin giả tạo và đã loan truyền trên mạng ít ra từ tháng 4 năm ngoái (2010)! Không ai biết bản tin này xuất phát từ đâu. Nhưng, rõ ràng là đàng sau lời kêu gọi cầu nguyện khẩn cấp “ném đá dấu tay” cố ý hoặc làm trệch hướng dư luận không quan tâm đến những cuộc cách hại tôn giáo triền miên gây ra bởi các tín đồ Ấn giáo quá khích chống lại các Kitô hữu tại Ấn Độ, hoặc khích động sự thù ghét chống lại các Phật tử!

Hiện tình của các Kitô hữu tại đất nước này thực sự bấp bênh! Những cuộc tấn công đủ mọi hình thức đã thực sự xẩy ra xâm phạm đến các cá nhân và những tài sản của họ. Những nhà thờ và các trung tâm thuộc quyền của người Công giáo lẫn Tin làng đã bị phóng hỏa. Những cuộc bách hại lên cao điểm vào năm 2008 khi mà những người Ấn giáo quá khích thuộc tiểu bang Orissa, một bang ở vùng Đông Bắc Ấn Độ đã tấn công 300 làng Công giáo. Vào thời đó đã có 54.000 người đã phải trốn chạy vào rừng xung quanh, để thoát khỏi cơn thịnh nộ của những tín đồ Ấn giáo quá khích. Nhiều linh mục và giáo dân đã bị đánh và bị giết.

Hiện nay, các Kitô hữu vẫn còn chịu các cuộc bách hại. Quả vậy, theo tin của hãng thông tấn Fides, hàng 1000 hành động chống người Kitô giáo đã xẩy ra tại Karnataka, một bang về phía nam Ấn Độ. Hãng thông tấn Fides loan tin là một nhà thờ của giáo phận Karwar đã bị tấn công: “Vào sáng 12.05.2010, các tín hữu đã tìm thấy nhiều kính mầu của nhà thờ của họ đã bị đập phá, nhiều ảnh tượng và bàn ghế bị hư hại. Hành vi này đã được kiểm chứng và xác định “rõ ràng là một cuộc tấn công của những nhóm Ấn giáo quá khích, hành động theo kế hoạch thù ghét và công kích chống lại tất cả những cộng đồng tôn giáo khác“. Đức Giám Mục của Karwar, Đức Cha Derek Fernandes, lúc đó đang ở ngoài tòa Giám Mục, đã tuyên bố rằng: “đáng quan tâm và thật kinh ngạc“ và Ngài mời gọi các tín hữu: “cầu nguyện và đừng bao giờ phản ứng đối đầu với những khiêu khích“.

Cũng hãng thông tấn Fides đã loan tin vào ngày 19.06 năm ngoái đã xuất hiện “nhiều tranh vẽ Chúa Giêsu Kitô và Đức Giáo Hoàng nhố nhăng và phạm thượng treo trên các dinh thự của chính quyền, của các công sở, các các nhà trường và trong nhiều khu vực của thành phố Shillong, thủ phủ của bang Meghalaya”.

Như vậy chúng ta có thể kiểm chứng rằng: đời sống thường nhật của các anh chị em tín hữu Kitô giáo tại Ấn Độ thật đáng quan tâm.

Chúng ta phải cầu nguyện cho họ.

Tuy nhiên, cũng phải canh chừng những tin đồn giả mạo có thể làm giảm uy tín của tất cả những người thiện nam tín nữ đang tranh đấu một cách ôn hoà cho công cuộc hoà giải hoà hợp giữa các tôn giáo khác nhau được mau thể hiện trong quốc gia rộng lớn này.

(chuyển dịch: Lm. Stephanô Lưu)

http://www.enlignetoi.com/yves-casgrain/27788-quand-une-fausse-requete-de-priere-cache-de-vraies-persecutions
Quand une fausse requête de prière cache de vraies persécutions!
Yves Casgrain
Photo CNS
Il y a quelques jours, j’ai reçu dans ma boîte de courriels cette demande de prière très urgente:
Message du P. Goio Eskibel, csv:

Je vous renvoie le message reçu du supérieur provincial des Franciscains en Inde.
“Priez pour l’Église de l’Inde. Des extrémistes bouddhistes, en Inde, ont incendié 20 églises la nuit dernière. Ce soir, on planifie détruire 200 églises dans la province d’Olisabang. Ils ont l’intention de tuer 200 missionnaires pendant les prochaines 24 heures. En ce moment, tous les chrétiens sont en train de se cacher dans les hameaux. Priez pour eux et envoyez ce mail à tous les chrétiens que vous connaissez. Demandez à Dieu d’avoir pitié de nos frères et sœurs de l’Inde. Lorsque vous recevrez ce message, je vous prie de l’envoyer d’urgence à d’autres personnes. Priez pour eux notre Seigneur Tout-puissant et Victorieux.

P. Samuel M. Chetcuti OFM Conv., Provincial des Franciscains conventuels
Republique Street, Valletta VLT 1110, Malt
Tef. (356) 21241167, Fax (356) 21223556, Mob (336) 99865668

Or, cette requête est un canular et circule sur Internet au moins depuis le mois d’avril dernier! Nul ne sait d’où elle provient. Toutefois, il est clair que derrière cet appel urgent à la prière se cachent des intérêts qui tentent soit de détourner l’attention des persécutions religieuses perpétrées par des hindous extrémistes contre les chrétiens de l’Inde, soit d’attiser la haine contre les bouddhistes.

La situation des chrétiens dans ce pays est extrêmement précaire. Des attaques de toutes sortes ont bel et bien lieu contre leurs personnes et leurs biens. Des églises et des centres appartenant à des catholiques et à des protestants ont été incendiés. Ces persécutions ont connu leurs apogées en 2008 alors que des hindous fanatisés d’Orissa, un État situé au nord-est de l’Inde, ont attaqué «300 villages chrétiens». À cette époque 54.000 personnes ont fui dans les bois environnants, pour échapper à la furie des extrémistes hindous.» Des prêtres et des laïcs ont été battus et tués.

Aujourd’hui, les chrétiens subissent encore des persécutions. Ainsi selon l’Agence Fides, 1.000 actes antichrétiens auraient été perpétrés au Karnataka, un État situé au sud de l’Inde. L’Agence Fides rapporte qu’une église du diocèse de Karwar a fait l’objet d’une attaque. «Le matin du 12 mai [2010] des fidèles ont trouvé les vitraux de l’église brisés et diverses statues et meubles sacrés endommagés. L’action a été identifiée et définie comme “une typique attaque des groupes extrémistes hindous, qui suivent leur plan de haine et d’agression contre toutes les autres communautés religieuses”. L’évêque de Karwar, Son Exc. Mgr Derek Fernandes, qui se trouvait en dehors de son siège épiscopal, s’est dit “préoccupé et déconcerté” et il a invité les fidèles à “prier et à ne réagir en aucune manière aux provocations”».

La même agence a fait état de l’apparition le 19 juin dernier de «caricatures et de dessins blasphématoires de Jésus-Christ et du Pape sur des édifices gouvernementaux, des places publiques, des instituts d’éducation, dans plusieurs parties de la ville de Shillong, capitale de l’état de Meghalaya.»

Comme nous pouvons le constater, le quotidien de nos frères et sœurs chrétiens en Inde est préoccupant. Nous devons prier pour eux. Toutefois, gare aux fausses rumeurs qui viennent discréditer ceux et celles qui luttent pacifiquement pour le retour de la paix entre les diverses religions dans cet immense pays.

Les contenus rédactionnels des blogues n’engagent que leurs auteurs.
Retour au haut de la page
Étiquettes:
Persécution, Violence, Meurtre, Intégrisme religieux, Profanation, Liberté religieuse, Attentat, Antichrétien