Los Angeles, California, 28 tháng 5 năm 2010 (CNA) - Trên cương vị người chủ chăn sắp tới của Tổng Giáo phận lớn nhất tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez đã dành cho hãng CNA một cuộc phỏng vấn độc quyền, nói về vai trò của người Hispanic (những người nói tiếng Tây Ban Nha, đa số là người Latinô từ Trung Mỹ và Nam Mỹ Châu) tại Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ. Toàn văn đầy đủ của cuộc phỏng vấn, độc giả xem dưới đây:

CNA: Xin cho biết về đời sống riêng của Đức Tổng?

ĐTGM Gomez: Tôi lớn lên ở Monterrey, Mexico. Cha tôi là một bác sĩ y khoa ở Monterrey. Mẹ tôi thì sinh trưởng tại San Antonio, Texas, bà hoàn tất trung học ở đấy. Bà cũng đã học đại học ở Mexico City, mặc dù hoàn thành khóa học nhưng mẹ tôi lại kết hôn với cha tôi thay vì tốt nghiệp. Giáo dục luôn là điều rất quan trọng trong gia đình tôi. Tôi là một công dân Hoa Kỳ và là một người nhập cư, sinh ra và lớn lên tại Monterrey, Mexico. Kể từ năm 1805, một số tiền nhân của tôi đã đến nơi mà bây giờ gọi là Texas, (thời điểm đó, nó vẫn chịu sự cai trị của Tây Ban Nha). Tôi luôn có gia đình và bạn bè ở cả hai bên biên giới.

CNA: Một khi làm Tổng Giám mục tiếp theo của Los Angeles, Đức Tổng sẽ trở thành người gốc Hispanic nổi bật nhất trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Vậy cảm quan của Đức Tổng về người Công giáo toàn quốc với người gốc Hispanic là gì?

ĐTGM Gomez: Số người gốc Hispanic tự gọi mình là người Công Giáo đã giảm gần như 100% chỉ trong hai thập kỷ, trong khi con số tự coi mình là người Tin Lành đã tăng gấp đôi, và con số nói rằng họ "vô thần" cũng tăng gấp đôi. Tôi không tin nhiều về các cuộc thăm dò đức tin và thực hành tôn giáo. Nhưng trường hợp các cuộc thăm dò này lại phản ánh kinh nghiệm mục vụ có căn cứ.

CNA: Vấn đề nào mà Đức Tổng coi đó là mấu chốt cho sứ vụ của người Công giáo đối với người gốc Hispanic?

ĐTGM Gomez: Người Hispanic càng ngày càng thành công hơn, càng ngày càng hòa đồng vào người Mỹ hơn, vậy họ sẽ giữ được đức tin không? Họ sẽ vẫn theo Công giáo hay họ sẽ rời bỏ, đến các giáo phái Tin Lành, một số niềm tin mơ hồ hay là chẳng theo tôn giáo nào cả? Họ sẽ sống theo lời dạy của Giáo Hội, thúc đẩy và bảo vệ những lời dạy đó tại những nơi công cộng? Hay là đặc tính Công giáo của họ đơn giản chỉ để trở nên một loại "văn hóa", một đặc điểm cá tính, một phần của nền giáo dục trong họ để họ thể hiện quan điểm trên thế giới nhưng chẳng buộc họ phải trung thành hoặc là phải sùng kính Giáo Hội?

Sứ vụ của người Hispanic chỉ nên là một điều này, mang người Hispanic đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô trong lòng Giáo Hội.

Kế hoạch và chương trình mục vụ của tất cả chúng tôi đều là đang cố gắng phục vụ Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Nhưng chúng tôi không thể chỉ đơn giản nói về Chúa Kitô. Chúng tôi phải chắc chắn rằng chúng tôi đang tuyên xưng Ngài.

Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa nhiều lần trong ngày vì những điều tốt đẹp chúng ta đã được nhận lãnh. Nhưng chúng ta cũng cần phải tạ ơn Chúa qua các việc mục vụ, thông qua việc lành phúc đức và tình yêu thương.

CNA: Vấn đề quan trọng nhất mà người Công giáo gốc Hispanic ở Hoa Kỳ phải đối mặt là gì?

ĐTGM Gomez: Các nền văn hóa chi phối ở Hoa Kỳ, như là tham vọng, ngay cả bạo lực thế tục hóa. Đây là một chủ đề mà tiếc rằng, tôi đã không nhận được nhiều sự chú ý ở tất cả các diễn đàn về tương lai của người Hispanic. Nhưng vẫn có thời gian để chúng ta thay đổi điều đó.

Trên thực tế, "việc thực hành chủ nghĩa vô thần" đã trở thành quốc giáo ở Hoa Kỳ.

Cái giá khi chúng ta tham gia vào lĩnh vực kinh tế, chính trị và đời sống xã hội là chúng ta cơ bản chấp nhận tự mình làm tất cả nếu Thiên Chúa không tồn tại.

Ở Hoa Kỳ, tôn giáo là những gì mà chúng ta được thực hành trong ngày Chúa Nhật hoặc ở trong gia đình chúng ta, nhưng chúng ta không được phép làm bất kỳ việc gì ảnh hưởng đến các ngày còn lại trong tuần. Điều này rất là kỳ quặc trong một quốc gia mà chính nó được thành lập bởi các Kitô hữu - mà thực tế là bởi người Công giáo gốc Hispanic.

Thật vậy, ở San Antonio, Tin Mừng đã được rao giảng bằng tiếng Tây Ban Nha và Thánh lễ được cử hành bởi người Hispanic trước khi George Washington được sinh ra.

CNA: Đức Tổng có nói là các lực lượng thế tục hóa này đang gây áp lực nhiều hơn đối với người Hispanic và các nhóm người nhập cư khác. Tại sao lại như vậy ạ?

ĐTGM Gomez: Bởi vì người nhập cư phải đối mặt với nhiều đòi hỏi cao hơn để tự phù hợp, nhằm giảm bớt những khác biệt về văn hoá và tôn giáo của họ; để chứng minh rằng, họ là "thực sự" là người Mỹ nữa.

Chúng tôi có thể cảm thấy được những áp lực tinh vi trong đó, nhằm mục đích đồng hóa, hạ thấp di sản và bản sắc riêng của chúng tôi, là người Công Giáo cũng như người Hispanic.

Tôi tin rằng trong kế hoạch của Thiên Chúa, sự có mặt của người những người Hispanic mới sẽ làm gia tăng tinh thần đổi mới của đất nước chúng ta. Để khôi phục lại lời hứa của giới trẻ Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp gỡ mới mẻ với đức tin và văn hóa Hispanic, tôi tin rằng Thiên Chúa muốn Hoa Kỳ tái khám phá giá trị mà nó đã đánh mất - đó là tầm quan trọng của tôn giáo, gia đình, tình thân hữu, cộng đồng và văn hóa của cuộc sống.

CNA: Những thách thức khác mà người Hispanic ở Hoa Kỳ phải đối mặt là gì ạ?

ĐTGM Gomez: Trong sứ vụ của người Hispanic chúng tôi, chúng tôi phải hiểu rằng chúng tôi đang rao giảng Tin Mừng cho người nghèo. Thế hệ thứ hai và thứ ba của người Hispanic được giáo dục tốt hơn, thông thạo ngôn ngữ phổ thông nhiều hơn và đang sống trong một nền kinh tế với tiêu chuẩn cuộc sống cao hơn so với thế hệ đầu tiên.

Nhưng vẫn còn khoảng một phần tư tổng số người Hispanic (chưa xác định thế hệ), đang sống dưới mức nghèo khổ. Kết hợp với việc các trường trung học đuổi học khoảng 22%, và sự gia tăng đáng kể số trẻ em Hispanic đang được nuôi dưỡng trong các gia đình cha mẹ đơn chiếc, mà tương lai cả hai sẽ trở nên nghèo đói - và tôi đang lo nghĩ rằng chúng tôi phải thành lập một trường nội trú.

Dân tộc chúng tôi có mức độ khá cao trẻ vị thành niên mang thai, phá thai và sinh con ngoài giá thú, cao hơn bất kỳ nhóm sắc tộc nào trong cả nước. Đây là những điều mà chúng tôi không thể nói hết được. Nhưng chúng tôi cũng không thể viết những vấn đề này ra đây như là "những vấn đề né tránh".

Trong tâm tưởng của tôi, đây là những vấn đề "luân lý" nghiêm trọng. Nếu chúng tôi muốn dành công lý cho các bạn giới trẻ của mình, nếu chúng tôi muốn những gì mà Thiên Chúa muốn dành cho chúng, thì chúng tôi cần phải tìm cách để dạy lại cho giới trẻ của chúng tôi đạo đức, kỷ luật tự giác và trách nhiệm cá nhân.

CNA: Đức Tổng có nói gì với các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh không ạ?

ĐTGM Gomez: Đừng đe dọa chân lý đức tin của chúng tôi. Chúng là một hồng ân của Thiên Chúa. Hãy để những sự thật chạm đến trái tim của các bạn và thay đổi cuộc sống của các bạn.

Bạn nên có bản sao chép Toát yếu Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và các Tuyển tập Học thuyết Xã hội của Giáo Hội. Nếu bạn dành vài phút mỗi ngày đọc những cuốn sách này và cũng có thể đọc từ Tin Mừng, bạn sẽ thấy một sự thay đổi. Bạn sẽ nhìn vào thế giới và cuộc sống của riêng bạn với nhãn quan mới.

Tôi nói với họ rằng, "Hãy tự hào về di sản của bạn! Hiểu sâu hơn bản sắc Hispanic, các truyền thống và phong tục tổ tiên của chúng ta!"

"Nhưng bạn cũng là người Công giáo. Và "công giáo" có nghĩa là phổ quát. Điều đó có nghĩa là bạn không thể xác định chính mình - bạn cũng không thể để cho xã hội xác định bạn - chỉ do bản sắc dân tộc của bạn mới làm được mà thôi. Bạn được mời gọi để trở thành các nhà lãnh đạo, không chỉ trong cộng đồng gốc Hispanic, nhưng trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa và xã hội của chúng ta".

Là lãnh đạo Công giáo và là gốc Hispanic, chúng ta phải dành lại nền văn hóa này cho Thiên Chúa.

Là một nhà lãnh đạo có nghĩa là, trước hết, bạn phải chấp nhận Chúa Giêsu Kitô là người cai trị của cuộc sống của bạn. Các vị tử đạo của Mexico tất cả đều sống và chết với những lời này trên môi: “Viva Cristo Rey!” (“Vạn tuế Đức Vua Kitô!”). Để trở thành các nhà lãnh đạo thật sự thì Đấng Kitô Vạn tuế phải là vua của bạn.

CNA: Vai trò của Giáo Hội trong cuộc thảo luận chính trị về người nhập cư là gì ạ?

ĐTGM Gomez: Giáo Hội không phải là một đảng chính trị hoặc nhóm vụ lợi. Đó không phải là nhiệm vụ chính của Giáo Hội để chống lại cuộc chiến chính trị hoặc để được tham gia vào các cuộc tranh luận về các chính sách. Nhiệm vụ này thuộc về giáo dân. Mối quan tâm của Giáo Hội về người nhập cư không phải mới phát triển gần đây. Nó không phát triển trong bất kỳ chương trình nghị sự chính trị hay đảng phái. Không. Nó là một phần của bản sắc tôn giáo của chúng tôi mà ban đầu là người Công Giáo, là Kitô hữu. Chúng ta phải bảo vệ người nhập cư nếu chúng ta muốn được xứng đáng với tên gọi là người Công giáo.

Đối với các giám mục và linh mục, công việc mục vụ của chúng tôi là trợ giúp dân của chúng tôi, đặc biệt là những người làm việc trong cộng đồng doanh nghiệp và trong chính phủ. Chúng tôi cần phải thấm nhuần hơn trong chúng tôi ý thức về trách nhiệm dân sự của họ, để hành động cải cách trong một hệ thống đang chối bỏ phẩm giá con người quá nhiều.

Trong khi chúng tôi mạnh mẽ bảo vệ các quyền của người nhập cư, chúng tôi cũng phải nhắc nhở họ về nhiệm vụ của họ bằng các bài giảng xã hội Công giáo. Đứng đầu trong những nhiệm vụ, đó là họ phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của quốc gia mới.

Chúng tôi cần đảm bảo rằng, những người mới nhập cư trở thành người Mỹ thực sự trong khi vẫn giữ bản sắc và văn hóa riêng biệt của họ. Trong đó, tôn giáo, gia đình, tình thân hữu, cộng đồng và các nền văn hóa của cuộc sống là các giá trị quan trọng.

Tôi không phải là chính trị gia. Tôi là một linh mục của tâm hồn. Là một linh mục, tôi tin rằng tình thế phát triển ngày nay đang có hại cho các linh hồn của người Mỹ. Có quá nhiều sự giận dữ. Quá nhiều bất công. Quá nhiều sợ hãi. Quá nhiều thù ghét. Nó ăn lên trên mọi người. Trong cuộc tranh luận hay thay đổi này, Giáo hội phải là tiếng nói của lòng bác ái, lẽ phải và nguyên tắc đạo đức.

Giáo Hội có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tha thứ và hòa giải đối với vấn đề này. Chúng tôi phải làm việc bằng công lý và lòng thương xót, không tức giận và bất bình, đó là những phản ứng phía sau chúng tôi về vấn đề nhập cư bất hợp pháp.

CNA: Người Công giáo nên đối xử với người nhập cư thế nào ạ?

ĐTGM Gomez: Thật không may là việc chống đối người nhập cư và phân biệt đối xử với người Hispanic là một vấn đề của ngày hôm nay, ngay cả trong số các đồng bào Công giáo của chúng tôi. Tôi không muốn quan trọng hoá tình hình. Nhưng chúng tôi cần phải trung thực công nhận rằng, định kiến chủng tộc là một yếu tố nằm đằng sau rất nhiều cuộc đối thoại chính trị của chúng tôi về di trú.

Những năm gần đây, trong các cuộc tranh luận gay gắt, tôi đã cảnh báo sự thờ ơ của rất nhiều người Công giáo chúng tôi khi giảng dạy và tổ chức từ thiện Kitô giáo. Nó không chỉ là phân biệt chủng tộc, bài ngoại quốc. Có những dấu hiệu thực tế đáng lo ngại hơn. Nhiều người Công giáo chúng tôi không còn nhìn thấy trong những người nước ngoài tạm trú đó là anh chị em của mình. Khi nghe lời nói tại Hoa Kỳ và các nơi khác thì người di dân không phải là một con người, nhưng chỉ là một tên trộm hay một tên khủng bố hoặc thậm chí đơn giản là động vật.

Chúng tôi không bao giờ quên rằng, chính Chúa Giêsu và gia đình cũng là người di dân. Các Ngài bị buộc đến Ai Cập bởi các chính sách xấu xa của một chính phủ xấu xa. Điều này là để chỉ cho chúng ta biết sự kết hiệp của Chúa Kitô với người tị nạn, người di tản và người nhập cư trong mọi thời gian và mọi không gian.

Chúng ta đều biết những lời dạy này của Chúa Giêsu: "Mỗi lần các ngươi làm cho một trong những kẻ bé nhỏ nhất là anh em Ta đây, là các ngươi làm cho chinh Ta” (Mt. 25:35, 40). Chúng ta cần phải xác nhận lại sự thật rằng, tình yêu của Thiên Chúa và tình thương của anh em bè bạn luôn là những lời giảng dạy và trong cả con người của Chúa Giêsu Kitô. Nhiều luật sư mới dành cho những người nhập cư những điều khắc nghiệt và trừng phạt. Luật pháp không được sử dụng để gieo lo sợ cho con người, để xâm chiếm nhà cửa và công việc, để phá vỡ gia đình. Tôi muốn thấy một luật lệ mới của địa phương và nhà nước. Và, như các vị giám mục Hoa Kỳ gần đây đã kêu gọi, tôi muốn thấy ngay lập tức sự kết thúc của cuộc tấn công bằng pháp luật.

Điểm mấu chốt: miễn là người lao động có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong một giờ ở Hoa Kỳ hơn là trong một ngày hoặc một tuần ở Mexico và các nơi khác ở Mỹ Latinh, thì họ sẽ tiếp tục được di trú đến đất nước này. Việc nhập cư với các quyền được chia sẻ là điều họ cần để đảm bảo sự sinh nhai của họ.

Chúng ta cần tìm đến với nhau và tìm ra một giải pháp cho kinh tế, an ninh quốc gia và các vấn đề pháp lý mà người nhập cư đưa ra.

CNA: Nhưng làm thế nào mà Đức Tổng đối thoại với những người Mỹ đang tỏ ra giận dữ với người nhập cư?

ĐTGM Gomez: Khi chúng ta nhấn mạnh các nguyên tắc đạo đức của Giáo Hội thì chúng ta cần phải nhạy cảm với nỗi sợ hãi của người dân. Những người thù ghét người nhập cư cũng là những người có đức tin. Họ e sợ và nỗi e sợ của họ là hợp lý. Thực tế là có hàng triệu người nhập cư ở đây đang vi phạm trắng trợn luật pháp Hoa Kỳ. Điều này làm cho người Mỹ thường tuân thủ luật pháp tức giận. Điều đó là cần thiết. Chúng ta có để đảm bảo rằng, luật pháp của chúng ta là hợp lý và dễ hiểu. Đồng thời, chúng ta phải nhấn mạnh rằng luật pháp chúng ta cần được tôn trọng và thi hành. Những ai vi phạm luật pháp phải bị trừng phạt.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào? Hình phạt gì là đúng và cần thiết? Tôi nghĩ rằng, từ một quan điểm đạo đức, chúng tôi buộc phải kết luận rằng, việc trục xuất người di dân vi phạm pháp luật của chúng ta là hình phạt quá nặng. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thực thi pháp luật mà nó có nghĩa là chúng ta cần phải tìm các hình phạt phù hợp hơn. Tôi sẽ đề nghị hình thức phục vụ sâu rộng và dài hạn cho cộng đồng, có thể là giải pháp mang tính xây dựng hơn là trục xuất. Điều này sẽ xây dựng cho cộng đồng thay vì xâu xé chúng ra xa nhau ra. Và nó cũng sẽ phục vụ tốt hơn để kết hợp người nhập cư vào cơ cấu xã hội và đạo đức của Hoa Kỳ.