Đức Thánh Cha ghi chú đến đời sống Đan Sĩ đã giúp ích cho Châu Âu.

VATICAN (Zenit.org ).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự cải tổ vĩ đại của đời sống đan sĩ tại tu viện Cluny và các đan viện liên kết với Cluny ảnh hưởng nhiều hơn thế kỷ thứ 12. Sự cải tổ này là chìa khóa cho Giáo Hội phổ quát, và cũng cho xã hội châu Âu ngày nay.

Đức Giáo Hoàng suy niệm hôm Thứ Tư 18/11 về sự cải tổ Cluny qua một bài huấn từ trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Sảnh Đường Phaolô VI. Ngài ghi nhận rằng lúc bắt đầu thế kỷ 12, khi dòng Cluny được lan rộng nhất, thì gần như có 1,200 đan viện—“một hình ảnh thật sự có ấn tượng”..

Đức Thánh Cha nghĩ về điều làm cho Cluny lớn mạnh như thế và về những lợi ích trực tiếp nó mang lại cho xã hội đồng thời của nó.

Ngài giải thích: “Sự thành công của Cluny được bảo đảm trước hết bởi linh đạo cao qúy được vun trồng ở đó, nhưng cũng bởi một số điều kiện khác ủng hộ sự phát triển của nó. Vì đối nghịch với điều xảy ra lúc đó, đan viện Cluny và các cộng đồng tùy thuộc nó được miễn khỏi thẩm quyền các giám mục địa phương, và được đặt dưới thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng. Điều này lôi kéo theo một sự gắn bó cách riêng với Toà Thánh Phêrô và, chính nhờ sự bảo hộ và sự khích lệ của các Đức Giáo Hoàng, những lý tưởng trinh khiết và trung thành, mà sự cải tổ Cluny nhằm đi theo, có khả năng lan rộng nhanh.

“Hơn nữa, các đan viện phụ được chọn không có sự can thiệp của các thẩm quyền dân sự, rất khác với điều là trường hợp trong những nơi khác. Những nhân vật thật sự xứng đáng kế tiếp nhau trong sự hướng dẫn của Cluny và của nhiều cộng đồng đan sĩ tùy thuộc.”

Đức bái ái kiên quyết

Nhưng “sự thành công” của Cluny không hẳn là thiêng liêng. Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng những lợi ích nó đóng góp cho xã hội rất có ý nghĩa.

“Trong một thời buổi mà chỉ những thể chế giáo hội cung cấp cho những kẻ khốn khó, đức ái được kiên quyết thực hiện,” ngài ghi nhận. “Trong tất cả mọi nhà, người phát chuẩn phải tiếp đón những khách vảng lai và những người hành hương túng thiếu, các linh mục và tu sĩ du hành, và hơn hết những kẻ nghèo đến xin thức ăn và nơi ở đọ qua ngày. Không kém quan trọng là hai cơ sở khác điển hình của văn minh Trung Cổ, do Cluny cổ võ: cái được gọi là sự đình chiến của Thiên Chúa và sự hòa bình của Thiên Chúa. Tại một thời buổi được đánh dấu mạnh bởi bạo lực và tinh thần báo thù, được bảo đảm với ‘sự đình chiến của Chúa’ là những thời kỳ lâu dài không có chiến tranh, nhân dịp những ngày lễ tôn giáo và một số ngày quan trọng trong tuần.

Sự tôn trọng những kẻ vô tội và những nơi thánh được đòi buộc với ‘sự hoà bình Thiên chúa,’ với nguy cợ bị vạ theo giáo luật.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích như vậy được nuôi dưỡng,, một cảm giác châu Âu “ của hai yếu tố thiết yếu cho việc xây dựng xã hội, tức là, giá trị con người và sự thiện hàng đầu của hoà bình.”

Và vượt qua điều đó, những vùng đất rộng và được canh tác tốt của các đan viện đã giúp ích cho nền kinh tế.

Đức Giáo hoàng nói thêm hơn nữa, “Sau lao động chân tay, không thiếu một số sinh hoạt văn hóa điển hình của đời sống Đan Sĩ, như những trường học cho trẻ em, sự tạo lập những tủ sách và những chữ viết để dịch sách,”.

“Như vậy, cách đây ngàn năm, khi quá trình đào tạo căn tính châu Âu lên cao điểm, kinh nghiệm của Cluny trải dài trên những vùng rộng lớn Lục Địa châu Âu, và thực hiện sự đóng góp quan trọng và qúi báu của nó,” ngài nói. “Nó nhắc lại tính hàng đầu của những của cải tinh thần; từ sự này nó lôi kéo tới những sự của Thiên Chúa; nó linh hứng và ủng hộ những sáng kiến và những thể chế cho việc cổ võ các giá trị nhân bản; nó giáo dục trong một tinh thần hoà bình.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận bằng cách khuyến khích cầu nguyện cho “tất cả những ai có trong tâm hồn một chủ nghĩa nhân đạo và tương lai của Châu Âu, sẽ có khả năng tái khám phá, đánh giá và bảo vệ gia sản văn hóa và tôn giáo phong phú của những thế kỷ này.”