Đức Thánh Cha ghi nhận Giáo Huấn Thánh Theodore: Sự siêng năng liên kết với lòng sốt sắng.

VATICAN(Zenit.org)._ Yêu LAO ĐỘNG và sự siêng năng trong những nhiệm vụ của mình là những dấu chỉ lòng sốt sắng trong sự sống thiêng liêng, theo đấng thánh mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói hôm Thứ Tư 27/5 trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần.

Khi ngõ lời với lối 15.000 người qui tụ trong Quảng trường Thánh Phêrô, Đúc Giáo Hoàng tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về những tác giả và những gương mặt từ Giáo Hội thời Trung Cổ, hôm nay Ngài tập trung vào thánh Theodore the Studite (759-826).

Những đóng góp chính của Theodore cho lịch sử Giáo Hội, Đức Thánh Cha gợi ý, là những cố gắng của ngài chống lại cuộc bắt bớ bài ảnh tượng lần thứ hai và việc ngài cải tổ chế độ đan viện.

Liên quan với chủ đề thứ nhất, ngài ghi nhận Thánh Theodore “đã hiểu rằng vấn đề tôn kính ảnh tượng hàm ý chính chân lý Nhập Thể.”

Theodore so sánh những tương quan nội tại đời đời của Ba Ngôi, trong đó sự hiện hữu của mỗi Ngôi Thiên Chúa không phá hủy sự hiệp nhất, với tương quan giữa hai bản tính của Chúa Kitô, không làm hại trong Người Ngôi duy nhất của Lolgos,” Đức Thánh Cha giải thích. Và ngài lập luận: Bỏ sự sùng kính các ảnh tượng Chúa Kitô tức là xoá bỏ chính công trình cứu chuộc của Người, bởi vì khi mặc lấy tính con người, Ngôi Lời vô hình đã xuất hiện trong xác thịt hữu hình con người, và bằng cách này Người đã thánh hoá toàn thể vũ trụ hữu hình.

“Những hình ảnh, được thánh hóa bởi phép lành phụng vụ và sự cầu nguyện của các tín hữu, kết hợp chúng ta với Ngôi vị Chúa Kitô, với các thánh của Ngườii, và qua các thánh, với Cha trên trời, và các ảnh tượng minh chứng cho một lối vào trong thực tại thần linh của vũ trụ hữu hình và vật chất của chúng ta.”

Chỉ đường

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xem xét những huấn giáo của Theodore về đức khó nghèo, đức khiết tịnh và đức vâng lời và giá trị của các đan sĩ sống các nhân đức này một cách triệt để như là một lời mời giáo dân cũng sống các nhân đức ấy theo chân Chúa Kitô.

Sau đó ngài tập trung về “một nhân đức quan trọng khác” đối với vị thánh: “’philergia,’ nghĩa là, yêu lao động.”

Đức Thánh Cha đã giải thích Theodore coi sự yêu lao động như “một tiêu chí để chứng minh phẩm chất của sự sốt sắng cá nhân.”

Đức Thánh Cha nói “Một con người sốt sắng trong những cam kết vật chất, làm việc siêng năng, [Theodore] chủ trương, thì cũng là như vậy trong lãnh vực thiêng liêng. Về phương diện này, ngài không đồng ý rằng lấy cớ cầu nguyện và chiêm ngắm, người đan sĩ không cần lao động, kể cả lao động chân tay, điều này trên thực tế là, theo ngài và theo truyền thống đan sĩ, là những phương tiện để gặp gỡ Thiên Chúa.”

Đức Giám Mục thành Roma ghi nhận rằng Thánh Theodore đi xa tới chỗ nói lao động như là một kiểu “’ phụng vụ,’ kể như một kiểu Thánh Lễ qua đó đời sống đan sĩ biến thành đời sống thiên thần.”

Ngài nói thêm: “Và chính xác trong kiểu này thế giới lao động được nhân tính hóa và con người, qua lao động, trở nên hơn chính mình, gần với Thiên Chúa hơn. Một hậu quả của quan niệm đặc biệt này đáng được xem xét: Chính xác vì đó là hoa quả của một hình thức ‘phụng vụ’, những của cải do lao động bình thường sẽ không phục vụ sự’ hạnh phúc các đan sĩ, nhưng sẽ dành để giúp đỡ kẻ nghèo. Trong sự này, tất cả chúng ta có thể thấy nhu cầu cho hoa quả lao động phải là một sự lành cho mọi người.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết thúc bài huấn đức của ngài với một sự xem xét lại những yếu tố chính của giáo lý thiêng liêng của Theodore, gòm có “tình yêu đối với Chúa nhập thể […].Sự trung thành với bí tích rửa tội và sự cam kết sống trong sự hiệp thông của Thânh Thể Chúa Kitô, cũng được hiểu như sự hiệp thông của các Kitô hữu với nhau. Tinh thần khó nghèo, nghiêm trang, bỏ mình; đức khiết tịnh, sự tự quản, đức khiêm nhượng và vâng lời chống lại tính ưu việt của ý muốn mình, điều này phá hủy khung xã hội và sự bằng an linh hồn. Tình yêu lao động vật chất và thiêng liêng. Tình bạn thiêng liêng sinh ra trong sự thanh luyện lương tâm mình, linh hồn mình, sự sống mình.”

“Chúng ta hãy ra sức theo những huấn giáo này, những huấn giáo thật sự chỉ cho chúng ta con đường sự sống thật,” ngài kết luận