Đức Giáo Hoàng công bố chiến thắng của Chúa Cứu Thế trên sự Chết

VATICAN, APRIL, 12, 2009 (Zenit.org.) - Lễ Phục Sinh không dựa trên một truyện thần hoại, một lý thuyết hay một truyện tưởng tượng, nhưng đúng hơn trên một biến cố lịch sử rất thật về sự chết và sống lại của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha đã nói điều này hôm Chúa Nhật Phục Sinhtrong sứ điệp Phục Sinh ngài phát hành từ bao lơn Đền Thờ Thánh Phêrô lúc trưa trước khi ngài ban phép lành của ngài “urbi et orbi” (cho thành Roma và cho thế giới). Ngài đã khởi sự với câu hỏi: “Có cái gì sau khi chết?”

Sứ điệp Phục Sinh, ngài giải thích cho 200,000 người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêrô, là “sự chết không có tiếng nói sau cùng, bởi vì sự Sống sẽ chiến thắng sau cùng.”

“Sự chắc chăn này của chúng ta không dựa trên một lý luận đơn thuần nhân bản,” Đức Thánh Cha đã tiếp tục nói, “nhưng trên một sự kiện lịch sử đức tin: Chúa Giêsu Kitô, đã chịu đóng đinh và chịu mai táng, đã phục sinh với thân xác vinh hiển của Ngừoi.”

Ngài nói tiếp: “Liên tục kể từ bình minh Phục Sinh, một mùa Xuân mới hy vọng đã tràn đầy thế giới; từ ngày này sự phục sinh của chúng ta đã bắt đầu, bởi vì Phục Sinh không đơn thuần báo hiệu một thơi điểm trong lịch sử, nhưng là sự khởi đầu của một điều kiện mới.

“Chúa Giêsu phục sinh không vì ký ức của Người vẫn sống động trong tâm hồn các môn đệ ngài, nhưng vì chính Người sống trong chúng ta, và trong Người chúng ta đã có thể thưởng thức niềm vui sự sống đời đời.”

Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng sự Phục Sinh “không phải là một lý thuyết, nhưng là một thực tại lịch sử”: “Đây không phải là một chuyện thần thoại hay một giấc mơ, đó không phải là một ảo mộng hay là một điều không tưởng, đó không phải là một truyện thần tiên, nhưng đó là một biến cố đặc biệt và không được lập lại: Chúa Giêsu thành Nadareth, Con của Đức Maria, lúc chiều tối trong ngày thứ Sáu đã được hạ xuống khỏi cây Thánh Giá và được mai táng, đã bỏ ngôi mộ cách vinh hiển.”

Sự sáng trong cảnh tối tăm

“Việc công bố sự phục sinh của Chúa thắp sáng lên những vùng tối tăm của thế giới trong đó chúng ta sống,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã suy niệm. “Tôi qui chiếu cách riêng tới thuyết vật chất và thuyết hư vô, tới một ảo mộng về thế giới không khả năng di chuyển quá điều khoa học có thể xác nhận, và rút về cách buồn bã trong một cảm giác trống trơn được tưởng tượng là vận mạng quyết định của sự sống con người.”

“Đây là một sự kiện,” ngài nói tiếp, “ là nếu Chúa Kitô không phục sinh, ‘sự trống trơn’ sẽ chiếm phần thắng. Nếu chúng ta loại bỏ Chúa Kitô và sự phục sinh của Người, thì không còn lối thoát cho con người, và mỗi một trong những hy vọng của họ vẫn là một ảo tưởng.”

Đức Giáo Hoàng đã nói Chúa Nhật Phục Sinh là ngày khi “sự công bố về sự phục sinh của Chúa bung ra mãnh liệt,” và đó là sự trả lời cho câu hỏi đặt ra trong sách Giảng Viên: Nếu có điều gì đáng cho người ta nói, ‘Coi đây, cái mới đây này!

Trong ngày này, ngài nói, những Kitô hữu trả lời “vâng”: “Trong sáng Phục Sinh, mọi sự đã được đổi mới.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha than phiền, trong thế giới ngày nay “còn có rất nhiều, trên thực tế, quá nhiều dấu của quyền chi phối trước kia [thuộc sự chết]

Cần những người giúp đở

“Mặc dầu qua sự phục Sinh, Chúa Kitô đã phá hủy cội rễ sự dữ, Người vẫn còn muốn sự giúp đỡ của những người nam và những người nữ trong mọi thời đại và mọi nơi để giúp Người khẳng định sự chiến thắng của Người bằng cách sử dụng chính những vũ khí của Người: những vũ khí công lý và chân lý, sự thương xót, sự tha thứ và tình yêu”.

Đức Thánh Cha nói rằng đó là sứ điệp của ngài mang tới cho châu Phi tháng trước trong cuộc thăm viếng của ngài tại Cameroon và Angola, và sứ điệp ngài muốn đem tới Đât Thánh trong tháng May.

“Châu Phi đau khổ không cân đối từ những vụ xung đột độc ác và liên tục, thường bị quên, đang gây ra rất nhiều sự đổ màu và phá hủy trong nhiều nước của họ và từ con số gia tăng của những con trai và con gái của họ, những kẻ làm mồi cho sự đói khát, nghèo khó và bệnh tật”.

Và trong Đất Thánh, ngài nói, “sự hoà giải—khó, nhưng cần thiết—là một điều kiện tiên quyết cho một tương lai an ninh toàn bộ và sự sống chung hoà bình, và điều này chỉ có thể hoàn tất qua những cố gắng đổi mới, bền bỉ và chân thành hầu giải quyết sự xung đột Israel-Palestine.”

“Những ý nghĩ của tôi hướng về bên ngoài từ Đất Thánh tới những xứ láng giềng, tới Trung Đông, tới toàn thế giới,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp. Trong một thời gian suy thoái lương thực thế giới, rối loạn tài chánh, những hình thức củ và mới cảnh nghèo, sự thay đổi thời tiết gây âu lo, bạo lực và sự bần cùng áp bức nhiều người bỏ quê hương mình đi tìm một hình thức sống ít bấp bênh hơn, sự đe dọa khủng bố luôn hiện diện, những nổi sợ ngày càng gia tăng về tương lai, thì cần phải tái phám phá những lý do cho hy vọng.

“Đừng có ai rút lui khỏi trận chiến hoà bình do sự phục sinh của Chúa Kitô phát động.”

Ngài nói thêm,’ “Chúa Kitô đang tìm kiếm những người nam và nữ để giúp Người khẳng định sự chiến thắng của Người bằng cách sử dụng những vũ khí của Người: những vũ khí công lý và chân lý, sự thương xót, sự tha thứ và tình yêu.”