Ngài cống hiến suy tư Phaolô về những nghi thức Phục Sinh

VATICAN.- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói đúng như người Do Thái đem bánh không men ra khỏi nhà mình trong ngày Vượt Qua để chỉ một sự bắt đầu mới, những Kitô hữu phải đẩy xa khỏi lòng mình “chất men tội cũ”.

Đức Giáo Hoàng đã nói điều này trong bài giảng Thánh Lễ Phục Sinh của ngài tại Vương Cung thánh Phêrô, trong bài giảng này ngài đã suy tư về một đoạn thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô: “Chúa kitô, chiên Vượt Qua của chúng ta bị sát tế.” Ngài nói đoạn này”chứa đựng, trong một tổng hợp gây ấn tượng, một ý thức đầy đủ về sự mới mẻ của sự sông trong Chúa Kitô.”

“Biểu tượng trung tâm của lịch sử cứu rỗi—con chiên Vượt Qua-- ở đây được đồng hóa với Chúa Giêsu, Đấng được gọi ‘con chiên Vượt Qua của chúng ta,’” Đức Thánh Cha giải thích. Ngài ghi nhận việc người Do Thái sát tế một con chiên mỗi năm trong lễ Vượt Qua,” để ghi nhớ sự giải phóng khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập.”

“Trong sự thương khó và sự chết của Người, Chúa Giêsu mạc khải chính Mình là Chiên Thiên Chúa, ‘hiến tế ‘ trên Thánh Giá, hầu tẩy xóa tội lỗi thế gian,” Đức Thánh Cha nói. “Người bị giết tại chính giờ có thói quen sát tế những con chiên trong Đền Thờ Jerusalem.

“Ý nghĩa của hy lễ này chính Người đã nói trước trong bữa Tiệc Cuối, bằng cách thay thế chính mình Người--dưới những dấu bánh và rượu—cho thức ăn nghi lễ của bữa ăn Vượt Qua Do Thái. Như vậy chúng ta có thể nói thật rằng Chúa Giêsu làm viên mãn truyền thống Lễ Vượt Qua xưa và đã biến Vượt Qua xưa thành Vượt Qua của Người.”

Nhường chỗ cho sự mới

Căn cứ trên sự giải thích này về lễ Vượt Qua, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tiếp tục suy tư về sự giải thích của Thánh Phaolô về chất men.”

Ngài đã giải thích rằng trong lễ Vượt Qua tập quán Do thái đưa xa khỏi nhà mọi mảnh vụn của bánh có men, điều đó được sử dụng để nhắc nhớ khi tổ tiên của họ bỏ đất Ai cập, chỉ mang theo mình bánh không men.

“Đồng thời, dù cho” Đức Giáo Hoàng nói thêm, “’bánh không men là một biểu trưng của sự thanh tẩy: sự loại bỏ điều củ để nhường chỗ cho cái mới.”

Đức Thánh Cha nói Thánh Phaolô giải thích rằng truyền thống xưa đạt tới một ý nghĩa mới với Chúa Kitô, “một lần nữa phát xuất từ cuộc ‘Xuất Hành mới,’ tức là sự đi qua của Chúa Giêsu từ sự chết tới sự sống đời đời.”

“Vì Chúa Kitô, là con Chiên thật, đã hiến mình cho chúng ta, chúng ta cũng vậy, những môn đệ của Người- nhờ Người và qua Người—có thể là và phải là ‘bột mới,’ là ‘bánh không men,’ giải thoát khỏi mọi yếu tố cặn bã của men sự tội: không còn sự dữ và sự xấu xa trong lòng chúng ta”.

Chúng ta hãy mở thần trí chúng ta cho Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã phục sinh hầu đổi mới chúng ta,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khích lệ,” ngõ hầu đưa xa khỏi lòng chúng ta chất độc sự tội và sự chết, và tuôn xuống trong máu –ban sự sống của Chúa Thánh Thần: sự sống thần linh và đời đời.