Đức Thánh Cha khích lệ sự chú ý tới mầu nhiệm hầu biến đổi thế giới

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khích lệ các người Công Giáo đi vào trong mầu nhiệm Thánh Thể, hầu cảm nghiệm tình yêu của Chúa và học biết phải yêu thương những kẻ khác bằng cách ngắm nhìn Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng nói điều này trong bài giảng Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, trong đó ngài đã suy tư về phụng vụ và sự tường thuật về việc thiết lập Thánh Thể.

Ngài đã khuyên các tín hữu của ngài “phải có sự chú ý nội tâm lớn đối với mầu nhiệm của ngày này, đối với những lời diển tả mầu nhiệm này,” biết nghe một cách mới mẻ sự tường thụât việc thiết lập, “trên nền tảng Kinh Thánh và trong sự chiêm ngắm chính Chúa.”

Tường thuật này, ngài giải thích, là một kinh nguyện, và “chỉ trong khi cầu nguyện hành vi linh mục của việc truyền phép được hoàn thành, việc truyền phép trở thành sự biến đổi, sự biến chất những quà tặng bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô.”

Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng “ của dâng hiến chúng ta đặt trong tay Chúa trở lại từ Người được chúc lành và được biến đổi.”

Chiêm ngắm Chúa Kitô

Đức Thánh Cha ghi chú rằng trong phụng vụ này, “Giáo Hội khi cầu nguyện nhìn xem những bàn tay và con mắt của Chúa.”

Ngài nói tiếp: “Đó là dường như Giáo Hội muốn quan sát Người, nhận thấy hình thức của sự cầu nguyện và hành động của Người trong giờ đặc biệt này, Giáo hội muốn gặp gương mặt của Chúa Giêsu qua những giác quan nữa, nói dược vậy”.

“Chúng ta hãy nhìn xem những bàn tay này mà Người đã dùng để chữa lành những người đàn ông và đàn bà; những bàn tay Người sử dụng để chúc lành các trẻ em; những bàn tay Người đã đặt trên những con người; những bàn tay bị đóng vào Thánh Giá và mãi mãi mang những dấu thánh như những dấu chỉ sự Người sẵn sàng chịu chết cho tình yêu.”

“Chúa dạy chúng ta ngước mắt lên,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, “ và cách riêng tâm hồn chúng ta.”

Ngài nói thêm, “ Người dạy chúng ta chăm chú ngó nhìn lên, phân cách cái nhìn này khỏi những sự thế gian này, để hướng chúng ta trong sự cầu nguyện tới Chúa và như vậy là nâng chúng ta lên.”

Đức Giáo Hoàng khuyên tín hữu cầu nguyện “hầu không sự dữ nào sẽ vào qua mắt chúng ta, sữa đổi và làm hư hỏng chính hữu thể chúng ta.” Hãy cầu nguyện, ngài nói, “cho những con mắt thấy cái gì là thật, rạng rỡ và tốt lành; hầu chúng có khả năng thấy sự hiện diện của Chúa trong thế gíơi.”

“Chúng ta hãy cầu nguyện xin cho chúng ta sẽ nhìn xem thế giới với những con mắt tình yêu,” ngài nói thêm, “với những con mắt của Chua Giêsu, nhận ra những anh em và chị em chúng ta là những kẻ cần sự giúp đỡ của chúng ta, đang chờ đợi lời nói và hành động của chúng ta.”

Bẻ bánh

Đức Thánh Cha khẳng định hành vi bẻ bánh “là hành vi của người cha gia đình kẻ chăm sóc con cái mình và ban cho chúng điều chúng nó cần cho sự sống”.

Ngài nói tiếp: “Phân chia, chia sẻ, mang lại sự hiệp nhất. Qua sự chia sẻ, sự hiệp thông được xây dựng. Trong bánh vị bẻ ra, Chúa phân phát chính mình”.

“Cử chỉ bẻ ra cũng ám chỉ cách mầu nhiệm sự chết, tình yêu trải dài tới sự chết.”

Đức Thánh Cha đã giải thích rằng khi “Chúa Giêsu biến đổi bánh, Người không ban cho bánh trần gian nữa, nhưng ban sự hiệp thông với chính mình Người”.

Ngài nói thêm: “Thế nhưng, sự biến đổi này là khởi đầu sự biến đổi thế giới---thành một thế giới phục sinh, một thế giới của Chúa.

“Vâng, đó là nói về sự biến đổi--của người mới và thế giới mới bắt nguồn trong bánh được truyền phép, được biến đổi, được biến chất.”

Tình yêu của Chúa Kitô

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận rằng “trong hành vi của Chúa Giêsu bẻ bánh, tình yêu được chia sẻ đã đạt hình thức triệt để nhất: Chúa Giêsu để Người bị bẻ ra như bánh ban sự sống.”

Như vậy, Thánh Thể “không bao giờ có thể đúng là một hành động phụng vụ,” nhưng phải trở nên “tình yêu trong sự sống hằng ngày.”

“Trong sự thờ phượng của Kitô hữu, hai sự trở nên một--cảm nghiệm tình yêu của Chúa trong hành vi thờ phượng và nuôi dưỡng tình yêu đối với tha nhân của mình”.

Chúa chuẩn bị một bàn tiệc cho chúng ta, Đức Giáo Hoàng nói, “giữa những đe dọa của thế giới này, và Người ban cho chúng ta chén vinh hiển—chén của niềm vui lớn, của bữa tiệc thật, mà tất chúng ta đều ao ước—chén đầy rượu tình yêu của Người.”

Ngài đã khẳng định: “Máu Chúa Giêsu là tình yêu của Người, trong đó sự sống thần linh và sự sống nhân bản đã trở nên một. Chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa, hầu chúng ta có thể hiểu thâm sâu hơn nữa sự cao cả của mầu nhiệm này.”

Khi kết thúc, Đức Thánh Cha cầu nguyện: “Lạy Chúa, hôm nay Chúa ban cho chúng con sự sống của Chúa, Chúa ban chính Chúa cho chúng con. Xin Chúa đi vào cách sâu thẳm trong chúng con với tình yêu của Chúa.”