Nhiều người Việt Nam còn nhớ khá rõ là, ngày 3-2-1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam mang tên là đảng Cộng sản Đông dương. Tổ cộng sản lúc ấy cũng chỉ có năm ba ngoe, thuộc hàng vô danh tiểu tốt và hoàn toàn xa lạ với cuộc sinh hoạt chính trị ở Việt Nam. Nhưng chúng thực sự biết lợi dụng lòng dân trong cao trào chống ngoại xâm và đưa ra cái bánh vẽ thật lớn: Giải phóng dân tộc và san bằng bất công trong xã hội. Dân đang bị làm nô lệ cho ngoại bang, nay được giải thoát khỏi đời nô lệ ai không thích. Riêng việc nhà nước cướp hết của của nhà giàu chia cho nhà nghéo thì có mấy ai mà không đi cướp theo!

Tuy miếng mồi béo bở ngon ngọt, nhưng chúng cũng chẳng thu lượm được bao nhiêu hậu thuẫn. Trái lại, khi bước vào động, chúng còn phải đi cậy nhờ đến những tên tuổi như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đỡ đầu, nói hộ chúng vài câu để chúng có cơ hội mà bước vào sinh hoạt với đồng bào. Nhưng chẳng bao lâu sau, hoạt động vì công ích thì không thấy, chỉ thấy những hành động mang tính chất tội ác của chúng vang dội khắp nơi ở trong nước. Đi đến đâu ngưòi ta cũng lắc đầu, lè lưõi, lo sợ khi nói đến tội ác khảo của, giết ngưòi do bọn cán bộ đầu não cộng sản gây ra, dù chưa mấy người nhìn thấy mặt thật của chúng. Ấy là chưa kể đến câu chuyện khá phổ quát trong nhân dân, lúc bấy giờ họ bảo nhau là bọn Vẹm nó có đuôi. Tuy có chuyện đồn đãi ấy, nhưng cũng chưa mấy người giải đáp được thắc mắc là, không biết bọn này có đuôi dài ngắn ra sao mà chúng ác độc đến như thế?

Nếu là một tổ chức đứng đắn khác, khi bị mang tai tiếng là có những hành động độc ác, bất nhân như thế, chắc chắn kẻ lãnh đạo của tổ chức phải dừng tay tội ác lại. Hơn thế, phải nghiêm chỉnh kiểm chứng để chấm dứt những hành động này. Đồng thời, phải chứng minh cho mọi người biết rằng, chúng không có đuôi và cũng không độc ác như người ta thường rỉ tai với nhau về chúng. Kế đến, phải trình báo cho mọi ngươi biết việc lỡ tay giết ngưòi kia chẳng qua chỉ là những lỗi lầm của một vài cán bộ thừa hành, chúng đã bị khai trừ và giao cho công quyền sử lý rồi, vì tổ chức không có chủ trương bạo ác.

Đó là lẽ thường, nhưng Việt Minh cộng sản không hành động theo những lẽ thường tình ấy. Trái lại, Hồ chí Minh là kẻ có chủ trương bạo ác. Đi đến làng mạc nào, khu phố nào chúng đểu dùng chung một sách lược. Kết nạp những thành phần bất hảo của xã hội trong vùng để thủ tiêu và chặt đầu vài ba ngưòi tai mắt để cho dân chúng trong vùng phải hoảng sợ mà tuân theo những chỉ thị của chúng. Những tưởng sách lược này thất bại, ai ngờ Hồ chí Minh đã thành công nhớn bằng chính con đường thủ tiêu và đấu tố này để, trước là cướp được chính quyền, sau là trấn áp toàn bộ đời sống của nhân dân.

Thực vậy, bất cứ nơi đâu, trước khi Việt Minh đặt chân đến, người dân đã trắng mắt lo sợ,bàn tán phưong cách ứng đối nếu một khi phải nhìn thấy chúng. Nên khi nhìn thấy chúng thật, thì trăm người như một đều có chung một định hướng là bỏ chạy. Chạy không kịp thì đều răm rắp mà tuân thủ theo mệnh lệnh của chúng áp đặt. Nhưng cả trong trường hợp đã nằm dưới gọng kìm của chúng quản trị, Việt cộng cũng không từ bỏ con đưòng “sát nhân, khủng nhân”. Trái lại, việc “sát nhân, khủng nhân” được đưa vào kế hoạch chiến lược của đảng, ngõ hầu đạt yêu cầu trong việc trấn áp toàn bộ từ đời sống đến tinh thần trong tất cả moị sinh hoạt thường nhật của người dân.

Nên nếu hỏi rằng, có một ngưòi dân nào ăn no ngủ yên, không lo sợ trong thời Việt cộng, đặc biệt là trong thời đấu tố từ 1953-1955? Có một làng mạc và một khu phố nào không có người bị Việt cộng đấu tố trong thời gian này? Câu trả lời sẽ là không! Không thể tìm ra được. Dân đã thế, ngay trong hàng ngũ cán cộng. Bộ đội của chúng cũng phải biết đấu tố lẫn nhau và rồi, con, cháu thì về làng để đấu tố bố mẹ và họ hàng thân thích của mình. Kết qủa, sau cuộc đấu tố man rợ ấy. Niềm tin giữa con ngưòi với con ngưòi, giữa con người với tôn giáo và xã hội coi như đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Con ngươi sống dưới cái chế độ tàn bạo ấy chỉ còn lại đôi mắt trắng và nhìn nhau bằng sự nghi ngờ, thù hận. Nhưng nếu, toàn thể nhân loại có lên án và nguyền rủa những tội ác của Hồ chí Minh và tập đoán bất nhân Việt cộng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, thì Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng lại … giết chó ăn mừng và hồ hởi, phấn khởi vì kế hoạch “sát nhân đã khủng nhân” hoàn toàn thắng lợi, đã giúp chúng nắm trọn lấy bạo quyền.

Sáu mươi năm lẻ những bức sơn dầu bởi William H. Hunt, một họa sỹ người Anh trong cuộc triển lãm Tội lỗi và Sự Cứu rỗi: Holman Hunt và Pre-Raphaelite Vision (Raffaello Sanzio, 1483 – 1520, Italian painter whose refined elegant style epitomize the humanistic spirit of the high Renaissance, influenced by Perugino, Leonardo da Vinci, and Michelangelo) hiện được triển lãm tại phòng trưng bày nghệ thuật Ontario, không phải là điều dễ dàng đối với người thường thích tới viện bảo tàng thời nay.

Những họa sỹ của trăm năm qua mà tác phẩm của họ hiện chúng ta đang thưởng thức, từ Monet đến Nhóm Bảy Họa sỹ Châu Âu và Bắc Mỹ hiện hành, đã quen thuộc đối với chúng ta để mặc sức tận hưởng, dùng cọ lông để diễn tả và thể hiện dưới dạng tranh vẽ (khi những bức tranh sơn dầu hoàn toàn không trừu tượng) của những sự việc và không gian hiện đại tầm thường. Những bức họa của Hunt, ngược lại, chính xác hiện thực, hướng tới những chi tiết nhỏ nhất của cỏ cây, y phục hoặc trang trí nội thất. Ông thường minh họa những câu chuyện, vì nghệ thuật ít khi đề cập đến, luôn được lấy từ Thánh kinh hoặc của Shakespeare hoặc đôi khi từ những giai thoại luân lý đạo đức. Và mỗi bức tranh tìm ra một bài học được rút ra theo chủ quan kiên định của Hunt từ thời kỳ văn học mid-Victorian (The Victorian age: one characteristic of Victoria literature – especially prose – is the high moral purpose allied to a Romantic technique: languagr is rich and highly ornamental, a reflection of the new “Gothic” architecture with its – to us – tasteless collaboration of design.), ý thức Thiên Chúa giáo về chính và tà.

Nhưng nếu nghệ thuật của Hunt có vẻ xa lạ đối với những cái nhìn của thế kỷ XXI, cái nhìn tổng quát quan trọng này về tác phẩm của ông thì dường như mọi người đều sẽ bị thu hút từ sức quyến rũ thuộc lĩnh vực hội họa từ năm 1800. Và có lẽ đặc biệt đối với những ai tin rằng một điều gì đó quan trọng – ý nghĩa tôn giáo và luân thường đạo lý, hoặc một cảm nhận lịch sử - đã biến mất từ hội họa hiện đại. Hunt chắc hẳn đã tin rằng nền hội họa trong thời kỳ của ông, đã bén rễ trong các nhà Họa sỹ Tiền bối (Old Master: the famous painters especially from the 15th to 18th century – Europe) đã đánh mất phương thức của nó. Từ những năm giữa thế kỷ XIX cho đến khi cái chết của ông vào năm 1910, ông đã cố gắng truy tìm để khôi phục những câu chuyện kể mang tầm vóc của không gian ba chiều trong nghệ thuật, cùng với sức mạnh của nó (đã bị loại bỏ trong nghệ thuật Châu Âu), trong cái nhìn của ông, thời kỳ Phục hưng để truyền đạt chân lý và đạo đức.

Trong số những thành quả lao động của ông là một trong những bức tranh phổ biến rộng rãi nhất đã được trưng bày bất cứ nơi đâu vào thế kỷ của Hunt. Một phiên bản về bức họa “The Light of the World” (Ánh sáng trần gian” – Chúa Jesus phục sinh, chiếc đèn trong tay, gõ cửa một túp lều giữa tăm tối trời đêm – đã đi nhiều nơi thuộc Đế quốc Anh (gồm Canada) vào giữa năm 1905 – 1907, đã cuốn hút những đám đông khổng lồ. Tiếng tăm của bức tranh này đã mở rộng thông qua vô vàn bức điêu khắc, bưu thiếp, và thậm chí trên những cửa sổ thủy tinh (nhiều) màu.

“Lặng nhìn, Ta đứng bên cửa và gõ”: thông điệp của bức họa biểu tượng này rõ ràng và hoàn toàn trong sáng như những gì Hunt đã thực hiện trong 50 năm trước chuyến đi của “The Light of the World”. Sự tìm kiếm của ông cho cái nhìn trong sáng được thể hiện từ những ngày ngồi trên ghế của trường nghệ thuật, khi ông đã đi đến tan tành mộng tưởng với hội họa cổ điển sau đó trong mốt thời trang. Nhưng thời điểm quan trọng trong việc hình thành với tư cách là một họa sỹ bước vào năm 1848 khi ông tham gia vào những lực lượng cùng với những thi sỹ và họa sỹ Anh có cùng khuynh hướng (gồm John Everett Millais và Dante Gabriel Rossetti) để thành lập Pre-Raphaelite Brotherhood. Nhóm này đã chia sẻ một bất đồng về nghệ thuật Châu Âu từ khi Raphael và Renaissance, và đã tuyên thệ một nghệ thuật canh tân của những ý tưởng đạo đúc và tôn giáo.

Vì những phe phái nghệ thuật luôn luôn hành động, Brotherhood chẳng bao lâu đã “tan đàn sẻ nghé”, nhưng Hunt tiếp tục cái nhìn nghệ thuật của mình trong những ngày còn lại. Những bức họa triển lãm đã biệu lộ chiều sâu tuyệt đối về lời cam kết nồng nàn của Hunt. Những biểu tượng phong phú đang Thức Tỉnh Lương Tâm (1853 – 1854), chẳng hạn, với sự chú ý tinh tế đến từng đường ren trên y phục và chi tiết trang hoàng, nắm bắt được thời điểm đúng lúc khi một thiếu phụ bị ràng buộc đột nhiên nhận thức được sự mất phẩm giá từ cái vỗ của tình nhân. Một Isabella tinh tế, và một Pot của Brasil (1866 – 68) dựa trên một bài thơ của Keats, dạy cho chúng ta làm thế nào để thương tiếc một cách đúng đắn và vị tha trước cái chết bất công của người thân. Và vân vân …, thông qua phạm trù đạo đức một cách qui mô đặc biệt, những đề tài tâm lý và Kinh thánh.

Nếu Humt không thành công trong việc phục hồi truyện kể tới một vị trí cao mà nó đã được hưởng trong nền nghệ thuật trung đại – đã không có những người theo ông và vào lúc ông nhắm mắt thì ông đã được xem như người qua đường bởi những người sành sỏi – nghệ thuật trong cách biểu thị này, tuy nhiên, là một lời phát biểu đặc biệt tới sự khao khát của một họa sỹ đã tạo ra một nghệ thuật tâm linh.

(Nguồn “The Catholic Register”)