Xem xét sự Đóng góp của Boniface cho châu Âu

VATICAN CITY, MARCH 11, 2009 (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói bằng chứng của Thánh Boniface là một sự nhắc lại rằng Kitô Giáo cổ võ sự phát triển của nhân loại vì ủng hộ sự mở rộng nền văn hóa.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm thứ Tư hàng tuần 11/3 trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, khi ngài suy tư về “tông đồ nước Đức.”

Đức Thánh Cha đã trình bày một tường thuật về tiểu sử của vị giám mục và tử đạo, lúc đề cập tới ơn gọi của ngài theo sự sống đan viện khi còn trẻ tuổi, và sự ngài bỏ lại sau đó một nghề hàn lâm sáng chói để chuyển động về các vùng truyền giáo.

Cố gắng đầu tiên của ngưởi đan sĩ trẻ cho việc phúc âm hóa đã hỏng, và ngài đã đến Rome để tìm tư vấn từ Đức Giáo Hoàng Gregory II.

Đức Giáo Hoàng này “đã giao phó cho ngài những thơ chính thức và vùng truyền giáo để rao giảng Tin Mừng giữa các dân tộc Đức.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói “Với sức hoạt động không mỏi mệt của ngài, với những tài tổ chức của ngài, với tính khí mềm mỏng và đáng yêu của ngài mặc dầu ngài có tính thẳng thắng, Boniface đã đạt được những kết quả to lớn”.

Đức Thánh Cha nói tiếp Boniface đã tiếp tục gặt hái những hoa quả tông đồ trong những năm dài làm việc trong các vùng đất trung Âu.

Ngài ghi nhận rằng: “Vị giám mục vĩ đại, ngoài công việc rao giảng Tin Mừng và tổ chức Giáo Hội qua việc thành lập các giáo phận và việc cử hành các thượng hội đồng, không quên ủng hộ việc sáng lập nhiều đan viện, nam và nữ, đến độ những đan viện đó gống như một hải đăng toả chiếu đức tin và văn hóa nhân bản và Kitô hữu trong vùng đất này. […]

“Trên thực tế ngài quan niệm rằng làm việc cho Tin Mừng cũng là làm việc cho một văn hoá nhân bản. […] Do đó nhờ Boniface, những đan sĩ nam và nữ của ngài--những người nữ cũng có một phần rất quan trọng trong công việc rao giảng Tin Mừng—văn hoá nhân bản cũng đã nở hoa, bất khả phân ly với đức tin và mạc khải vẻ đẹp đức tin.”

Đức Thánh Cha đã nhắc lại tuy đã cao niên --lối 8o tuổi—Boniface lại đảm trách những cố gắng truyền giáo. Và do vậy mà ngài gặp phúc tử đạo: “Đang khi ngài bắt đầu cử hành Thánh Lễ tại Dokkum […] ngài bị một băng đảng dân ngoại tấn công. Đứng hàng đầu với một gương mặt thanh thản, ngài ‘không cho các bạn của ngài chiến đấu và nói: “Hỡi các con, thôi chiến đấu, hãy bỏ chiến tranh, bởi vì chứng từ Kinh Thánh bảo chúng ta đừng lấy ác báo ác, nhưng lấy lành báo ác. Đây là ngày được chờ đợi lâu nay, thời giờ chết của chúng ta đã tới. Hãy can đảm trong Chúa!”

“Đó là những lời cuối cùng của ngài trước khi ngã gục trước những cú đánh của những kẻ tấn công ngài.”

Những bài học

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng chứng từ của Boniface cống hiến nhiều bài học cho các tín hữu ngày nay.

Ngài chú tâm hơn hết trong ba bài học: “trung tâm Lời Chúa, sống và giải thích trong đức tin của Giáo Hội, một Lời [Boniface] đã sống, đã giảng và đã minh chứng cho tới sự hiến mình tuyệt vời trong phước tử đạo.. Ngài say mê Lời Chúa đến nỗi cảm thấy sự khẩn cấp và bổn phận đem Lời Chúa cho những kẻ khác, cho dầu phải liều cá nhân mình.”

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Điểm hiển nhiên thứ hai, một điểm rất quan trọng, nẩy lên từ cuộc sống Boniface là sự hiệp thông trung thành của ngài với Toà Thánh, đó là một điểm vững mạnh và trung tâm trong cuộc truyền giáo của ngài. Ngài đã luôn luôn giữ sự hiệp thông này như là một luật của sứ vụ ngài và ngài để nó lại hâu như là một di chúc. […]

“Boniface kéo sự lưu ý của chúng ta tới một đặc điểm thứ ba: Ngài cổ võ sự gặp gỡ giữa văn hoá Roman-Kitô Giáo và văn hoá Đức Quốc. Trên thật tế ngài biết rằng sự nhân bản hóa và sự phúc âm hóa văn hóa là một phần nguyên vẹn của sứ vụ ngài như môt giám mục. Khi truyền lại gia sản xưa của những giá trị Kitô hữu, ngài đã vun trồng trong các dân tộc German một kiểu sống mới nhân bản hơn, nhờ đó những quyền bất khả nhượng của con người được tôn trọng tốt hơn. Vì là một người con đích thực của Thánh Giáo Hoàng Biển Đức, ngài biết phải kết hợp sự cầu nguyện và việc lao động-chân tay và trí thức-ngòi bút và lưỡi cày.”

Như vậy, Đức thánh Cha khẳng định, “chứng từ can đảm của Boniface là một lời mời tất cả chúng ta phải đón tiếp trong sự sống chúng ta Lời Chúa như là một điểm qui chiếu, phải yêu thương say mê Giáo Hội, phải cảm thấy chúng ta đồng-trách nhiệm cho tương lai Giáo Hội, phải tìm kiếm sự hiệp nhất xung quanh người kế vị Phero. Đồng thời, ngài nhắc chúng ta rằng Kitô Giáo, ủng hộ sự phổ biến văn hoá, cổ võ sự thăng tiến con người. Như vậy, chúng ta có trách nhiệm đạt được tiêu chuẩn mong đợi của một gia sản có uy tín như thế và làm cho nó sinh hoa quả vì thiện ích của những thế hệ tương lai.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói về vị tông đồ quê hương ngài: “Lòng sốt sắng hăng say của ngài đối với Tin Mừng luôn luôn ấn tượng tôi: Lúc 40 tuổi, ngài bỏ một đời sống đan viện tốt đẹp và thành công, đời sống một đan sĩ và một giáo sư, để loan báo Tin Mừng cho những kẻ đơn sơ, cho dân man di; tới 80 tuổi, một lần nữa, ngài đi tới một vùng nơi ngài thấy trước cuộc tử đạo của ngài

“So sánh đức tin hăng say này của ngài, sự nồng nhiệt này đối với Tin Mừng, (so sánh) với đức tin của chúng ta rất thường nhạc nhẽo và bàn giấy, chúng ta thấy phải đổi mới đức tin chúng ta và đổi mới bằng cách nào, hầu dâng làm quà tặng cho những thời đại chúng ta viên ngọc quý của Tin Mừng.”