VATICAN – Trong bài diễn văn ngày 14.1.2007 nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Di Cư, Đức Thánh Cha đã nói với từng ngàn người hành hương tụ tập tại công trường Thánh Phêrô rằng: Đừng bao giờ coi từng triệu người di dân trên thế giới là vấn đề, nhưng là có nguồn tài lực lớn lao cho việc tiếp tục thăng tiến gia đình nhân loại.

Ngài nói: “Thực tế của các cuộc di dân không bao giờ được coi nguyên là một vấn đề, nhưng trên hết, đó cũng là nguồn tài nguyên lớn lao của nhân loại.

Trong dịp này Đức Thánh Cha cũng chỉ cho thấy Gia Đình Thánh Gia Giuse tản cư sang Ai Cập, chạy trốn cuộc lùng bắt, là phản ảnh hình ảnh của Thiên Chúa, được ghi lại trong trái tim của mỗi gia đình nhân loại, ngay khi mà thể chế gia đình bị làm suy nhược và đôi khi bị làm cho lu mờ đi vì những thử thách của cuộc sống.

Ngài nói “Trong thảm trạng của gia đình Nazareth, chúng ta có thể nhận thức được tình trạng thương tâm đau buồn của biết bao người di dân, đặc biệt những người di cư, những người bị lưu đầy và những người bị bách hại”.

Đức Thánh Cha cũng lưu tâm rằng “hiện tượng di dời cư trú của nhân loại trang trải rộng và có những đặc tính rất khác nhau”. Ngài trưng ra con số mà Liên Hiệp Quốc đã ước lượng là hiện nay có tới chừng 200 triệu người di dân, những người phải rời bỏ quê cha đất tổ vì lý do linh tế, 9 triệu người di cư và nhiều người khác bị bốc rễ rời khỏi nơi sinh ra và lưu lạc nơi chính quốc gia của mình.

Nhận thức được tình trạng như vậy, ĐTC nói: “những điều kiện khó khăn của cuộc sống, những nhục nhã, những bất tiện và sự dễ tan rã mà các gia đình di dân đang phải gánh chịu ngày nay, nên công đồng quốc tế phải có trách nhiệm kính trọng người di dân và coi họ là nguồn lực quan trọng cho việc xây dựng xã hội”.

ĐTC cũng kêu gọi rằng các quốc gia hãy có đề ra những luật lệ và những bảo đảm pháp quyền cho người di dân và gia đình của họ, thêm vào đó cần có những mạng nối kết dịch vụ về mục vụ và xã hội phục vụ cho nhu cầu của họ.

Kết luận, ĐTC nói rằng: trong lãnh vực di dân, con người phải luôn được đặt là trọng tâm hàng đầu. Ngài nói: “Giáo Hội đã mở những trung tâm nơi mà tiếng nói của người di dân được lắng nghe, những nhà nới mà họ được đón tiếp, những văn phòng nơi mà họ và gia đình được phục vụ, còn biết bao nhiêu sáng kiến khác được dựng lên để đáp ứng cho nhu cầu càng ngày càng lớn của người di dân và di cư”.