Nền Tảng Kinh Thánh của Thánh lễ như Hy Lễ và việc Rước Lễ

Thắc mắc: Một linh mục đã giải thích tại sao trước hết ngài đã phân phát bánh thánh cho một số rất ít người trước khi tất cả mọi người Rước Lễ chung với nhau: “Lý do của tôi tại sao linh mục không rước lễ trước những kẻ khác, là vì chúng ta đang chia sẽ một bữa ăn và điều mất lịch sự về phía một ông chủ là ăn […] trước khi dâng của ăn cho khách của mình. Trong Bữa Tiệc Ly xem ra không phải Chúa Giêsu sau khi bẻ bánh đã ăn […] trước khi trao bành cho các môn đệ Người.”

Trả lời: Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum:

Mặc dầu tôi không nghi ngờ sự chân thành và lòng ngay về luận cứ của linh mục này, cách riêng trong ánh sáng của những điểm khác ngài nhắc đến, tôi còn không thể đồng ý với ngài,

Tuy công nhận chủ đề đáng một sự đáp trả chi tiết hơn là tôi có khả năng làm trong lần gặp gỡ này, tôi muốn đề cao những điểm sau đây.

Điều không đúng hẳn là nói linh mục là chủ trong Thánh Lễ. Ông chủ là Chúa Kitô cũng là thức ăn hy lễ được dâng hiến. Tuy linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô, ngài làm như vậy với tư cách một thừa tác viên.

Tôi tưởng rằng một sự tương tự gần hơn, dầu vẫn bất toàn, của vai trò vị chủ tế là linh mục một trật là khách danh dự và là kẻ trưởng hầu bàn. Ngài cũng được mời dự bữa ăn Con Chiên dầu vị trí và vai trò của ngài là độc đáo và thiết yếu.

Đồng thời, ngài có nhiệm vụ dọn bữa ăn hy tế đúng như người Chủ thần linh đã ra lệnh làm qua trung gian Giáo Hội Người và không phải theo những sở thích và những ý niệm của người thừa tác viên.

Đàng khác, tuy chắc Thánh Thể thật là một bữa ăn huynh đệ, nhưng chỉ tới mức sự đó là một chia sẻ theo nghi thức trong một bữa ăn hy lễ. Sự đồng bàn hay phương diện huynh đệ là một trong những hoa quả của sự tham gia đích thực trong hy lễ.

Cũng theo một kiểu, dầu Bữa Tiệc Ly chắc chắn là một bữa ăn, trước hết đó là một bữa ăn hy lễ theo nghi thức. Từ quan điểm của nghi thức Vượt Qua Do thái, sự tham gia trong hy lễ, và không phải là bữa ăn huynh đệ hay gia đình, là trung tâm của sự chú ý.

Chính trong bối cảnh nghi thức này mà Chúa Kitô đã xem vào một nghi thức mới bằng cách thay thế chính mình cho con chiên vượt qua, như vậy là thiết lập giao ước mới và vĩnh cửu.

Từ nghi thức nền tản do Chúa Chúng Ta thiết lập, Giáo Hội đã mau lẹ phát triển một nghi thức mới hy lễ, hoàn toàn khác với nghi thức bữa ăn vượt qua của người Do thái và đáp ứng với thần học Kitô hũu về hy lễ, hiệp thông và thừa tác vụ.

Sau cùng, tôi quên thấy làm sao, sau gần 2000 năm thực hành liên lỉ và phổ quát trong mọi nghi thức của Giáo Hội, thình lình thành “vô lễ” nếu thừa tác viên Rước Lễ trước khi cho các tín hữu rước lễ.

Trong những trường hợp như trường hợp này, khi chúng ta có thể nghi ngờ về một thực hành nào đó, tôi tưởng chúng ta nên khiêm tốn để mình được hướng dẫn bởi truyền thống hay là sử dụng từ của Chesterton “democracy of the dead-nên dân chủ của kẻ chết,” là những vị thánh và các đấng tử đạo, những người đã phát triển những nghi thức chúng ta, cũng như hàng tỉ kitô hữu những kẻ qua bao thế kỷ đã tham gia trong những nghi thức ấy.

Những độc giả có thể gởi những câu hỏi tới news@zenit.org. Xin để tiếng “Liturgy” trong phần chủ đề. Thư xin gòm có những chữ đầu tên anh, thành phố và tiểu bang anh, tỉnh và xứ sở anh,