CITE DU VATICAN, 18 avr 2006 (AFP) - Năm thứ nhất của triều đại Giáo Hoàng Benedict XVI: chuyển tiếp nhẹ nhàng một Giáo Hội đang trong tình trạng khủng hoảng.

Giáo Hoàng người Đức Joseph Ratzinger, 79 tuổi, đã trị vì trên một tỷ người Công giáo với danh hiệu Benedict XVI, vào ngày thứ tư là đúng một năm triều đại giáo hoàng của ngài.

Những người trong đợi ở ngài như là một nhà bảo thủ sáng suốt, một khi đã ra khỏi hình bóng của dấng tiền nhiệm Gioan Phao lồ II mà ngài đã ẩn bóng suốt trong 24 năm, sẽ là một nhà cải tổ táo bạo nhưng cho đến bây giờ thì họ đang thất vọng.

Người canh giữ giáo điều ngày trước, hôm nay cố quên đi “thời đại thông tin đại chúng” của đấng tiền nhiệm mà trở về với “những căn bản” của Giáo Hội là: các giám mục, linh mục và giáo dân, để mỗi thành phần đứng đúng vào vị trí của chính mình để cùng đi theo đúng một chiều hướng, với sứ mệnh hướng dẫn thế giới đang đi lạc đường và cuối cùng là thăng tiến Giáo Hội Công giáo. Đức Benedict XVI vẫn tiếp tục công việc của Đức Gioan Phao lồ II là đối thoại với các Giáo Hội Kitô giáo khác, cũng như với Do thái giáo và Hồi giáo. Nhưng đối với nhà viết sử Kitô giáo Alberto Melloni, được thông tấn xã Ansa phỏng vấn vài ngày trước ngày kỷ niệm một năm thì ông đã phát biểu là Đức Benedict XVI đang “chú trọng nhiều hơn về những vấn để trong nội bộ của Giáo Hội hơn là thế giới bên ngoài”

Thông điệp đầu tiên “Thiên Chúa là Tình Yêu” được phổ biến vào ngày 25 tháng giêng đã được mọi người đón nhận nồng nhiệt, nhấn mạnh đến tính thần căn bản của Giáo Hội hơn là những sinh hoạt bên ngoài mà một số người Công giáo đang mong chờ.

Nhà thần học phóng khoáng người Thụy sĩ Hans Kung, đã đến gặp Đức Giáo Hoàng vào tháng chín vừa qua đã tạo nên một bất ngờ, ông này còn tin tưởng là người ngày trước là đồng nghiệp ở Đại Học Tubingen (Đức quốc) có thể làm lay chuyển Giáo Hội trên những vấn đề như độc thân của linh mục và những vấn đề luân lý tình dục.

Ông Roberto nói: “Tôi hy vọng là Đức Giáo Hoàng sẽ triệu tập một Hội Nghị Hồng Y để bàn thảo về vấn đề này, bởi vì ngài cũng nhận thấy hoàn cảnh hiện tại của Giáo Hội rất nghiêm trọng là ơn gọi đang thiếu hụt và Giáo Hội không còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thế giới ngày hôm nay. Nhưng chính cho đến ngày hôm nay thì Đức Benedict XVI cũng chưa tỏ ra một dấu hiệu gì về các vấn đề trên.

Trái lại ngài đang cố gắng đến gần nhóm công giáo bảo thủ cực đoan, cọng đoàn Thánh Pius X và có ý định cho phép dùng rộng rãi thánh lễ bằng tiếng La tinh, điểm chính của Tổng Giám mục ly khai Lefebre. Nhưng phần đông các Hồng Y chống việc thâu nhận lại nhóm này trong khi nhóm này vẫn lên án những đường hướng của Giáo Hội trong các vấn đề đại kết giữa Kitô giáo và những đối thoại với những tôn giáo khác. Thêm vào đó Đức Benedict XVI có một cái nhìn rất bi quan về những biến đổi các tập quán xã hội và kêu gọi người Công giáo mạnh mẽ chống lại những mối “đe dọa” làm hư hại gia đình và những đồi trụy làm hại đời sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.

Ngài cũng chống lại mọi dư luận của đa số các nước Tây Phương hợp thức hóa hôn nhân đồng tình luyến ái, hoặc đang cho phép những nghiên cứu về tế bào gốc, hoặc cho phép trợ tử để kết liểu đời sống con người

Mặc dù đã phong chức ba Hồng Y Á châu trong Thượng Hội Nghị Hồng Y đầu tiên vào ngày 24 tháng 3, Đức Benedict XVI đường như ít mở rộng ra trên toàn thế giới như dấng tiền nhiệm. “Ngài quả quyết là tương lai của Kitô giáo phải là vai trò của nền văn minh Âu Châu”, sử gia Alberto Melloni nhận định như vậy trong sách của ông vừa mới phát hành “khởi đầu của Đức Giáo Hoàng Ratzinger”.

Cũng theo ý kiến của Alberto Melloni là Đức Benedict XVI đang lo ngại về sư gia tăng của nhóm Hồi giáo quá khích, ngài nhận thấy sự yếu kém của Tây Phương vì họ đã gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi mọi sinh hoạt công cọng”.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã hiểu biết về phát xít Đức trong thời niên thiếu nên rất thận trọng với chính quyền và đặc biệt là với thế giới như hiện nay, trái lại đấng tiền nhiệm người Ba lan Karol Wojtyla chỉ hơn ngài ít tuổi thôi, đã phải chống trả với thế giới mà ngài phải sống trong đó.

Ông Alberto Melloni ước vọng là “Trong thâm tâm, điều làm cho Đừc Benedict lo lăng là trọng tâm của Giáo Hội, và trong viễn tượng của ngài nhìn về sự vật, nên những thực tại lịch sử không cùng đồng hành với ngài.” (Trích báo La Croix)