Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon sẽ giúp Giáo Hội Công Giáo làm cho sự hiện diện của Giáo hội được cảm nhận và tiếng nói được nghe thấy ở một khu vực đang nguy hiểm tiếp đến “một điểm không thể quay trở lại” các thư ký đặc biệt của Thượng Hội đồng nói như trên. “Đây là một thách thức lớn và liên tục đối với Giáo Hội Công Giáo để làm cho các dân tộc Amazon nguyên thủy cảm thấy là một phần của Giáo hội và đóng góp cho Giáo hội với ánh sáng của Chúa Kitô và với sự phong phú về tinh thần tỏa sáng trong các nền văn hóa của họ, Đức Hồng Y chỉ định Michael Czerny và Giám mục David Martinez De Aguirre Guinea đã viết trong một bài báo xuất bản ngày 12 tháng 9 trên tờ tạp chí Dòng Tên La Civiltà Cattolica.

Czerny, Phó tổng thư ký về những nguời di cư và những người tị nạn của Bộ Tòa thánh Vatican về Phát triển Nhân bản Toàn vẹn, và Martinez, Đại diện Tông tòa của Puerto Maldonado, Peru, cho biết Hội nghị sẽ diễn ra vào thời điểm mà “cả cuộc sống con người và thiên nhiên đang phải chịu sự hủy diệt nghiêm trọng và có lẽ không thể đảo ngược.” Thượng Hội đồng diễn ra vào ngày 6-27 tháng 10, sẽ tập trung vào Amazon: “Những con đường mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái toàn vẹn.” Rừng nhiệt đới Amazon bao gồm lãnh thổ thuộc chín quốc gia ở Nam Mỹ và đã trải qua nạn phá rừng đáng kể, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân bản địa trong khu vực và dẫn đến mất đa dạng sinh học. Với tư cách là những thư ký đặc biệt, Czerny và Martinez sẽ hỗ trợ Hồng Y Claudio Hummes của Brazil, Tổng tường trình viên của Hội nghị, trong việc đưa ra một phác thảo toàn diện về chủ đề Hội nghị vào lúc bắt đầu cuộc họp và tóm tắt các bài phát biểu của các thành viên hội đồng trước khi bắt đầu trình những đề xuất cụ thể lên Đức Giáo Hoàng.

Trong bài báo có tựa đề “Tại sao có Hội nghị Amazon” Các quan chức nói rằng hội nghị về Amazon là một nỗ lực để thực hiện của “Laudato Si” (Chúc tụng Chúa), trong môi trường con người và thiên nhiên cơ bản này.” Giống như thông điệp “Rerum Novarum” (Những vấn đề mới) năm 1891 của ĐGH Leo XIII, đã nhận ra sự bóc lột công nhân trong những ngày đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, ĐGH Phanxicô đã đưa ra những quan sát về “sự bất bình đẳng lớn lao và sự thiệt thòi tàn khốc” gây ra bởi sự tham lam về hưởng thụ và tài chánh kêu gọi “một thái độ mới đối với thiên nhiên và môi trường xã hội.” “Tổng hợp mới này là một kêu gọi toàn thể thế giới thức tỉnh”, họ đã viết. Tuy nhiên, nó cũng đề nghị một định hướng mục vụ xã hội mới và năng động cho Giáo hội, trong đó phải hiểu những thách thức mà các cá nhân và gia đình và các nhóm phải đối mặt trong các chiều kích khác nhau.”

Tuy nhiên, Czerny và Martinez đã viết rằng Giào hội “không thể hướng dẫn tâm linh và chăm sóc mục vụ nếu mọi người bị cô lập - tức là không hòa nhập với - cách họ sống và hoạt động trong điều kiện thiên nhiên, kinh tế và điều kiện xã hội mà họ đối mặt.”

Họ cũng lưu ý rằng cuộc khủng hoảng đối với khu vực không chỉ giới hạn ở các vấn đề ô nhiễm môi trường, tư nhân hóa nguyên liệu thiên nhiên và buôn lậu. “Chủ nghĩa trọng thương, thế tục hóa, văn hóa vứt bỏ và thần tượng tiền bạc” cùng với việc giảm số lượng linh mục và tu sĩ, “đang gây nguy hiểm cho sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo giữa các dân tộc bản địa của Amazon.” Những thách thức như vậy, họ nói thêm, đòi hỏi một sự đáp lại chuyển từ “mục vụ của thăm viếng đến một mục vụ của hiện diện.” Đây là lý do tại sao, trong Hội nghị Thượng đỉnh tháng Mười, toàn bộ thế giới đồng hành với người dân Amazon; không phải để mở rộng hoặc chuyển hướng chương trình nghị sự, mà là để giúp cho Thượng hội đồng tạo ra sự khác biệt,” các quan chức đã viết. “Khu vực Amazon rất lớn và những thách thức của nó là vô cùng bao la. Nếu nó bị phá hủy, thế giới sẽ cảm nhận được các tác động của nó”

Source: Crux