Khiêm nhường là đường lối Chúa. Đức Trinh Nữ Maria, thân mẫu Đức Kitô rất khiêm nhường trong lời ca Magnificat. Là Kitô hữu, con Đức Trinh Nữ, học từ mẹ, sống khiêm nhường, nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, tôi tớ, trước Ngai toà Chúa Chí Nhân. Bởi nhận biết mình không xứng đáng, kẻ tội lỗi, nên Kitô hữu cần Thiên Chúa nâng đỡ, bảo vệ, chở che trong đời. Kitô hữu cần lòng Chúa xót thương, cần ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Chính nhờ ơn Chúa ban tràn đầy mà ta có thể trung thành bước theo đường lối Chúa. Chúng ta cũng cần tha nhân, họ là anh chị em ta trong Đức Kitô, nâng đỡ, hỗ trợ, giúp ta tiến trên con đường nhân đức, đường linh thánh.

Đức Kitô kể dụ ngôn hai người vào Đền Thờ cầu nguyện, người Pharisiêu và người thu thuế. Chúa nhận lời cầu người thu thuế mà từ chối lời của người Pharisiêu. Lí do người thu thuế nhận mình là kẻ tội lỗi và xin Chúa thứ tha; người Pharisiêu liệt kê công lao, thành tích anh đạt được. Người thu thuế vào Đền Thờ, anh ta đứng từ đàng xa, run rẩy, mặt cúi gầm đất, đấm ngực ăn năn tội đã phạm. Anh nói vắn gọn, nhận mình là kẻ tội lỗi và xin tha. Anh tin Chúa biết rõ tội anh đã phạm và xin thứ tha. Chúa nhận lời anh cầu xin và tha thứ tội anh. Người Pharisiêu vào Đền Thờ tiến lên phía trên, hãnh diện, đứng thẳng, mặt ngẩng lên cao, nói với Chúa anh là kẻ tốt lành. Tốt hơn nhiều người trong thiên hạ và chắc chắn tốt lành hơn người thu thuế kia. Ngôn từ của anh cho biết anh không yêu thương ai. Thay vì cầu cho tha nhân, anh coi thường họ, coi họ như cỏ rác. Anh ước mong Chúa lắng nghe tiếng anh và công nhận điều tốt lành anh thực hiện. Trong lời 'cầu' của anh, anh không xin Chúa điều gì và tất nhiên anh không nhận được ơn, vì anh không xin. Thực ra, anh đến Đền Thờ không phải để cầu nguyện mà chính là để khoe thành tích anh đạt được. Phúc Âm ghi rõ 'anh nói với chính anh'. Khoe khoang thành tích trước Ngai toà Chúa không phải là cầu nguyện.

Cốt lõi của cầu nguyện là tấm lòng khiêm nhường và chân thành, và Chúa sẽ nhận lời. Dâng lời ca tụng và tạ ơn chính là biểu lộ một con tim biết hiến dâng cho Chúa. Đây chính là tâm tình tạ ơn. Khi ta nghĩ ta tốt lành, ta toàn thiện, Chúa trở thành xa lạ trong cuộc sống. Bởi mình nghĩ mình trong sáng, thánh thiện, nên không cần đến ơn cứu độ Chúa ban. Ta tự tin, tin vào khả năng, thành quả mình đạt được, mà không cần đến ơn Chúa. Lối suy nghĩ sai lầm trên che đậy sự thật. Đó là, không có ơn Chúa, ta không làm được chi. Ta cần nhớ chính Chúa ban cho ta sức khoẻ, tài năng, trí nhớ, ơn khôn ngoan. Không có những điều này ta không có cả sự sống nói chi đến thành đạt. Thái độ chính đáng là một con tim biết khiêm nhường, biết dâng lời cảm tạ và biết. Kitô hữu không hãnh diện, tự hào do thành quả mình đạt được mà chính là hãnh diện, tự hào về một Thiên Chúa rộng lượng và từ bi. Nên nhớ, thất bại, tội lỗi không ngăn cản ta đến gần Chúa. Điều này giúp ta nhận ra cái nhỏ hẹp, hay sa ngã, yếu đuối của ta. Từ đó học sống khiêm nhường, chân thành thống hối. Xin ơn tránh xa các dịp tội, xin Chúa thứ tha lỗi lầm. Đây chính là tâm tình của người thu thuế, ông nhận biết tội ông và xin Chúa thứ tha, ban ân sủng bởi ông tin vào lòng nhân ái vô bờ của Chúa.

Thực tế cuộc sống cho biết ta thường đi giữa lối sống của người Pharisiêu và người thu thuế. Khi thì tự cao, cao ngạo, chê người này, chỉ trích người khác, tự tin vào khả năng chính mình; lúc khác lại biết khiêm nhường, sống phó thác. Căn nguyên của cao ngạo nằm sẵn trong tim, bất cứ khi nào ta lơ là không kiềm chế nó, nó sẽ vùng dậy làm hại ta. Xin ơn biết sống khiêm nhu và biết mọi sự ta có đều do Chúa ban và không ngừng dâng lời tạ ơn.

TiengChuong.org

Talk To Oneself

Humbleness is the way of the Gospel. Mother of Jesus, the Virgin Mary, was very humble in The Magnificat. We, her children, learn from our mother Mary, to recognize our unworthiness, sinfulness, and brokenness before God. This recognition tells us we need God and need others. We need God's mercy and forgiveness. We need to open ourselves to receive God's grace, and that enables us to humbly follow the footsteps of Jesus. We also need each other, our sisters and brothers in Christ, for assistance, for growth, and for both physical and spiritual development.

Jesus told the parable about a tax collector and a Pharisee, both went to the Temple to pray. God approves the tax collector's prayer and disapproves of the Pharisee's. The reason is that the Pharisee came to the Temple not to praise God but to honour himself. The tax collector came to the Temple to pray. He stood at a distance, casting his eyes on the floor, striking his breast in sorrow, and nervously revealing his inner life. His language was simple and sincere. His prayer was short and precise to the point, simply asking God for mercy because he knew that he was a sinner. He believed God knows the sins he has committed and asked for the gift of forgiveness. God granted him what he asked for. In contrast to the tax collector, the Pharisee proudly approached the Temple, standing upright and facing God; he then presented a long 'shopping list' of what he had done. His language revealed that he loved no one. Instead of praying for them, he looked down on them. He said he was better than the rest of mankind and certainly was better than the tax collector. He expected that God would approve of his righteousness. In his saying he asked God for nothing, and of course, he received nothing. In fact, he came to the Temple not to say his prayer, but to parade and justify his good deeds before God. The text made clear that the Pharisee, 'said this prayer to himself'. This self praise is not a prayer at all, because the essence of prayer is the heart, and a humble, sincere heart, God will receive. Praising and giving thanks and recognizing God's reign in our hearts is what we need to pray for. When we think we are perfect, God becomes irrelevant to our life. Because we are perfect, there is nothing for God to redeem. We don't need God but have faith in our own achievements. This kind of thinking covers the truth, that we need God always. We need to acknowledge that it is God who gives us talents in the first place. The right attitude of a humble heart would be, we are grateful for the gifts God has given us. We are not proud of our achievement, but we are proud of our great God whom we adore, worship and show gratitude. On the other hand, our failures and imperfection help us to acknowledge that we are fragile and weak, and that we need the gift of forgiveness. This is the attitude of the tax collector, who was conscious of his sins, and asked for God's love and mercy. In asking for God's love and mercy, he recognized the bounty of God's love.

Most of us keep crossing between the two paths, moving forward and backward between the path of the Pharisee and of the tax collector. One moment we praise God for our success; other times we believe in our own strength. The root of arrogance is deep- rooted in our hearts. Whenever we neglect controlling it, it will take control of our lives. We pray for the grace to be humble in prayer and in loving God and others.