Đức tin được hiện thể qua hài hước, âm nhạc, rồi lại phim ảnh

Những cuộc xâm nhập của Đạo Kitô Giáo vào cuộc chiến về văn hóa.

NEW YORK (Zenit.org).- Nếu nói rằng nền văn hóa và giới truyền thông ngày nay chỉ chứa đựng toàn là những cảm giác và thái độ chống đối lại tôn giáo không thôi, thì lời nhận xét đó hãy còn thiếu sót. Vì lẽ, những người Kitô Giáo thời nay, càng ngày càng tạo ra những khuynh hướng và những luồn gió riêng cho họ với những thành công đáng nể.

Theo một bảng báo cáo của hãng tin Reuters vào hôm thứ Tư (22 tháng 6) vừa qua thì doanh số bán lẻ cuả các sách về tôn giáo hiện đang bùng nổ tại Hoa Kỳ. Bài báo trích dẫn các số liệu thu thập từ Nhóm Nghiên Cứu Thuộc Ngành Kỷ Nghệ Sách cho thấy rằng tổng số lượng sách được bán ra tại Hoa Kỳ đã tăng từ 2.8% trong năm 2004 lên $28.6 tỉ Mỹ Kim. Trong cùng thời gian đó, lượng sách tôn giáo được bán ra đã tăng từ 11% lên đến gần $2 tỉ Mỹ Kim. Và con số này có thể chưa phản ánh đúng hết tình hình vì Hiệp Hội Phúc Âm của Những Nhà Xuất Bản Kitô Giáo (Evangelical Christian Publishers Association) cho biết rằng lượng sách bán ra của họ đã lên tới $2.38 tỉ Mỹ Kim hằng năm.

Sự gia tăng này gồm cả các sách chuyên về tiểu thuyết và không phải là tiểu thuyết. Trong loại không phải là tiểu thuyết, thì những cuốn sách về tự lực (self-help books) dựa trên khía cạnh linh thiêng của phúc âm là bán rất chạy. Theo Ông Joan Marlow Golan, tổng biên tập điều hành của nhà sách Steeple Hill - nhà sách chuyên xuất bản về những câu chuyện trữ tình của nhà xuất bản Harlequin, thì các sách tiểu thuyết cũng đã trở nên khá phổ biến, vì nó nhắm vào "khía cạnh đức tin." Những chỉ dẫn biên tập của công ty này là hoàn toàn loại bỏ các tình tiết có liên quan đến việc dùng rượu bia, cũng như việc khiêu vũ, cờ bạc và kích thích tình dục của các nhân vật Kitô Giáo.

Cũng vào hôm thứ Ba trước đó, tờ báo ở miền nam Florida có tên Sun-Sentinel đã tường thuật rằng một loại phim chuyện video mới trên máy điện toán minh họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu. Với nhan đề "Người Thần Thánh" (The GodMan), phải mất tới 4 năm và $6.2 triệu Mỹ Kim để sản xuất ra loại trò chơi này. Sau khi trò chơi đó được tung ra, tổ chức về Sách của Niềm Hy Vọng đã phân phát miễn phí các sách Thánh Kinh.

Rob Hoskins, giám đối điều hành của tổ chức nói: "Chúng tôi có một mục tiêu đơn giản chính là: kể lại câu chuyện của Chúa Giêsu dưới hình thức thích hợp nhất cho các trẻ em của thế hệ ngày nay." Loại trò chơi video kéo dài 52 phút này cũng đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, và đang có kế hoạch để dịch nó ra thêm nhiều các ngôn ngữ khác.

Phim được bắt đầu bằng câu chuyện sáng thế, rồi đi thẳng đến cuộc đời của Chúa Giêsu, với những đoạn chính có liên quan đến việc Ngài được hạ sinh, rồi bị đóng đanh và sau đó lên Trời. Tờ báo trên cũng còn cho biết rằng, một video chuyên về Đạo Kitô Giáo khác cũng vừa mới được cho ra mắt vào năm ngoái dưới dạng đĩa DVD, có nhan đề là: "Phim Hoạt Hình về Sự Thương Khó". Sự ra đời của đạo Hồi cũng còn được đề cập tới trong cuốn phim hoạt họa vừa kể.

Những Trận Hài Giải Trí

Những sách hài cũng là một khía cạnh khác mà tôn giáo đang dần xuất hiện ra. Theo bản báo cáo của hãng tin AP vào ngày 3 tháng 6 vừa qua, con số các sách hài hước Kitô Giáo cũng đã gia tăng một cách khủng khiếp trong vài năm vừa qua. Một sự liên doanh, hợp tác đã được lập ra cho các họa sĩ Kitô Giáo và công ty Community Comics (Hài Hước Cộng Đồng) LLC, nhằm giúp cổ võ và lan truyền các công trình sáng tác của họ.

Những con số về doanh thu thu được khó mà tìm thấy. Thế nhưng, Ông Steve MacDonal, người quản lý trang Web www.christiancomicbooks.net, đã nói với hãng tin AP rằng những loại sách hài hước Kitô Giáo mới đã gia tăng lên gấp đôi trong năm ngoái. Trên trang Web của Ông có liệt kê ra những sách Kitô Giáo hài, những tiểu thuyết bằng hình họa, và có thể mua chúng từ đâu.

Sherwin Schwartzrock, một họa sĩ về sách hài Kitô Giáo và là một người thiết kế đồ họa nói: "Những người Kitô Giáo có rất nhiều câu truyện hay để kể lại. Thế giới này đầy dẫy những người bị tổn thương, bị lạm dụng bởi các chất độc tố như ma tuý, thuốc phiện, vân vân, và phải diện đối với đủ loại vấn nạn khác nhau, với tư cách là những con người. Thì trong những hoàn cảnh như vậy, chính Chúa Giêsu Kitô mới là câu trả lời duy nhất."

Các sách hài được phỏng từ các câu chuyện có trong Phúc Âm, đến việc tạo ra những siêu anh hùng theo cái nhìn của một người Kitô Giáo. Schwartzrock lưu ý rằng các trẻ em không muốn bị giảng thuyết, chính vì thế, việc làm cho các em vui hiểu là điều quan trọng nhất, và phải làm theo một cách nào đó, để thực sự thu hút các em.

Nhạc Kitô Giáo cũng còn là một sự thành công khác, đó là lời nhận định của hãng tin Reuters vào ngày 11 tháng 6 vừa qua. Ngoài những loại nhạc Kitô Giáo phổ biến của các nhạc sĩ Kitô Giáo, hiện nay cũng đang có một khuynh hướng mới rất ưa chuộng các bài thánh ca, và khuynh hướng này ngày càng gia tăng. Các ca sĩ lấy những đoạn trữ tình quen thuộc đối với những người năng đến nhà thờ rồi chuyển chúng sang các kiểu nhạc khác nhau, từ nhạc đồng quê cho đến nhạc Jazz, rồi sau đó là nhạc Phúc Âm của Miền Nam.

Một nhạc sĩ là Cô Amy Grant, vừa mới thu xong một đĩa nhạc toàn các bài thánh ca, và đĩa này chiếm vị trí hàng đầu trong Những Quyển Album hàng đầu về Nhạc Kitô Giáo trong tháng 5 qua, và đã bán ra được hơn 54,000 đĩa tính cho đến ngày nay. Một tuyển tập gồm các bài thánh ca đượt hát bởi Grant vào năm 2002 cũng đã bán ra được 465,000 đĩa.

Một ca sĩ khác là Bart Millard, cho hãng Reuters biết lý do tại sao Anh lại quyết định cho ra một cuốn album về nhạc thánh ca, bởi vì Anh muốn tạo ra một cái gì đó đặc biệt dành cho người con trai của Anh. Anh nói: "Cứ theo đà của âm nhạc hiện nay, sẽ có ngày con trai tôi sẽ không còn nhớ gì cả về những bài thánh ca cũ mà tôi đã biết đến khi lớn lên. Rất nhiều nhà thờ đã thay thế các bài thánh ca bằng những loại nhạc về thờ phượng mang tính cách đương thời."

Trong khi đó thì nữ ca sĩ Ashley Cleveland nói: "Có một não trạng cho rằng nhạc thánh ca chính là cái gì đó quá xưa cổ, quá củ rích được lặp đi lặp lại, vốn đã không còn hợp thời nữa, thì đối với tôi, điều đó là hoàn toàn ngược lại. Có quá nhiều sự chia rẽ trong nền văn hóa của chúng ta thời nay, thậm chí ngay cả trong cộng đồng Kitô Giáo, thế nhưng khi chúng ta lôi ra hát một bản thánh ca mà tất cả ai cũng đều biết, thì mọi người lại đoàn kết với nhau trở lại."

Vừa Với Mặt Báo

Từ Anh Quốc, tờ báo Times có trụ sở tại Luân Đôn tường thuật vào ngày 11 tháng 4 vừa qua rằng một tờ báo khổ nhỏ đăng tin vắn, tờ Mặt Trời (The Sun), bán rất chạy. Tờ báo do một nhà báo có tên là Hugh Southon sản xuất ra, người đã gia nhập Đạo Kitô Giáo tám năm trước đây. Ấn bản khánh thành đã bán ra được trên 40,000 tờ, và ấn bản thứ nhì, xuất bản vào Mùa Phục Sinh, đã bán ra được 62,000 tờ.

Southon nói: "Chúng tôi muôn tạo ra một tờ báo không thỏa hiệp, tích cực và gợi lên sự suy nghĩ nhằm đặt Chúa Giêsu trở lại vào trung tâm điểm của xã hội, nhưng chúng tôi cũng còn muốn là tờ báo phải lý thú cho người đọc và thích hợp với nền văn hóa thời nay."

Tờ báo được sản xuất ra hai lần mỗi tháng, dự trù sẽ ra hằng tháng vào năm tới. Doanh số thu được chủ yếu thông qua mạng lưới Phúc Âm Kitô Giáo.

Thậm chí ngay cả thế giới của những người mẫu thời trang, mà hầu như không ai biết đến về những cách khổ hạnh, hiện đang phải chứng kiến những cuộc xâm nhập của những người Kitô Giáo. Một bài báo đề ngày 17 tháng 5 xuất hiện trên tờ báo Độc Lập (Independent) của Ái Nhĩ Lan đã mô tả về các hoạt động của nhóm Người Mẫu vì Chúa Kitô (Models for Christ) có trụ sở tại New York.

Nhóm được thành lập ra là do cựu người mẫu của hãng Ford là Jeff Calenberg, người đưa ra những hướng dẫn về tâm linh cho các người mẫu. Anh giải thích: "Có rất nhiều người trong ngành kỷ nghệ của chúng ta gặp phải những thảm cảnh và bi kịch của cuộc đời vì sức ép quá nặng dành cho họ."

Nhóm được thành lập ra vào năm 1984, và hiện giờ, đã lớn mạnh rất nhiều với sự tham dự của khoảng 500 thành viên. Những nhóm địa phương cũng đã được lập ra tại Los Angeles và Miami. Một trong những chức năng của nhóm là hổ trợ cho những ai vừa mới hoàn phục từ những cuộc khủng hoảng hay nghiện ngập. Nhưng cũng còn khuyến khích các thành viên khác hãy dành thời giờ để giúp đỡ những người nghèo, hay trở thành người hướng dẫn cho những người mẫu trẻ tuổi vừa mới bước vào nghề làm người mẫu thời trang.

Calenberg cũng còn khuyến khích các người mẫu đừng chấp nhận những loại công việc không phù hợp với họ, vì những tín ngưỡng tôn giáo của họ. Và nhóm này củng có một mạng lưới những thợ chụp ảnh chuyên nghiệp và đại lý có cùng chung đức tin tôn giáo.

Thức Ăn Tinh Thần Lành Mạnh

Việc công chúng khát khao về một loại thức ăn tinh thần lành mạnh chính là bằng chứng hiển nhiên về sự thành công của các loại phim dành cho gia đình. Theo hãng tin AP, vào ngày 15 tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên những loại phim được đánh giá là PG (tức những loại phim phải cần có sự hướng dẫn của Cha-Mẹ) có doanh số bán ra cao hơn cả các loại phim được đánh giá là R (tức chỉ dành cho Người Lớn) trong suốt 20 năm qua.

Doanh số bán ra của các loại phim ảnh được đánh giá là PG là $2.3 tỉ Mỹ Kim so với $2.1 tỉ Mỹ Kim cho loại phim ảnh được đánh giá là R trong năm 2004. Số liệu trên được Hiệp Hội Quốc Gia của Những Người Làm Chủ Rạp Hát đưa ra. Loai phim được đánh giá là PG có tới 13 phim, tiền bán vé thu được là $4.4 tỉ Mỹ Kim.

Rồi sau đó vào ngày 7 tháng 6, hãng tin AP tường thuật rằng một nghiên cứu do Tổ Chức Dove, một tổ chức chuyên khuyến khích việc sản xuất ra các loại phim dành cho gia đình, đã nhận thấy rằng những loại phim được đánh giá theo loại G (tức dành cho mọi tầng lớp khán giả) thì thu vào nhiều lợi nhuận hơn so với những loại phim loại R.

Theo một nghiên cứu của 200 loại phim được chiếu phổ biến bởi các rạp chiếu bóng trong suốt các năm từ 1989-2003, thì các phim loại G thu được doanh số cao gấp 11 lần so với các phim được đánh giá theo loại R. Điều này khiến cho con khổng lồ Hollywood phải sản xuất ra những phim thuộc loại G mà thôi.