Giáo Sư Donald DeMarco Bàn Về Lời Thỉnh Cầu Dai Dẵng của Những Messiah Giả Tạo.

KITCHENER, Ontario.- Những nhà tư tưởng lạc hậu trong quá khứ vẫn còn có sức thu hút mãi cho đến ngày hôm nay vì lẽ họ đưa ra những lời hẹn hứa về một cuộc sống dễ dãi, đó là lời nhận xét của một học giả chuyên về triết học.

DeMarco cũng còn là giáo sư phụ tá chuyên về triết học tại Trường Cao Đẳng và Chủng Viện Các Thánh Tông Đồ ở tiểu bang Connecticut, và là giáo sư danh dự (emeritus) tại trường Đại Học Thánh Jêrômia ở thành phố Ontario, đã khám phá về những lý thuyết dị biệt và những cơ đồ còn rơi rác lại của “Những Kiến Trúc Gia Của Nền Văn Hóa Sự Chết,” qua một cuốn sách cùng được viết bởi Benjamin Wiker.

Qua Phần cuối của bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Giáo sư đã chia sẽ cách thức làm thế nào để đối diện với những thách đố thực sự trong cuộc sống, mà không cần phải theo con đường sai lệch của nền văn hóa sự chết, vì đó chính là cách để biết sống một cách đích thực và để chống lại nền văn hóa sự chết.

Hỏi (H): Thưa Giáo sư, một số người có khuynh hướng đổ lỗi cho những năm của thập kỷ 60 về tất cả những vấn nạn, rắc rối xãy ra ở xã hội thời nay. Trong việc nhận thức muộn màng, liệu có đúng là vào những năm thuộc thập kỷ 60, nó đã phản ánh đúng những hệ quả lâu dài của những ý thức hệ này?

Giáo Sư DeMarco (T): Thưa, những năm của thập kỷ 60 chỉ là đại diện cho một phần nào đó thôi, cùng với những thứ khác nữa, chẳng hạn như cuộc cách mạng về tình dục qua việc coi tình dục hoàn toàn tách rời với trách nhiệm; thì đây có lẽ được xem như là một sự thoái hóa thật sự (devolution). Nó cũng biểu lộ sự từ chối về quyền nghĩa vụ, bao gồm cả việc từ chối quyền làm cha, xét theo cả hai khía cạnh, tôn giáo lẫn văn hóa.

Các quan điểm của Sigmund Freud, Wilhelm Reich, Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir chính là những bằng chứng điển hình trong suốt giai đoạn này. Đồng thời, đó cũng là giai đoạn mà rất nhiều người có đầu óc tôn giáo đang cố gắng tạo ra một sự tổng hợp giữa cách suy nghĩ của người Kitô giáo và của chủ nghĩa Marxist. Có một số người tin rằng, đạo Kitô giáo có tình yêu trong khi đó, thì chủ nghĩa Marxist lại có cấu trúc để làm thay đổi xã hội. Tuy nhiên, đạo Kitô giáo và chủ nghĩa Marxist thật sự là hai chính thể về niềm tin rất khác biệt nhau (disjunctive), và không thể nào có thể hòa giải được với nhau.

Đúng ra, những năm của thập kỷ 60 lại là thời kỳ hỗn loạn (tumultuous) và nó chính là thời kỳ để hội tụ (convergence) lại các cách thức suy nghĩ của một số vị “kiến trúc gia” mà chúng ta đã đề cập tới. Nhưng nó không phải là nguồn gốc của vấn nạn, mà đúng ra, nó chính là sự kết trái của vấn nạn. Nguồn gốc của nó xuất phát từ những cuộc Đại Chiến Thế Giới và thậm chí đến cả thời đại ánh sáng - khi con người bắt đầu suy nghĩ xem làm sao mình có thể sống được, mà không cần gì đến cả Thiên Chúa hay tôn giáo. Thuật ngữ của Albert Camus vẫn còn tiếp tục ám ảnh (haunt) thế giới hiện đại về thái độ giả vờ (pretense) của con người là mình có thể tự mãn (self-sufficiency) rằng: “Tại sao thời đại ánh sáng lại dẫn chúng ta đến sự u tối, ngu muội (blackout)?”

(H): Thưa Giáo sư, làm thế nào mà “những vị kiến trúc gia của nền văn hóa sự chết” lại tiếp tục nhận được sự kính trọng cao độ trong nền văn hóa bình dân (popular culture) thời nay?

(T): Thưa, tôi tin rằng sức thu hút chủ yếu mà 23 vị kiến trúc gia này đã tạo ra, vì lẽ đó đúng là một sự quyến rũ mang tính thực tế kể từ lúc ban đầu, chính là việc họ hứa sẽ mang lại cho thế giới này một cuộc sống thoải mái, dễ dàng và phóng túng hơn.

Thì đó chính là con đường ít nhận được nhiều sự phản kháng, hay nói khác đi, đó chính là một ngõ đi tắt, và nếu đó đúng là một ngõ tắt, thì lúc nào nó cũng có sức quyến rũ và lôi cuốn. Thế giới hiện đại rất thích thú việc tách rời sự chết ra khỏi cuộc sống, để tận hưởng cuộc sống, mà chẳng cần quan tâm gì cả đến sự chết. Thì đây chính là một lời hứa giả tạo của các Messiah giả, những người mà thông điệp của họ trông có vẽ mang tính tôn giáo nhiều hơn, mà hầu hết mọi người đều không thể nhận ra.

Karl Marx, Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud và những vị khác đều có một Di Chúc Thư Cổ (Old Testamentary) theo kiểu giận dữ chính đáng. Rõ ràng họ chính là những người đạo đức (moralist), vì chưng họ đều đưa ra cùng một lời đề nghị là sẽ mang đến cho mọi người một thế giới tốt đẹp hơn là thế giới mà ai nấy cũng đều mõi mệt và chán ngấy cả.

Ortega y Gasset đã viết ra một tác phẩm mang tính tiên tri (prescient) một cách tuyệt vời vào năm 1931 có tiêu đề là “Cuộc Nổi Loạn Của Đám Đông.” Thì một trong những thành ngữ mà tôi thích nhất vì nó chứa đựng những chữ mà không ai có thể nào quên đó là: “chủ quyền của những kẻ ngu dốt.” Ortega chỉ ra rằng cái hình chóp của xã hội đang bị đảo ngược, những người có đủ năng lực thì lại bị hạ bệ đẩy lùi xuống tận đáy, còn những kẻ ngu dốt thì lại lên tới đỉnh cao để chiếm quyền điều khiển nền văn hóa.

Chúng ta hiện đang sống trong một nền văn hóa cực kỳ hổn tạp, với những tiêu chuẩn và phong cách sống bừa bãi. Triết học và tôn giáo thì đang bị con người và xã hội ngờ vực một cách sâu sắc. Sự khôn ngoan thì được hiểu như là hoặc là không còn tồn tại nữa hay là không thể nào có thể đạt được. Phương tiện giải trí truyền thông đại chúng thì chỉ có vậy, vì lẽ nó chỉ là một sự sao lãng về hiện thực, nhưng lại rất khó mà chiếu rọi ánh sáng.

Xã hội của chúng ta là một xã hội thiên về vật chất và nền văn hóa bề ngoài, và mọi người thì lại yêu mến đến bộ ba tam hoàng tội lỗi của sự tức thì (immediacy), thủ đoạn (expediency), và đơn giản. Chúng ta tự cho phép bản thân chúng ta bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ hời hợt, trống rỗng dựa trên những triết lý riêng mà chúng ta đã tìm thấy từ số những vị kiến trúc gia của sự chết. Con người, bất kỳ ai, cũng vậy, rất dễ rơi vào con đường đồi trụy, xâu xa và tội lỗi, hay bị đắm xuôi dòng, thậm chí một người chết cũng đều có thể làm được điều này. Nhưng để cố gắng bơi ngược dòng, để khám phá ra nhân dạng đích thực của chúng ta như là những con người biết yêu thương, thì đòi hỏi chúng ta phải có sự nổ lực, phải can đảm và có đủ đức hạnh trong rất nhiều tình huống khác nhau.

Giới truyền thông thì cứ tiếp tục ru chúng ta vào giấc ngủ, lủng lẳng trước cặp mắt của chúng ta những lời cám dỗ để về hưu sớm, để có được sự độc lập về tài chính, để rút ngắn các ngày làm việc lại, để có những chuyến nghĩ phép kỳ lạ, để được thoải mái về vật chất và hàng ngàn hình thức khác nữa của sự ru ngủ (somnolence) biểu trưng cho một cái chết dịu dàng, thoải mái hơn là nghị lực của cuộc sống. Và chính từ đó, mà chúng ta rất dễ bị bóc lột và khai thác bởi những triết học gia tồi.

(H): Thưa Giáo Sư, nếu nền văn hóa sự chết phảng phất đâu đó qua cái nhìn hay cách suy nghĩ của một người và sự xa rời Thiên Chúa, như Giáo sư đã đề cập đến, thì liệu nền văn hóa sự chết sẽ phụ thuộc vào đâu? Và đâu là hy vọng của nó trong tương lai?

(T): Thưa, câu trả lời rõ ràng chính là nền văn hóa sự sống sẽ phụ thuộc vào những công dân của nó, chính là những người biết đoàn kết và tạo ra các mối quan hệ đích thực với Thiên Chúa và bà con hàng xóm láng giềng. Thì dĩ nhiên, là câu trả lời đó đã quá đủ, nhưng việc thực hiện, hay biến nó trở thành hiện thực lại là một chuyện khác. Chúng ta cần phải sẳn sàng chấp nhận những thách đố thật sự của cuộc sống. Khó khăn không thể nào làm cho chúng ta nản chí được.

Nhà thơ người Anh John Keats, đúng là một nhân vật anh dũng. Trong lá thơ gởi cho các anh-chị em của Ông còn ở lại quê nhà nơi những hòn đảo nhỏ của Anh Quốc, Ông đã giải thích về việc tại làm sao mà chúng ta lại cần đến những khó khăn, trắc trở để biết chu toàn sứ vụ và để nhận ra chúng ta thật sự là ai.

Ông đã viết như sau: “Không lẽ các anh-chị-em không thể nào nhận ra rằng thế giới này phải cần đến những sự khổ đau và trắc trở đến dường nào để đào tạo ra một nhân tài, và biến nó trở thành một linh hồn sao? Vì lẽ, khi con người tiến qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, thì linh hồn của họ cũng vậy, vì chưng, chính Thiên Chúa đã tác tạo ra từng người một.

Keats đã phải sống khổ sai tại Rôma và chết ở tuổi 23 vì bệnh ung thư. Mặc cho cái chết trẻ, Ông đã để lại cho hậu thế (posterity) rất nhiều bài thơ hay, trữ tình, xuất chúng và sâu sắc. Thì chúng ta cần phải chú tâm nhiều hơn nữa đến những người như Keats, chứ không phải Howard Sterns của thế giới này.

Nếu có một điều mà tôi muốn các độc giả rút ra được từ cuốn sách của chúng tôi, thì đó là tầm quan trọng chính yếu của thuyết duy thực về nhân loại học (anthropological realism). Tất cả những điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải hiểu rõ về hiện thực, chứ không phải về sự ảo tưởng, thì việc là một con người có ý nghĩa như thế nào, để từ đó có thể tìm thấy được sự can đảm để sống đúng với sự hiểu biết đó, vì chưng, đó là một cách sống đích thực.

Thì con người là gì? Thưa, anh ta chính là một người vừa mang một bản thể cá nhân duy nhất, lại vừa mang tính cộng đồng với những trách nhiệm của lòng yêu thương dành cho hàng xóm, láng giềng. Thì trong động lực căng thẳng giữa một bên là con người, và bên kia là tính cộng đoàn, sẽ nổi trội ra một con người thật sự để có thể thiết lập ra những cuộc hôn nhân đúng đắng và hổ trợ trong việc tạo ra một nền tảng cho một xã hội tốt đẹp hơn.

Khi Fyodor Dostoevsky cho ra mắt cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Ông, có tên “Tội Phạm và Sự Trừng Phạt,” thì Ông đã thêm vào (append) dòng ghi chú sau: “Đây chính là câu chuyện của một sinh viên Đại Học mà tâm trí của em đã bị ô nhiễm bởi những ý thức hệ trống rỗng mà nó thoáng qua như ngọn gió.”

Nền văn hóa sự sống được dựa trên những ý tưởng trọn vẹn của con người. Thuyết nhân cách của Đức Thánh Cha chính là một điểm khởi đầu tốt đẹp nếu như chúng ta muốn hiểu biết rõ hơn về ý nghĩa của việc trở thành một con người. Và mặc dầu có lắm nhiều thách đố để sống như là một con người trọn vẹn, thì thách đố này là cần thiết nếu như chúng ta muốn tránh khỏi những cám dỗ của nền văn hóa sự chết, để sống đúng theo những nguyên tắc của nền văn hóa sự sống.

(Hết)