Lễ các thánh tử đạo Phan sinh thời đầu

ROMA - Ba mươi năm sau chuyến thăm của ĐTC Gioan Phaolô II đến Đại học Giáo Hoàng Antonianum tại Roma, chứng từ và các lời dạy có tính thời sự của nhà thần học lớn dòng Phanxicô Gioan Duns Scotus được đề cao trong các bài tham luận, nhân dịp lễ các thánh tử đạo Phan sinh, được tổ chức tại Roma.

Ngày 16-1, là lễ các thánh tử đạo Phan sinh thời đầu và là ngày kỷ niệm ĐTC Piô IX tuyên phong thánh Antôn thành Pađua là Tiến sĩ Giáo Hội, cũng là ngày lễ mừng của Đại học Antonianum. Nhân dịp này, Đại học đã tổ chức một ngày về "Nhân chứng hy vọng: 30 năm sau chuyến thăm của ĐTC Gioan Phaolô II”, đề cao đặc biệt chuyến thăm của Ngài đến Uỷ ban Scotus, bộ phận chịu trách nhiệm xuất bản các tác phẩm của Duns Scotus.

Việc tôn phong Gioan Duns Scotus, người Scotland, đã được long trọng khẳng định tại Roma bởi ĐTC Gioan Phaolô II ngày 20-3-1993: Ngài được tôn phong Chân phước dưới tước hiệu “người ca hát Ngôi Lời Nhập Thể và bênh vực Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội".

Trong số các nhân vật được mời phát biểu trong ngày này, có: giáo sư Priamo Etzi, Viện trưởng Đại học Antonianum, linh mục Vidal Rodríguez López, Tổng thư ký đặc trách đào tạo và học vấn Dòng Anh Em Hèn Mọn, Đức Cha Slawomir Oder, cáo thỉnh viên án phong thánh của Chân phước Gioan Phaolô II, Cha Rodríguez Carballo, Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn và Đại Chưởng Ấn của Đại học Antonianum.

Lễ kỷ niệm này là cơ hội để trở lại với hình ảnh mà các ĐTC Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã có về Chân Phước Gioan Duns Scotus. ĐTC Gioan Phaolô II đã xác định chân phước là người “đã hoàn thiện tư tưởng” của thánh Bonaventura và "là người đại diện xuất sắc nhất" của trường phái Phan sinh.

Điều này đã được tác gỉa Girolamo Pica viết trong cuốn sách "Chân Phước Gioan Duns Scotus. Tiến sĩ của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" ("Il beato giovanni Duns Scoto. Dottore dell'Immacolata”), do nhà xuất bản Elledici-Velar ấn hành năm 2010.

"Vài tháng sau khi kết thúc Công Đồng chung Vatican II, ĐTC Phaolô VI trong tông thư ‘Alma Parens’, ký ngày 14-7-1966, nhân dịp Hội nghị Kinh viện lần thứ hai được tổ chức trong khuôn khổ mừng 700 năm ngày sinh của Gioan Duns Scotus, nêu rõ các lý do của “tính thời sự của tư tưởng của Scotus”, so sánh trước tiên lập trường của Ngài với lập trường của ĐTC Lêô XIII.

Nếu ĐTC Lêô XIII, trong Thông điệp "Aeterni Patris", - Pica lưu ý trong cuốn sách của mình - đề cập đến vị thế tư tưởng của thánh Tôma Aquinas so với các tiến sĩ Kinh viện khác, nói rằng thánh Tôma nổi hẳn lên là 'Duce' (Thủ lĩnh) và 'người thầy' trong tất cả các tiến sĩ Kinh viện, thì Đức Phaolô VI trong tông thư "Alma Parens", đặt một nốt giáng (bémol) cho sự so sánh này, khi đặt hai tư tưởng của Scotus và của Tôma bên cạnh nhau

Ông Pica cho biết ĐTC Phaolô đã viết: "Bên cạnh nhà thờ uy nghi của Thánh Tôma Aquinas, trong số các nhà thờ khác có một nhà thờ đáng tôn vinh - mặc dù hơi khác nhau về cấu trúc và độ lớn – đó là tư tưởng nhiệt tâm của Gioan Duns Scotus nâng lên trời cao, trên nền tảng vững chắc và định hướng mạnh mẽ".

Một thay đổi nhỏ mà tác giả cuốn sách nói ra trong vài dòng chữ, giải thích rằng sự so sánh này, theo ĐTC Phaolô VI, nổi lên từ một cái nhìn mới, từ sự thay đổi trong quan điểm và tỉ lệ, vốn có thể được xem như "sự biểu hiện" một sự điều chỉnh tiêu chuẩn đo lường về tính chính thống của tư tưởng Scotus.

Và ông nhấn mạnh, trong khi trong nhiều thế kỷ học thuyết Scotus đã được coi là trái với đức tin, trong nhiều khía cạnh, tư tưởng của Scotus bị xem là trái ngược với tư tưởng của Thánh Tôma Aquinas theo quy định của Giáo Hội .

Năm 1971, các tác phẩm của Scotus được chấp thuận, và chính xác bởi vì thước đo lường không còn là các tác phẩm của Thánh Tôma, nhưng là học thuyết của Giáo Hội; và sự thay đổi này, theo một số người nói, đánh dấu một thời đại, đến nỗi lịch sử án phong chân phước cho Scotus được đưa vào trong các sách giáo khoa thần học và môn lịch sử Giáo hội.

Như vậy, sau khi nhìn nhận rằng tư tưởng của vị thầy Phan sinh là đáng tin cậy và đề xuất một phân tích mới so với phán quyết của ĐTC Lêô XIII, ĐTC Phaolô VI mong rằng học thuyết Scotus có thể cung cấp một số yếu tố hữu ích cho cuộc đối thoại, nhất là với anh em Anh giáo. Trong vấn đề này, ĐTC đã trở lại phán quyết của Jean de Gerson, theo đó Scotus đã được thúc đẩy "không phải bằng sự độc đáo tranh cãi để chiến thắng, nhưng bằng sự khiêm tốn để đạt được một thỏa thuận".

Girolamo Pica nói tiếp trong cuốn sách, về phần mình, ĐTC Gioan Phaolô II đã có nhiều cơ hội để nói về Chân phước Gioan Duns Scotus, nhất là trong chuyến Ngài thăm Ủy ban Scotus của Đại học Antonianum năm 1982, nhưng chính trong dịp công nhận lễ mừng phụng vụ đối với Scotus, mà Ngài nhấn mạnh thật sự tầm quan trọng của tư tưởng Scotus đối với Giáo Hội ngày 20-3-1993:

ĐTC Gioan Phaolô II tuyên bố: “Với các Giáo hội địa phương hiện diện chiều nay trong Vương Cung Thánh Đường của Vatican với các mục tử rất đáng kính, và với toàn bộ đại gia đình Phan sinh, tôi gửi lời chào thăm, mời gọi mọi người hãy chúc tụng Danh Chúa, mà vinh quang của Ngài sáng chói trong học thuyết và trong sự thánh thiện đời sống của chân phước Gioan, người ca hát Ngôi Lời Nhập Thể và bênh vực Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội".

Ngài nói tiếp : “Trong thời đại chúng ta, giàu có về tài nguyên con người, kỹ thuật và khoa học, nhưng nhiều người đã mất cảm thức đức tin và sống một cuộc sống xa Chúa Kitô và xa Tin Mừng của Ngài (x. Redemptoris Missio, 33), Chân phước Duns Scotus, tự trình diện không chỉ với độ sắc nét của tâm trí và một khả năng đặc biệt để thâm nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa, mà còn với sức mạnh thuyết phục của sự thánh thiện đời sống, làm cho Ngài trở thành một bậc thầy về tư tưởng và đời sống, cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại”.

“Học thuyết của Ngài, mà người ta có thể rút ra, như vị Tiền Nhiệm Đáng Kính của tôi là ĐTC Phaolô VI đã nói, các vũ khí tuyệt vời để chống lại và loại bỏ đám mây đen tối của chủ nghĩa vô thần, vốn làm mờ đen thời đại chúng ta (Tông Thư Alma Parens - AAS 58 [1966], 612), xây dựng mạnh mẽ Giáo Hội, bằng cách hỗ trợ Giáo Hội trong sứ vụ cấp bách về một cuộc tân Phúc Âm hóa cho các dân nước của thế giới”.

ĐTC Gioan Phaolô II kết luận: “Đặc biệt, đối với nhà thần học, linh mục, mục tử, tu sĩ nam nữ, và cách đặc biệt cho các tu sĩ Phan sinh, Chân phước Duns Scotus là một gương mẫu về sự trung thành với chân lý mặc khải, sự hoạt động đời linh mục có hiệu quả, đối thoại nghiêm túc trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất" : "Xin tinh thần của Ngài và sự tưởng nhớ Ngài chiếu soi, từ ánh sáng của Chúa Kitô, việc làm và các hy vọng của xã hội chúng ta", tác giả kết luận. (ZENIT.org 16-1-2012)