Giáo Sư Donald DeMarco Bàn Về “Những Bậc Thầy Đầy Sự Hoài Nghi”.

KITCHENER, Ontario.- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập tới Sigmund Freud, Karl Marx và Friedrich Nietzsche như những “bậc thầy của sự hoài nghi,” bởi vì họ cho rằng trái tim, lắm lúc tự nó, cũng đầy dẫy sự mâu thuẩn, chính vì thế, nó không đáng để được tin tưởng.

Giáo sư Donald DeMarco hoàn toàn đồng ý với nhận định này của Đức Thánh Cha. Giáo sư DeMarco là đồng tác giả với Benjamin Wiker về một cuốn sách khám phá về sự hoạt động và các lý thuyết dị thường của “Những Kiến Trúc Gia Của Nền Văn Hóa Sự Chết,” được xuất bản bởi nhà sách thuộc Dòng Tên.

DeMarco cũng còn là giáo sư phụ tá chuyên về triết học tại Trường Cao Đẳng và Chủng Viện Các Thánh Tông Đồ ở tiểu bang Connecticut, và là giáo sư danh dự (emeritus) tại trường Đại Học Thánh Jêrômia ở thành phố Ontario.

Qua Phần II của bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Giáo sư đã chia sẽ cho chúng ta biết được là làm thế nào mà ba nhà tư tưởng này cùng với những nhà tư tưởng khác đã dẫn chúng ta đến sự hủy diệt về đời sống của con người.

Hỏi (H): Thưa Giáo sư, theo ý kiến của Giáo sư thì ai trong số 23 “vị kiến trúc gia của nền văn hóa sự chết” này đã tạo ra tổn hại lớn nhất cho xã hội?

Giáo Sư DeMarco (T): Thưa, nếu xét về con số những người chết và sự hủy hoại ảnh hưởng tới đời sống của con người trên khắp cả thế giới, thì Karl Marx là người dẫn đầu.

Arthur Schopenhauer là người quan trọng vì lẽ Ông ta là người đầu tiên biết coi trọng đến ý chí, mặc dầu có ác ý (malevolent) cũng như không có lý trí (irrational), vì chưng đó chính là một yếu tố nền tảng mang tính hiện thực. Ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Friedrich Nietzsche, là người đã để ý chí vào chính cái tôi của mình, và Sigmund Freud, lại chính là người đã đặt nó vào trong “xung động bản năng của mình.” (id). Ayn Rand cũng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi quan điểm về ý chí này.

Sartre lại có ảnh hưởng về việc chuyên chính hóa sự tự do, để cuối cùng dẫn đến một triết lý “phò sự chọn lựa” một cách thuần tuý.

(H): Thưa Giáo sư, thế Karl Marx đã làm cách nào để khai thác các điểm mạnh yếu về tôn giáo của những môn đệ theo Ông và làm cách nào mà Ông ta đã xuyên tạc về học thuyết của Kitô giáo mà Ông đã can tâm chiến đấu chống lại mãi cho đến cuối đời?

(T): Thưa, Khi Marx cố tình loại bỏ tôn giáo bằng việc lập đi lập lại thành ngữ là: “tôn giáo, thì nó cũng giống như một thứ thuốc phiện để ru ngủ nhân dân,” “là tiếng kêu cứu của đau thương,” và là “tiếng thở dài của một tạo vật đã bị áp bức và kiềm chế, là trái tim của một thế giới chai đá.” Thật ra, Ông ta đã không chỉ trích cách thức thực hành đích thực của tôn giáo mà là cái vỏ bề ngoài của tôn giáo. Marx đã phản ứng lại sự phân biệt của Jacques Maritain đối với “một thế giới Kitô giáo,” chứ không phải về “đạo Kitô giáo hay người Kitô giáo.”

Nhiêu đó cũng đủ nói lên rằng, Ông ta đã phạm sai lầm khi xuyên tạc (caricature) cái nguyên mẫu, nguyên hình (archetype), và sự nhạo báng (mockery) về khuôn mẫu. Thật là quá nhân từ khi nói về Marx như sau: “Rủi và đớn đau thay khi con người đôi lúc ngược đãi (misuse) tôn giáo bằng cách dùng nó giống như là một thứ thuốc phiện để làm ngu muội đi những nhạy cảm về trí tuệ cũng như về luân lý.”

Và chính từ chổ đó, đáng lý ra là Ông ta phải hiểu rõ sự khác biệt giữa việc thực hành giả tạo, trá hình, và việc thực hành đích thực của tôn giáo. Thế nhưng, Ông đã coi thường tất cả mọi tôn giáo bởi vì Ông xét đoán về tính chính thống của các tôn giáo bằng tính không chính thống giả tạo. Và kết quả là, Ông ta đã làm tất cả mọi thứ để có thể ngăn cản tôn giáo đích thực được trỗ hoa, được đâm hoa, kết trái.

Marx cũng đã cho rằng, “Để trở thành một vị Thánh thì chẳng có gì là khó khăn cả nếu như bạn không còn mong muốn để trở thành một con người nữa.” Ông ta xem tôn giáo, chẳng có gì khác hơn là một ánh sáng mang tính tiêu cực. Tôn giáo đã không mang nhiều ý nghĩa gì cả ngay cả đối với cha mẹ của Ông. Cha của Ông, để trở thành một vị luật sư thành danh, đã tự bán đứng đạo Do Thái của mình để trở thành người theo thuyết Lute. Thì cha nào, con nấy. Gia đình của Ông đã sống như là những người Tin Lành tự do, phóng khoáng mà không có bất kỳ một niềm tin tôn giáo xác thực nào cả.

Dĩ nhiên, không cần phải nói rằng là, không có một ai hội đủ tính con người nếu như người đó không phải là một con người trọn vẹn, thật sự. Marx đã dùng chính cái ý thức hệ sai lầm của riêng mình như là một thước đo được dính chặt để đo lường về tôn giáo. Đạo Kitô giáo, tự bản thân nó, có một sự buộc tội mạnh mẽ hơn để chống lại mọi cố gắng và ý tưởng cho rằng: để trở nên thánh mà không cần gì phải trở thành một con người trước tiên. Nó bêu xấu (stigmatize) một cách thực hành theo kiểu “đạo đức giả.” (Pharisaism).

Marx đã gấp rút để làm đổi thay cả thế giới và chẳng cần quan tâm gì cả đến những quan điểm chính chắn trong cách suy nghĩ đắn đo, khi nói rằng: “Các nhà triết học chỉ diễn dịch về thế giới theo rất nhiều cách khác nhau; tuy nhiên, điểm chính là cách thức để làm thay đổi nó.”

(H): Thưa Giáo sư, như Giáo sư đã biết rồi đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mô tả Marx, Nietzsche và Freud như là “những bậc thầy của sự hoài nghi.” Thế, Đức Thánh Cha muốn ám chỉ đến điều gì khi Ngài nhận xét như vậy và tại sao Ngài chỉ rõ ra những nhân vật cụ thể như vậy?

(T): Thưa, trong phần giảng dạy giáo lý của “Thần Học Về Thân Xác,” Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã ám chỉ tới “những bậc thầy của sự hoài nghi” qua cách diễn đạt mà Ngài mượn từ Paul Ricoeur để ám chỉ tới Sigmund Freud, Karl Marx và Friedrich Nietzsche.

Thì đối với Đức Thánh Cha, những triết lý của tam đầu chế này (triumvirate) là điển hình (typify) cho điều mà Thánh Gioan, Tác Giả của Sách Phúc Âm đã mô tả trong Thư Thứ I của Ngài, từ câu 15 đến câu 16, rằng: “đam mê của xác thịt,” “đam mê của con mắt,”“sự kêu hãnh về của cải.”

Freud muốn giải thoát bản năng tính dục của mình khỏi mọi sự kiềm chế của “siêu kỷ” (superego); Marx thì lại khuyến khích các thành viên của giai cấp vô sản (proletariat) thực hiện cuộc nổi dậy để họ có được sự thõa mãn về quyền sở hữu vật chất; và Nietzsche lại xem cái tôi của mình quá mạnh bạo để coi thường những ràng buộc về luân lý.

Sự đam mê (lust), tính hám lợi, tham ô (avarice) và sự kiêu hãnh chính là ba cuộc cách mạng vô thần được tụ tích lại, thế nhưng vẫn không có thể mang đến một sự thỏa mãn về cá nhân. Trái lại, chúng đã dẫn đến sự phân hủy về cá tính, và kết quả sự đam mê, hám lợi và kiêu hãnh, chẳng là gì khác, ngoài sự cô đơn đắng cay, sự bất mãn về tinh thần và sự khốn nạn cùng cực (abject misery).

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giải thích rằng “những bậc thầy của sự hoài nghi” lại chính là một cụm từ đáng được nói đến nhiều nhất vì lẽ, nó ám chỉ rằng, nếu một trái tim trên cơ bản chỉ biết có mỗi sự đam mê, hám lợi và kêu hãnh, thì nó sẽ trở thành một đối tượng của sự hoài nghi lan rộng. Trái tim, lắm lúc tự nó, cũng đầy dẫy sự mâu thuẩn, chính vì thế, nó không đáng để được tin tưởng. Yếu tố chính đã bị bỏ qua trong suy nghĩ của bà nhà tư tưởng vô thần này chính là một mối quan hệ với Thiên Chúa Cha.

Như Thánh Gioan đã viết: “Nếu ai yêu mến thế gian, thì lòng mến của Cha không có trong kẻ ấy. Vì mọi sự có trong thế gian, không do tự Cha, nhưng là do tự thế gian mà có.” (Thư I Thánh Gioan, câu 15 đến câu 16). Hình ảnh nảy sinh trong đầu mà nhà thơ William Butler Yeats viết trong “Lần Trở Lại Thứ Hai” rằng: “Khi con chim ưng (falcon) không còn có thể nghe người nuôi nó nữa. .. và khi đó, thế giới này sẽ đầy dẫy sự hỗn loạn.

Con người trong thế giới hiện đại, nếu tuân theo “những bậc thầy của sự hoài nghi,” thì sẽ trở nên xa lạ với Thiên Chúa đến nỗi họ không còn có thể nghe thấy thông điệp hội tụ của Thiên Chúa Cha. Nếu như không có Thiên Chúa Cha, thì sự rối loạn sẽ chế ngự thế gian này.

Những ảnh hưởng của Freud, Marx và Nietzsche nơi thế giới hiện đại này quả là lớn lao, đặc biệt là sự phản đối kịch liệt (vehement) về bản tính của Thiên Chúa Cha qua chính Thiên Chúa. Tất cả họ đều tin tưởng và giảng dạy cho thế giới này rằng điều kiện chính để có sự tự do của con người chính là sự kết tử về bản tính của Thiên Chúa Cha qua chính Thiên Chúa.

Đối với Freud, có lẽ, nguyên lý cơ bản nhất về cách phân tích tâm lý của Ông (hay phân tâm học) (psychoanalysis) chính là kết quả của những chứng rối loạn thần kinh chức năng khi “siêu kỷ” của Ông đã trở nên quá lớn lao. Chính vì thế, mà Ông đã tìm mọi cách để bác bỏ về Luật Lệ của Con Người, và suy cho cùng Luật Lệ của Người Cho, để hình thành ra cái “siêu kỷ” khổng lồ đó. Ông đã tự xem mình như là một Môisê mới, hay là một kẻ chống lại Môisê, có phận số chính là sự từ bỏ về bản tính của Thiên Chúa Cha qua chính Thiên Chúa, vì Ông ta cho rằng chính Thiên Chúa chịu trách nhiệm cho việc áp bức linh hồn hay tâm linh của con người.

Marx lại chính là một kẻ thù công khai (avowed enemy) của bất kỳ điều gì có liên quan đến thần thánh. Ông đã dám tuyên bố rằng: “Tôi thù ghét tất cả các thần thánh.” Tính khí của Ông bắt chước như một nhân vật thần thoại Prô-mê-trê của Hy Lạp đã khiến Ông hoàn toàn hoài nghi những gì mà Ông tin rằng đó là một vị thần hư cấu, vốn thoạt đầu có sự thôi miên, quyến rũ (mesmerize) và sau đó lại đàn áp dân chúng. Ông coi sự khúm núm (subservience) đối với một nhân vật làm Cha giống thể như là một đòn trí mạng (death-blow) cho chính riêng số phận của Ông. Đối với Ông, không có một sự hy sinh nào được coi là quá lớn lao chi bằng việc hạ bệ (depose) thần thánh vì ích lợi của việc giải phóng con người. Ông đã tự hào xác nhận rằng: “Tôi thà phải ràng buộc vào một viên đá to, hơn là trở thành một đầy tớ dễ sai bảo (docile valet) của thần Dớt (Zeus), chính là Thiên Chúa Cha.

Còn Nietzsche thì đã viết ra một bài luận đầu tiên của Ông về đạo đức khi Ông lúc đó mới có 13 tuổi. Qua bài luận đó, Ông đã tưởng tượng rằng Ông đã giải quyết xong vấn nạn của ma quỷ. Ông viết: “Giải pháp của tôi cho vấn nạn chính là hãy dành sự kính trọng đến cho Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài duy nhất, mới có thể tự làm cho Ngài trở thành người cha của tội lỗi.” Sau đó Ông lại hỏi rằng: “Tại sao ngày nay lại có thuyết vô thần?” Và Ông tự trả lời rằng: “Chính vì bản tính của Thiên Chúa Cha trong chính Thiên Chúa đã bị hoàn toàn chối bỏ.” Và Ông cũng đã khuyên rằng: “Hãy tự yêu lấy chính bản thân mình qua ơn huệ, vì khi đó, bạn chẳng còn cần gì đến Thiên Chúa của bạn nữa, và bạn có thể tự diễn ra trọn cả một vỡ kịch về Ngày Tận Thế và Sự Cứu Độ cho đến tận cùng.

(Còn tiếp. ....)