Giáo Sư Donald DeMarco Cho Biết Những Kẻ Đã Đóng Góp Vào Việc Tạo Ra Nền Văn Hóa Sự Chết.

KITCHENER, Ontario.- Karl Marx, Friedrich Nietzsche, Ayn Rand và Wilhelm Reich có lẽ đã tìm ra các phương cách cứu chữa cho những căn bệnh của thế giới. Thế nhưng, rũi thay, họ đã đóng góp một cách tích cực vào căn bệnh của thời hiện đại, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị gọi là “nền văn hóa sự chết.”

Đó là lời nhận xét của Donald DeMarco, đồng tác giả với Benjamin Wiker về một cuốn sách khám phá về sự hoạt động khác thường của một cơ quan trong cơ thể sống (dysfunctional live) và các lý thuyết của “Những Kiến Trúc Gia Của Nền Văn Hóa Sự Chết,” sách được xuất bản bởi nhà sách thuộc Dòng Tên.

DeMarco cũng còn là giáo sư phụ tá chuyên về triết học tại Trường Cao Đẳng và Chủng Viện Các Thánh Tông Đồ ở tiểu bang Connecticut, và là giáo sư danh dự (emeritus) tại trường Đại Học Thánh Jêrômia ở thành phố Ontario.

Qua bài phỏng vấn dài, được chia ra làm ba phần, với hãng tin Zenit, Giáo sư đã chia sẽ làm thế nào mà một vài cá nhân với tầm hiểu biết sâu rộng đã vô tình đóng góp vào nền văn hóa sự chết ngày nay.

Hỏi (H): Thưa Giáo sư, tại sao Giáo sư lại quyết định viết ra cuốn sách nói về cuộc sống của “Những Kiến Trúc Gia Của Nền Văn Hóa Sự Chết”?

Giáo sư DeMarco (T): Thưa, cuốn sách chính là đứa con trí tuệ (brainchild) của Benjamin Wiker, đồng tác giả với tôi. Thoạt đầu khi đọc lướt qua hàng tiêu đề gây ấn tượng mà Ben đã viết cho Tờ Báo Đăng Ký Quốc Gia (National Catholic Register), liền trong đầu tôi bổng nảy ra một sáng kiến rất thuyết phục rằng tôi có thể viết ra hàng loạt các thông tin về chủ đề này, và thế là, tôi và Ben cùng cộng tác với nhau để viết ra một cuốn sách lấy tựa đề là “Những Kiến Trúc Gia Của Nền Văn Hóa Sự Chết.”

Tôi nghĩ là chúng tôi có chung một điều gì đó cho phép chúng tôi chia sẽ lại với người đọc về một suy nghĩa thật sâu sa rằng có một điều gì đó hoàn toàn sai lầm đã và đang xãy ra nơi thế giới hiện đại này, mà tất cả mọi người cần phải biết đến, và rằng điều đó đã đến như thế nào, cũng như để trình bày cho độc giả câu trả lời về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của chúng ta thời nay.

Tôi đã từng giảng dạy về triết học luân lý và lịch sử của nền triết học hiện đại tại trường Đại Học Thánh Jêrômaia ở Waterloo, Ontario trong rất nhiều năm trời. Chính vì thế, chẳng có gì là khó khăn lắm đối với tôi khi phải qui tụ 15 trong số những kiến trúc gia này, và giải thích làm sao mà những suy nghĩ có tầm hiểu biết sâu rộng của họ đã đóng góp một cách mạnh mẽ (mightily), tích cực vào việc hình thành nên nền văn hóa sự chết ngày nay.

Tôi cũng đã từng viết ra năm cuốn sách về chủ đề đức hạnh (virtue). Mọi người chúng ta vẫn thường hay nói về tầm quan trọng của tình yêu, nhưng nếu không có đức hạnh, thì tình yêu sẽ mất đi ý nghĩa trọn vẹn và đích thực của nó. Tôi ngầm giả định rằng, chắc chắn là những suy nghĩ của tôi sẽ biến điều gì đó tích cực trở thành tiêu cực, vì lẽ, ai đó, khi đang cố bảo vệ sự thật, thì nửa đường lại bị gãy gánh, khi sự giả dối và gian trá bị lòi ra hay bị dấu nhẹm đi một cách kín đáo.

Như đã nói ở trên, tôi đã không gặp trở ngại nào khi chọn ra 15 “vị kiến trúc gia,” và dẫu rằng còn có thêm nữa mà tôi có thể nêu danh chỉ tánh ra, thế nhưng, tôi hài lòng với những tên mà tôi đã chọn ra. Hơn nữa, họ rơi vào loại đáng chú ý gồm: những người thờ phượng có tâm huyết, những người ủng hộ thuyết hiện sinh vô thần (atheistic existentialists), những người theo chủ nghĩa không tưởng thế tục (secular utopianists), những người tìm kiếm sự thỏa mãn và những kẻ ngồi lê đôi mách đáng chết (death peddlers). Ben, đồng tác giả với tôi, viết về tám nhà những tư tưởng khác đã được mô tả trong cuốn sách của chúng tôi.

(H): Thưa Giáo Sư, cuộc đời của những nhân vật này như thế nào để đáng được nêu ra?

(T): Thưa, là một triết học gia bất đắt dĩ (a philosopher by trade), thì theo lẽ tự nhiên, tôi vẫn thường hay viết về những vị kiến trúc gia của tôi theo cách mà đáng để được nói về họ, chính là vì các suy nghĩ của họ không có căn cứ, và không thể đứng vững được. Quan điểm của họ về sự sống và thế giới chung quanh chỉ đơn giản là hoàn toàn quái lạ so với những hình thức phân tích có lý lẽ. Không có một trường hợp nào mà bất kỳ một ai trong số những vị kiến trúc gia này lại có một khái niệm cân bằng về những gì đã cấu tạo ra con người.

Arthur Schopenhauer, Friedrich Nietzsche và Ayn Rand đã quá thổi phồng lên đến nỗi chẳng còn một chút lý trí cả. Các sử gia thường nói về nhóm bộ ba này như là “những người theo thuyết sức sống phi lý (irrational vitalists).”

Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir và Elisabeth Badinter chuyên chế hóa (absolutize) sự tự do đến độ chẳng còn gì cả về trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm cộng đồng.

Còn những người theo chủ nghĩa duy tâm/không tưởng Karl Marx, Auguste Comte và Judith Jarvis Thomson, lại chính là những kẻ trốn thoát vào những ý nghĩa kỳ dị.

Sigmund Freud, Wilhelm Reich và Helen Gurley Brown thì lại thích được thỏa mãn mà không cần gì đến tình yêu, vốn là trung tâm điểm trong cuộc sống của con người.

Và cuối cùng là, Jack Kevorkian, Derek Humphry và Peter Singer, lại chính là những kẻ mất hẳn đi cái nhìn về phẩm giá của con người và tính bất kả xâm phạm của cuộc sống.

Một khía cạnh khác đáng được đề cập đến về những cá nhân này chính là tất cả họ đều có chung một cuộc sống bê bối, rối loạn và hổn tạp. Ít ra là ba người trong số họ, Auguste Comte, Wilhelm Reich và Friedrich Nietzsche, theo rất nhiều sử gia triết học, thì họ chính là những kẻ điên khùng. Rất nhiều trong số họ đang có những dấu hiệu rõ ràng của bệnh rối loạn thần kinh chức năng (neuroses). Trong rất nhiều trường hợp, thì điều này cũng hoàn toàn đúng đối với những vị kiến trúc gia này mà đồng nghiệp của tôi đã đối xử với họ, thì chính họ lại lao vào những hoạt động hoàn toàn đột biến, đột khởi.

Thánh Augustinô đã có lần nói rằng: lý giải thật sự của triết học chính là ở chổ, nếu biết tuân theo một cách đúng đắn, thì nó có thể làm cho người đó cảm thấy hạnh phúc, vui vẽ. Phải có một sự hài hòa giữa triết lý sống của một người và những thỏa mãn, hài lòng mà cuộc sống mang tới. Ý tưởng bao giờ cũng có những hệ quả. Những nghĩ suy hiện thực sẽ là một bản vẽ, một bản kế họach chi tiết cho một cuộc sống hạnh phúc. Những nghĩ suy xa rời hiện thực và vọng tưởng không thể nào đem đến sự hạnh phúc cho được. Triết học đúng ra phải là tình yêu của sự khôn ngoan, chứ không phải là một thứ thuốc an thần (bromide) cho sự sầu khổ (misery).

(H): Thưa Giáo sư, Giáo sư nghĩ rằng điều gì sẽ làm cho các độc giả ngạc nhiên nhất khi đọc về những nhà tư tưởng được đề cập đến trong quyển sách của Giáo sư?

(T): Thưa, đây đúng là một câu hỏi khó để mà trả lời, cũng khó tương tự như việc, dự đoán rằng các độc giả sẽ phản ứng như thế nào. Nhưng có lẽ là hầu hết mọi độc giả sẽ bị ngạc nhiên về sự khác nhau rõ rệt, hoàn toàn vốn được tồn tại giữa các phương cách cứu chữa của những vị kiến trúc gia này và sự thật là họ đã đóng góp một cách rất tích cực và mãnh liệt vào nền văn hóa sự chết.

Wilhelm Reich tự nghĩ rằng ông ta chính là một đấng Mêsia trần thế, gnười có thể chữa cho thế giới về bệnh rối loạn tâm thần cá nhân, lẫn rối loạn tâm thần về xã hội. Ông tự coi mình là người đầu tiên của chế độ Freudo-Mácxít. Hơn hẳn tất cả mọi người, Ông xứng đáng được xem là “Người Cha của Cuộc Cách Mạng về Dục Tính.” Tuy nhiên, Ông lại bị chết trong trại phục hồi nhân phẩm (penitentiary) liên bang, Ông đã trải qua thời gian tù tội vì đã lừa gạt (defrauded) công chúng Hoa Kỳ bằng cách bán cho họ những cái thùng rỗng, vốn được coi là có chứa một dạng năng lượng rất quý giá, gọi là “orgone.” Một người phê bình về Ông đã nói rằng thật là khó khi phải bỏ tù một tên tội phạm, đã dám nói rằng: “Tôi nhận ra rằng tôi không thể nào còn có thể sống được mà không có một nhà thổ (brothel).”

Friedrich Nietzsche, một vài năm trước khi Ông chết ở tuổi 56, được tìm thấy khi Ông đang hành hung một cách thậm tế chiếc đàn dương cầm của Ông bằng khuỷu tay của ông trước khi Ông được đưa đến nhà thương điên (asylum). Ông nói về kiệt tác của Ông “Zarathustra” rằng, “Sáng tác đó đứng vững một mình nó. Nếu như tất cả thần khí và điều thiện hảo của bất kỳ một tâm hồn vĩ đại nào được thu thập lại cùng nhau, thì toàn bộ tác phẩm không tài nào có thể tạo ra chỉ một bản giao hưởng đơn lẽ của Zarathustra.” Freud tự xem mình là như là một Môisê mới.

Còn Karl Marx thì tự xem mình là nhân vật thần thoại của Hy Lạp là Prô-mê-tê.

Ayn Rand tự cho mình là một nhà triết học gia vĩ đại trong suốt dòng lịch sử, chỉ sau có mỗi Aristốt. Bà biện luận rằng, “Chủ nghĩa vị tha (altruism) chính là nguồn gốc của mọi tội lỗi.” Bà trăn chối rằng một dấu hiệu đô-la cao 6-bộ sẽ làm trang điểm cho quan tài của Bà. Khi Bà chết đi, thì Bà lại chết trong sự cô quạnh, không có một người bạn bè nào trên thế giới cả.

Thì những vị kiến trúc gia này đã có những cái tôi (ego) rất to tướng, thế nhưng khó mà có thể nói rằng họ có những chiến lược thực tế để cứu chữa những căn bệnh của xã hội. Tất cả những kiến trúc gia này đều tự xem họ như là những nhà nghiên cứu về nhân văn học (humanists) và những người giải phóng (liberators) bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, những gì mà họ đã truyền giảng, lại là một chủ nghĩa nhân văn giả dối bởi vì nó xem con người dưới cái nhìn rất phiến diện.

Điều này có lẽ là sự ngạc nhiên đối với nhiều người, thế nhưng, những nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng và hùng mạnh này, lại xem con người có tính chất khoái lạc (elusive). Chúng ta hiện đang nổ lực, đôi lúc với những kết quả thảm khốc, tai hại để trả lời cho câu hỏi không ngừng được nêu ra là, “Con người là gì?”

(Còn tiếp. ....)