CARIBBEAN - Đảo quốc Saint Lucia với những đỉnh núi cao ngất, những thung lũng thênh thang, với rừng mưa xanh mướt, những địa danh và di tích lịch sử, hệ thực vật nhiệt đới và một số loài động vật chỉ có ở đây, nhất là khi du khách lại có thể lái xe đi vào trong vòm đỉnh núi lửa… là một kinh nghiệm khó quên.

Hình ảnh

Thực vậy đảo St, Lucia thuộc vùng biển Carribean rất đẹp và lôi cuốn với những bãi biển trồng dừa xinh xắn và mầu ngọc lam của biển đã từng là nơi dừng chân nghỉ hè của biết bao nhiêu người mỗi năm. Du khách tới đây đều sửng sốt về kỳ quan thiên nhiên huyền thoại của St. Lucia và cuộc phiếu lưu khám phá hệ sinh đặc biệt nơi đây.

Đảo quốc Saint Lucia được người Pháp đặt tên theo Saint Lucy de Syracuse. Sau này được độc lập nhưng đặc biệt là quốc gia duy nhất được đặt tên cho một thánh nữ trên hoàn cầu Saint Lucia và thủ đô là Castries với dân số chừng 60.000 người, tức là 32% dân chúng của đảo. Các thành phố khác gồm Gros Islet, Soufrière, và Vieux Fort.

Được độc lập từ Anh quốc vào ngày 1/3/1967 và còn trong Liên hiệp Anh quốc. Đảo rộng trên 600 cây số vuông (238 sq mi). Dân số chừng 200.000 người, phần lớn là da đen (85%) , con cháu Phi châu và Âu châu hợp chủng (11%) và thổ dân bản địa (2.2%).

Ngôn ngữ chính là Anh văn nhưng 95% dân chúng cũng sử dụng tiếng Pháp có tên là Patois Saint Lucian Creole French. Tiếng Patois hay còn gọi là Creole vùng Antille cũng được sử dụng trong văn chương và nhạc. Ngôn ngữ này được phát triển trong lời kỳ đầu thuộc địa Pháp, thứ tiếng này đa phần từ tiếng Pháp và cộng thêm các ngôn ngữ vùng Tây Phi châu, và một số từ ngữ thuộc tiếng Carib của đảo.

Về tình hình tôn giáo được phân chia như sau: Công Giáo: 61.5% , Tin Lành: 33.5%, Không tôn giáo: 5.9%, và còn lại là các tôn giáo khác.

Người Pháp đến chiếm và ở đảo này trước. Họ ký hiệp ước với người dân thổ địa Carib Indians vào năm 1660. Sau đó thì Anh quốc đến chiếm đảo từ 1663-1667. Những năm kế tiếp có chiến tranh với người Pháp 14 lần và đảo thay đổi chủ luôn 7 lần do Anh và 7 lần do Pháp.

Từ 1814 người Anh hoàn toàn kiểm soát đảo. Vì có thời Pháp chiếm đảo nên đảo này cũng còn được gọi là “đảo Helen ở West Indies”.

Đảo Saint Lucia nguyên là đảo núi lửa và có nhiều núi non nhất trong các đảo trong vùng Caribbean. Ngọn núi cao nhất là Gimie cao 950 mét trên mực nước biển. Hai núi khác là núi đôi Pitons điểm thời danh nhất của đảo quốc. Hai núi này nằm giữa Soufrière (có suối phun nước nóng) và Choiseul ở phía Tây của đảo. Đảo Saint Lucia cũng tự hào là hồn đảo hầu như duy nhất mà có thể lái xe vào miệng núi lửa.

Đường xá được mở rộng, hệ thống truyền thông, cung cấp nguồn nước, và các tiện nghi cảng đã lôi cuốn các hãng đầu tư ngoại quốc vào đây, nhất là về dự trữ dầu, vận chuyển và nhất là ngành du lịch.

Kinh tế của Saint Lucia trước đây tùy thuộc vào sản xuất và xuất cảng chuối chiếm 22% , chế biến bia từ lúc mạch nha malt, và quan trọng là việc dự trử dầu và chế biến.

Du lịch tối quan trọng cho kinh tế của đảo Saint Lucia, nhất là vào mùa khô (từ tháng Giêng tới tháng tư). Du khách thích tới đây vì hòn đảo có núi non sông nước hữu tiùnh và cảnh sắc đẹp, khí hậu nhiệt đới nhưng khá ôn hòa, có nhiều bãi biển và nhà nghỉ mát.

Những điểm du lịch nổi tiếng là lái xe vào miệng núi lửa, tham quan Soufrìere có suối phun nước nóng và sulphur, vườn bách thảo, Fort Rodney và công viên quốc gia Pigeon, và nhất là hai ngọn núi trông hùng vĩ và thời danh đã được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Một vòng thăm viếng St. Lucia

Núi Pitons đã được chọn là Di sản Thế giới của Unesco vào năm 2004, do vậy ít có khách du lịch nào bỏ qua cuộc thăm viếng núi Pitons.

Xe Aerial Tram hay còn gọi là Gondola là loại xe vận chuyển cao trên các đỉnh cây, đưa du khách từ vùng dân chúng nhộn nhịp đất thấp đến một công viên sinh thái nằm ở đỉnh cao của khu bảo tồn rừng St. Lucia. Xe gondola lên lặng lẽ đi qua trên rừng mưa, đúng là một tầm nhìn huyền diệu thiên nhiên trong vẻ uy nghi tươi đẹp, qua các đỉnh cây cao chót vót, qua các lối đi ấn tượng, và đáng chú ý là có nhiều loài chim và các loài hoa leo.

Tiếp tục đến thị trấn Gros Islet đến thăm nhà thờ giáo xứ Công Giáo thánh Giuse Thợ rất đẹp được xây dựng vào năm 1763. Sau đó đi qua các làng quan sát người dân địa phương về cuộc sống hàng ngày của họ. Thưởng thức và tận hưởng nhiều loại trái cây nhiệt đới, các món ngon hải đảo và rược rums hương vị đời sống địa phương.

Tại trung tâm của hòn đảo, Barre d'Isle, khám phá một loạt các thảm thực vật tươi tốt, bao gồm cả cây dương xỉ, tre và cây linh sam.

Dọc theo bờ biển phía đông đường uốn quanh queo, bờ biển Đại Tây Dương đẹp như tranh vẽ và đi qua các thị trấn lớn thứ hai trên đảo, qua pháo đài Vieux Fort.

Đến thăm St. Lucia, du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt từ người dân địa phương thân thiện. Nền văn hóa và lịch sử của đảo được chia sẻ hàng ngày thông qua thổ ngữ Creole “Patois” được nói hằng ngày trên các góc phố, trong khi tên tiếng Pháp của các làng đánh cá đầy màu sắc và các món ăn ngon truyền với mùi vị châu Phi, Anh quốc, Pháp quốc và di sản Caribbean.

Từ giã St. Lucia lúc 4:00g chiều khi hoàng hôn đang xuống. Tầu ra đi và đảo xa dần. Nhìn toàn diện, đảo này cũng nhỏ như đảo St. Catalina ở ngoài khơi Los Angeles nơi mà tôi đã phục vụ 6 năm, có điều đảo St Lucia đẹp hơn nhiều, nhưng St. Catalina có nhiều kỷ niệm đẹp và an bình.

Trên đường đi về hướng Bắc, sau đảo quốc St. Lucia cùa Anh quốc, là đến đảo

Martinique cũng của Pháp, rồi đến đảo quốc Dominica, đảo Guadeloupe của Pháp, đảo quốc Monserrat, đảo St. John và Barbuda, đảo quốc St. Kitts Nevis, rồi đảo St. Eustasius và đảo St. Maarten thuộc Hà Lan mà ngày mai chúng tôi sẽ ghé thăm. Tất cả các đảo này nằm trong vùng Lesser Antille của Caribbean.