"Không phải là một điều dễ dàng khi phải sống không thân thiện với một người hàng xóm," ĐGM Wilfredo Pino Estevez cuả giáo phận Guantanamo-Baracoa viết như vậy trên tờ luân lưu gởi cho các tín hữu vào ngày 1 tháng 9 vừa qua."Vì thế mà việc Đức Giáo Hoàng, vị mục tử cuả Giáo Hội Hoàn Vũ, tới để tìm kiếm cho chúng ta thì rất quan trọng, đó là sự hoà giải và hoà bình giữa các dân tộc trên Thế Giới."

Cuộc thăm viếng Cuba cuả ĐTC Phanxicô là một dấu hiệu ưu ái cuả Ngài đối với một dân dân tộc trong một thời điểm mà mọi người đang "thở một làn không khí hy vọng" là mối giây liên hệ với Hoa Kỳ sẽ được cải thiện, theo nhận định cuả ĐGM Pino.

ĐTC Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại 3 thành phố Havana, Holguin và Santiago de Cuba trong cuộc thăm viếng đảo quốc này, sẽ diễn ra từ ngày 19 cho đến 22 tháng 9, trước khi Ngài bay qua Hoa Kỳ. Ngài đã được ca tụng là nhân tố hoà giải giúp cho cuộc tan băng lịch sử giữa Cuba và Hoa Kỳ. Ngài đã gửi thư riêng cho cả hai vị tổng thống Raul Castro và Barack Obama, và đã giúp cho hai bên thực hiện những cuộc tiếp xúc cao cấp tại Vatican.

Cả hai ông Obama và Castro đã đồng thời tuyên bố sự xáp lại ngoại giao vào tháng 12 năm ngoái. Từ đó đến nay, sau trên năm 50 đóng cửa, hai quốc gia thù địch đã mở lại các toà đại sứ ở Havana và Washington DC và đang tiếp tục đẩy mạnh thêm các cuộc thương thuyết mới.

Trong buổi lễ khai trương toà đại sứ cuả Mỹ vào ngày 14 tháng 8, bộ trưởng ngoại giao John Kerry đã ngỏ lời cảm tạ ĐTC Phanxicô, đã "giúp hai quốc gia lật qua một trang sử mới," và ông nhìn tới ngày mà 2 quốc gia sẽ tái lập quan hệ đầy đủ, trong đó có việc bãi bỏ lệnh cấm vận.

"Có một căn bản ngoại giao thì việc nói chuyện sẽ được dễ dàng hơn, và nhờ nói chuyện, sự thông cảm sẽ được sâu sa hơn, dù cho chúng ta đều biết rằng sẽ còn có những điều mà cả hai bên chưa thể nhìn thẳng vào mắt nhau," ông Kerry nói.

Ở Cuba, ĐTC Phanxicô sẽ gặp ông Castro, giới trẻ, hàng giáo phẩm, các gia đình và các dòng tu. Đây là lần đầu tiên Ngài tới đảo quốc còn giữ chế độ Cộng Sản này.

"Chúng ta sẽ đón tiếp ĐGH như là một nhà 'truyền giáo cho lòng thương xót," ĐGM Pino viết. Nhiều người còn hy vọng cuộc viếng thăm sẽ chữa lành những vết thương giữa những người Cuba với nhau, đang chia rẽ vì ý thức hệ kể từ năm 1959.

"Đã từng có nhiều lần chúng ta tưởng như đang sống trong một thế giới vô tình. Đâu đâu cũng đầy dẫy sự nghèo khó về đạo đức, tôn giáo, xã hội, trí thức, tinh thần và vật chất, và người ta không còn nhạy cảm với đau khổ cuả người khác nữa," ĐGM Pino viết. "ĐGH Phanxicô, nhà truyền giáo cuả lòng thương xót, mời gọi chúng ta đừng mỏi mệt trong việc thực hành lòng xót thương."

Như vậy thì trong vòng 17 năm, nuớc Cộng Sản Cuba được vinh dự đón tiếp 3 vị giáo hoàng, ĐGH John Paul II vào năm 1998, ĐGH Benedict XVI vào năm 2012 và năm nay là phiên ĐGH Phanxicô.

"Ở trên thế giới này, thì chỉ có Brazil là có tới 3 vị giáo hoàng đến thăm như vậy," theo lời ĐGM Pino.