Phải làm gì với 60 ngàn trái bắp, 20 ngàn quả bí và 150 ngàn trái dừa?

Đó là những thực phẩm mà các nông dân Paraguay đã biếu tặng để tạo nên lễ đài chính trong công viên Nu Guazú, nơi mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ cuối cùng của chuyến tông du 3 quốc gia Nam Mỹ.

Ngoài con số trên 1 triệu người tham dự đã được tận mắt chiêm ngưỡng cái kỳ công cuả nghệ sĩ Koki Ruiz, nhiều triệu người khác trên thế giới cũng bị thôi miên qua màn ảnh truyền hình hoặc qua các hình ảnh trên mạng xã hội, vì vẻ đẹp cuả chiếc lễ đài, vừa đơn giản nhưng đồng thời lại lộng lẫy và trang nghiêm.

Có khi nào mà sự lộng lẫy lại đi đôi với sự đơn giản bao giờ không? Xin cứ xem qua vài hình ảnh cuả lễ đài thì sẽ thấy ngay.

Cấu trúc cuả lể đài là một cái tháp, dài 131 feet (40m) và cao 56 feet (17m ), có một diện tích là 4305 feet vuông (400m2). Tất cả được bao phủ bởi những trái ngô, dừa và bí. Ở trung tâm cao nhất là một cây thánh giá.

Bên trái có hình Thánh Phanxicô, tên hiệu của ĐGH, và bên phải là Thánh Inhaxiô Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên là dòng đã reo rắc hạt giống đức tin sang Paraguay.

Ông Ruiz đã cùng với 20 người nghệ sĩ khác làm việc thiết kế và xây dựng, họ sử dụng 200 tình nguyện viên cho những việc trang trí bàn thờ. Nhiều người biết đến dự án nhờ các mạng xã hội và đã tìm đến để tham gia.

"Với dụ án này, tôi muốn chứng tỏ là nghệ thuật không dành riêng cho một thiểu số có tài năng. Nghệ thuật ở trong tầm tay của tất cả mọi người và nó không cần bất cứ điều gì lạ, nhưng chỉ cần những điều bình thường hàng ngày, và những gì người ta sản xuất có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật ", ông Ruiz nói.

Ngoài những người nghệ sĩ trực tiếp nhúng tay vào tác phẩm, những nông dân đã hiến tặng phẩm vật cũng được thông báo về những "trân trọng và đánh giá cao cuả thế giới bên ngoài," ông nói tiếp.

Và phản ứng từ thế giới là 'ghê gớm' ('formidable'). Các mạng xã hội tràn ngập hình ảnh bàn thờ không ngưng nghỉ trong suốt cả ngày. Thậm chí người ta còn tạo ra một hashtag trên Twitter để nói về nó, đó là: #altardemaiz ("Bàn thờ của ngô bắp")

Mỗi mét vuông mặt bằng là có 1.200 trái dừa, dán vào nhau nhờ một loại keo đặc biệt. 60.000 trái bắp được xử dụng để bao quanh thềm gỗ.

Loại dừa Guarani là loại dừa nhỏ và có thể để lâu đến 14 tháng. "Nó có vỏ rất cứng có thể sơn lên dễ dàng, vì sau khi lột lớp vỏ bên ngoài, thì cái sọ dừa rất mịn, rất dễ vẽ", ông Ruiz giải thích.

Lễ đài được cấu trúc bằng nhiều phần di động, dễ dàng di chuyển, nhờ đó mà nhiều phần đã được thiết lập và trang trí trong khuôn viên cuả đan viện Tañarandy ở gần đó.

Mục tiêu cuả dự án là để biểu trưng cho những nền văn hoá đa dạng cuả quốc gia, đồng thời đề cao nền văn hoá bản xứ là Guarani.

"Hai năm trước chúng tôi cũng đã thực hiện một dự án như thế này rồi, chỉ dùng những hoa trái hảo hạng mà người dân Guarani dùng, đó là bắp, bí và dừa" ông Ruiz nói.

Những thực phẩm đó sẽ không bị bỏ phí sau khi lễ đài được phá đi.

"Dừa sẽ được lấy xuống để làm xà phòng, ngô được chế biến làm thực phẩm cho động vật, còn bí thì sẽ được phát cho dân quanh vùng. Người dân ở đây dùng bí để chế biến ra một loại mứt rất được ưa chuộng có tên là 'andai'"