Vatican - Hôm 04/10/2006, Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và hoà bình đã phát hành một tập sách với nhan đề “Cuộc chiến chống tham nhũng” trong đó tổng hợp các điểm chính của hội nghị do Hội đồng này tổ chức “về chủ đề này hồi tháng Sáu với các tham dự viên là các viên chức, các nhà ngoại giao và các chuyên gia quốc tế về hiện tượng này”.

Phần tóm tắt của tập sách nhấn mạnh rằng "tham nhũng thâm nhập vào mọi lĩnh vực xã hội (...) và không thể chỉ quy cho những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế hay chỉ quy cho các viên chức nhà nước" và có đặc quyền này, "bởi sự khác biệt giữa mức độ mà tham nhũng bị đấu tranh, thường giới hạn ở mức độ các quốc gia đơn lẻ, trong khi tầm hoạt động của nó là quốc tế".

Theo Bản Tóm lược các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, tham nhũng làm bóp méo vai trò của các cơ quan quản lý, họ dùng chúng như là nền tảng của sự trao đổi chính trị giữa những yêu cầu cá nhân và các hoạt động chính phủ. Theo cách này, các lựa chọn chính trị thúc đẩy các mục tiêu giới hạn của những người có các phương tiện nhằm gây ảnh hưởng cho họ và tạo ra những trở ngại cho việc thực thi lợi ích chung của tất cả công dân. Đồng thời, tham nhũng là một trong những nguyên nhân góp phần cho sự kém phát triển và nghèo đói, tước đoạt những lợi ích hợp pháp nền tảng của con người".

Để vượt thắng tham nhũng, theo tập sách thì "Nhân tố tích cực chính là sự chuyển biến từ một xã hội độc đoán sang xã hội dân chủ, (...) từ tập quyền sang có sự tham gia của xã hội". Tập sách cũng cảnh báo rằng tiến trình này của xã hội mở có thể "phá hủy sự vững chắc của sức thuyết phục về luân lý" và " tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất khẩu tham nhũng".

Tập sách chỉ rõ rằng Giáo Hội "có thể có một vai thích đáng hơn bao giờ hết trong việc ngăn chặn tham nhũng, đóng góp một cách hiệu quả vào sự giáo dục đạo đức và sự huấn luyện các công dân, đặc biệt là với những nguyên lý nền tảng của các học thuyết Giáo Hội: phẩm giá con người, lợi ích chung, tình liên đới, tính phụ trợ, thể hiện sự ưu tiên hướng về người nghèo, đích đến phổ quát của những điều tốt lành".

Như tuyên bố của Hội nghị Quốc tế vào Tháng sáu, tập sách của Hội đồng cũng lặp lại rằng "Cuộc đấu tranh chống tham nhũng là một giá trị, nhưng cũng là một nhu cầu; tham nhũng là một tội lỗi nhưng cũng là một chi phí; việc từ chối tham nhũng là một lợi ích và cả một lợi thế; việc hủy bỏ những hoạt động tham nhũng có thể nảy sinh sự phát triển và hạnh phúc; những thái độ trung thực cần phải được đẩy mạnh, những thứ không trung thực phải bị trừng phạt".

Vì thế, trên bình diện quốc tế "một khi tội ác được tổ chức không còn biết tới ranh giới, thì sự hợp tác giữa các chính phủ cần phải được gia tăng, thậm chí bằng những thỏa thuận về thủ tục đối với việc sung công và thu hồi những gì kiếm được bằng phương thức bất hợp pháp".