Hội Truyền Giáo Ba Lê vui mừng trước tiến trình phong thánh cho Đấng sáng lập ở Việt Nam

Nhiều thành viên Hội Truyền Giáo Balê (MEP), trong đó có Đức Giám Mục Pallu, đã đến truyền giáo tại Việt Nam, một thuộc địa cũ của Pháp.
Hội Truyền Giáo Ba Lê vui mừng trước tiến trình phong thánh cho Đấng sáng lập ở Việt Nam

Các linh mục Vincent Sénéchal (trái) và Balthazar Castelino dâng thánh tích của Đức Giám Mục François Pallu cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiện Hà Nội ngày 28 tháng 10. (Ảnh: tonggiaophanhanoi.org)

(Phóng viên – UCA)

Hội Truyền Giáo Balê (MEP), có trụ sở tại Pháp đã bày tỏ sự vui mừng và tự hào khi Giáo hội Việt Nam bắt đầu tiến trình phong chân phước cho một trong những vị truyền giáo, Đức Giám Mục François Pallu.

Cha Vincent Sénéchal, bề trên tổng quyền Hội Truyền Giáo Balê (MEP) cho hay: “Chúng tôi thực sự vui mừng khi thấy Giáo hội Việt Nam mở án phong thánh cho Đức cha Pallu”.

Cha Tổng quyền Sénéchal và Cha phó tổng quyền Balthazar Castelino, đã tham dự lễ khai mạc chính thức cuộc điều tra cấp giáo phận của tổng giáo phận Hà Nội vào ngày 29 tháng 10.

Các thành viên Hội Truyền Giáo Balê (MEP), trong chuyến viếng thăm này đã trao thánh tích của Đức Cha Pallu cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiện của Hà Nội.

Cha tổng quyền Sénéchal mô tả việc mở án phong chân phước cho Đức Cha Pallu là “một sự kiện vui mừng cho xã hội chúng ta”.

Cha Sénéchal nói: “Chúng tôi sẽ cung cấp các tài liệu lịch sử của Giáo hội chúng tôi liên quan đến cuộc điều tra”.

Cha Sénéchal cho biết Giáo hội Việt Nam đã có trước khi thành lập Hội Thừa Sai Ba lê vào năm 1658. Cha ấy nói: Đức Cha Pallu và các nhà truyền giáo MEP khác đã đến để hòa nhập vào Giáo hội địa phương và đào tạo các giáo sĩ bản địa.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam, một cựu thuộc địa của Pháp, bắt đầu tiến trình phong thánh cho một nhà truyền giáo nước ngoài.

Các giám mục đầu tiên của Hội Truyền Giáo Balê (MEP) là các Đức Cha Pallu và Lambert de la Motte được đặt lên coi sóc các Giáo phận đàng ngoài và đàng trong vào năm 1659.

Tổng giáo phận Hà Nội và 10 giáo phận khác ở giáo khu miền Bắc coi Địa phận đàng ngoài là giáo phận mẹ của mình.

Cha Sénéchal, 51 tuổi, người đã làm việc ở Campuchia trong 9 năm, cho biết tiến trình phong chân phước cho Đức Cha Pallu cho thấy rằng “Giáo Hội Công Giáo có tính phổ quát và người dân địa phương thừa nhận họ đã tiếp nhận đức tin Công Giáo từ các nhà truyền giáo nước ngoài”.

Ngài nói điều này giống như Giáo hội ở Pháp nhận được Tin Mừng từ Thánh Irenaeus, nhà truyền giáo người Hy Lạp.

Chuyên gia thần học Kinh thánh cho rằng việc tôn vinh các nhà truyền giáo nước ngoài có nghĩa là “thúc đẩy việc truyền giáo và chia sẻ đức tin của chúng ta với những người chưa biết đến tình yêu Thiên Chúa”.

Cha Sénéchal cho biết xã hội của ngài và Giáo hội tại Việt Nam đã duy trì mối quan hệ bền chặt trong một thời gian dài.

Cha cho biết hơn 1.200 trong số 4.300 nhà truyền giáo Hội Truyền Giáo Balê (MEP), đã phục vụ tại các giáo phận ở Việt Nam cho đến năm 1975 và nhiều người đã phải đối diện với sự đàn áp nghiệt ngã trong các thế kỷ 17, 18 và 19.

Trong số đó có vị tử đạo, Cha Jean Théophane Vénard (1829-1860), bị xử trảm tại giáo xứ Cửa Bắc, Hà Nội.

Trong số 117 các thánh tử đạo Việt Nam có 10 vị thuộc Hội Truyền Giáo Balê (MEP).

Cha Sénéchal cho biết hội không còn hoạt động ở Việt Nam nữa vì Giáo hội Việt Nam đã trưởng thành.

Nhưng Hội Truyền Giáo Balê (MEP) vẫn cung cấp việc đào tạo linh mục cho các ứng viên Việt Nam.

Theo Giáo hội địa phương, Hội Truyền Giáo Balê (MEP) đã tặng học bổng cho hàng trăm linh mục và tu sĩ đến học thần học, triết học, giáo luật và khoa học xã hội tại Institut Catholique de Paris (Đại học Công Giáo Paris) trong ba thập kỷ qua.

Khoảng 20 sinh viên tốt nghiệp đã trở thành giám mục và tổng giám mục, trong khi những người khác đang giảng dạy tại các chủng viện, lãnh đạo các Tu đoàn và giữ các vị trí quan trọng trong Giáo hội địa phương.