Hiệp ước mới Toàn cầu đưa ra một vấn đề day rứt

VIENNA (Zenit.org).- Sau gần hai năm thương thảo, Liên hiệp Quôc đã đạt một thỏa thuận trong hiệp ước quốc tế chống tham nhũng. Tin tức đưa ra từ văn phòng báo chí của Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội ác tại Vienna vào ngày 2/10.

Văn kiện được coi như là Hiệp định Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng, được khai mào do một quyết định của Đại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc vào hồi tháng 12/2000. Ngày 1/10 ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo văn kiện đã đạt được sự đồng thuận. Hiện nay bản văn được đệ trình lên Đại Hội Đồng, chờ được chấp thuận và xin chữ ký của các quốc gia thành viên, sẽ được nhóm họp tại Merida, Mexico, từ ngày 9-11/12/2003. Hiệp dịnh sẽ có hiệu lực khi có sự phê chuẩn của 30 nước thành viên.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan đã nói trong một thông điệp gởi ủy ban thương thảo, đánh dấu những thành quả cố gắng của họ "Hiệp định này có thể mang lại một sự khác biệt thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới,".

Hiệp định vạch ra nạn tham nhũng có thể đưa ra tình trạng nghèo đói tại các quốc gia và làm mất đi sự liêm chính trong chính quyền. Nạn tham nhũng cũng đưa đến tình trạng kinh tế bất ổn vì sự bành trướng các tội ác có tổ chức, sự khủng bố và những hoạt động bất hợp pháp khác.

Trong số những điểm chính của Hiệp ước, có những khoảng sau đây:

--Phòng ngừa. Nạn tham nhũng có thể bị truy tố, nhưng trươc hết hiệp ước đề nghị đến những chính sách phòng ngừa, như việc thiết lập những đoàn thể giám sát chống tham nhũng và nâng cao sự liêm chính trong các chiến dịch bàu cử và theo dõi những đảng phái chính trị. Bản hiệp ước khuyến khich các nhân viên phục vụ cộng đồng phải tuân thủ những qui tắc ứng xử, những yêu sách về tài chánh và những điều được thông báo cũng như những biện pháp kỷ luật thích hợp.

--Việc tội ác hóa. Hiêp ước đòi hỏi các nước thiết lập những luật lệ hình sự i bao quát tới các tội liên quan đến những hành động tham nhũng, nếu những tội này chưa được đưa ra trong bộ luật hình sự quốc gia.

--Sự hợp tác quốc tế. Hiệp ước đề nghị sự hợp tác giữa các nước trong mọi khía cạnh liên quan nhằm bài trừ nạn tham nhũng, bao gồm sự phòng ngừa, sự điều tra và sự tố cáo những kẻ phạm tội.

--Sự thu hồi tài sản. Các nước đồng ý đến về việc thu hồi tài sản là điều minh nhiên như "một nguyên lý cơ bản của Hiệp ước." Điều này xem ra là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển, nơi xảy ra tình trạng nạn tham nhũng hết sức tệ hại đã cướp bóc tài sản quốc gia.

Bản chú dẫn.

Những ngày sau khi hiệp ước thành đạt, cơ quan theo dõi các nạn tham nhũng đang hoành hành trên thế giới “ Transparency International” đã phổ biến "bảng chú dẫn 2003 về những Nạn Tham nhũng". Cơ quan này có trụ sở tại Berlin là một tổ chức phi chính phủ tự nguyện, nhằm giám sát bài trừ nạn tham nhũng. Tổ chức này có hơn 90 thành viên trong các quốc gia độc lập trên khắp thế giới.

Bảng chú dẫn nêu rõ những mức độ tham nhũng trầm trọng trong nhiều xú giàu cũng như nghèo như lời Chủ Tịch của tổ chức, là ông Peter Eigen đã nêu ra trong cuộc họp báo vào ngày 7/10 tại tại London.

Bảng chú dẫn được đúc kết qua những cuộc bỏ phiếu và thăm do từ 13 cơ chế độc lập đã thực hiện, giữa các doanh nhân và những nhà phân tích trong nước, kể cả những cuộc điều tra của những cư dân, địa phương và kiều bào. Bảng chỉ dẫn phản ánh những mức độ tham nhũng giữa những nhà chính trị và các công chức nhà nước trong 133 quốc gia. Với số 10 điểm xếp hạng cho quốc gia ít tham nhũng nhất, Tổ chức đã nêu lên rằng trong tỉ số 10 quốc gia thì đã có 7 quốc gia với số điểm thấp hơn trung bình là 5 điểm, và tại những quốc gia chậm tiến thì tỉ số 9/10 quốc gia có số điểm dưới trung bình.

Trong phần cuối của bảng chỉ dẫn thì những quốc gia được coi là tham nhũng tồi tệ chỉ có 2 điểm hay ít hơn là các quốc gia: Bangladesh, Nigeria, Haiti, Paragay, Myanmar, Tajikistan, Georgia, Cameroon, Azerbaijan, Angola, Kenya và Indonesia. Những quốc gia được coi là liêm chính ít tham nhũng với số điểm cao hơn 9 là các quốc gia: Phần Lan, Iceland, Denmark, Tân Tây Lan, Singapore và Thụy Sĩ.

Chủ tịch Eigen kêu gọi những chính phủ phương Tây hãy tỏ ra nghiêm túc trong việc đối phó ngay chính trong công ty của mình đến việc hối lộ ở hải ngoại. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Hiệp ước Phát triển chống Hối lộ có hiệu lực từ năm 1999, không những cấm các viên chức chính phủ đút lót, nhưng còn phải phát động những việc truy tố ra toà mà đã được 35 quốc gia ký tên.

Thực vậy theo một bản báo cáo ngày 8/5 được đăng trên Tờ Thời Báo Tài Chánh London, đã tiết lộ rõ rằng cuối cùng các chính phủ đã khởi động truy tố tệ nạn đút lót. Một cố vấn, người thương lượng các khế ước cho những giếng dầu tại Kazakhstan phục vụ cho Công Ty Xăng Dầu Mobil đã bị cật vấn và truy tối khi hối lộ $51 triệu Mỹ Kim "tiền thù lao" cho viên chức cố vấn chính phủ.

James Giffen, cố vấn gia tại Hoa Kỳ đã nhận tiền và đại diện chính phủ Kazakh, đã bị bắt và bị buộc tội. Nói chung các thẩm quyền đã tố cáo ông nhận hơn $78 triệu Mỹ Kim trong những nhiệm vụ và thù lao từ Công Ty Xăng Dầu Mobil và những công ty dầu khác tại Phương Tây và sau đó đã ngấm ngầm chuyển tiền bất hợp pháp tới các viên chức cao cấp Kazakh.

Theo tờ Thời Báo Tài Chánh, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ước tính rằng từ trung tuần tháng 5/1994 cho tới tháng 4/2002, nạn hối lộ đút lót đã ảnh hưởng đến hậu quả của 474 khế ước trị giá $237 tỷ.

Tầm quan trọng làm giảm nạn hối lộ trong những xứ sản xuất dầu được coi như là một lãnh vực ưu tiên để hành động trong tổ chức. Laurence Cockcroft, chủ tịch của tổ chức tại Anh Quốc cho biết nạn tham nhũng có thể làm tổn hại đến tài sản của những quốc gia dầu hỏa như Nigeria, Angola, Azerbaijan, Indonesia, Kazakhstan, Libya, Venezuela và Iraq.

"Muốn lật lại tình trạng này ngõ hầu cư dân có thể hưởng lợi tức từ nguồn lợi dầu nơi chính quốc gia họ, tổ chức Giám Sát Nạn Tham Nhũng TI đã cùng với những Tổ chức phi chính phủ khác (NGO) đòi hỏi các công ty dầu quốc tế phổ biến những gì họ đã trả cho các chính phủ và các công ty dầu nhà nước”. Như vậy, các công dân sẽ nắm được một con số thu nhập rõ rệt hơn. Điều này có thể cho phép họ "kêu gọi chính phủ của họ phải xét đến những nhu cầu lợi ích công cộng cần phải được cải thiện mà không được ngân sách quốc gia chi ra, nhưng trái lại được tiêu dùng trong những dự án phô trương tốn kém hay là trong những tài khoản ngân hàng bí mật của các nhà chính trị hay công chức trong chính quyền."

Trong những năm gần đây Ngân hàng Thế giới đã chiến đấu chống tham nhũng cách nghiêm túc hơn, theo một bài phân tích của tờ Washington Post phổ biến ngày 3/7. Vào những năm cuối thập niên 1990, các viên chức Ngân hàng Thê giới ý thức được rằng nạn tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế tại những quốc gia đang phát triển.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới James Wolfensohn nói rằng trước khi ông nhận nhiệm vụ trong năm 1995, ông coi nạn tham nhũng "là một vấn đề chính trị," trái ngược với vấn đề phát triển kinh tế. Bây giờ, "việc đó là trọng tâm những gì mà chúng tôi đang làm."

Ngân Hàng Thế Giới đã đưa ra những vụ kiếm soát nội bộ hầu kiểm tra những đề án của mình và soạn thảo một sổ đen liệt kê danh sách gần 100 công ty và cá nhân bị cấm nhận những khế ước do ngân hàng tài trợ bởi vì nạn đút lót, ăn cắp hay những sai lỗi khác.

Một số người phê bình nói Ngân Hàng Thế Giới phải làm việc hơn nữa. Họ quan sát thấy ngân hàng đã tiếp tục tài trợ những dự án trong những quốc gia được coi là nạn tham nhũng đang lộng hành như tại Bangladesh. Và hiện nay chỉ có quốc gia Kenya bị tạm thời cấm không được vay mượn từ Ngân Hàng Thế Giới vì nạn tham nhũng trong chính quyền.

Phí tổn của sự tham nhũng đối với sự phát triển được làm sáng tỏ trong một bài diễn thuyết năm nay do ông Jak Jabes là giám đốc Quản tri Ngân hàng Phát triển Á châu và Phân Bộ Hợp Tác trong Vùng. Theo tờ United Press International đưa ra vào ngày 27/5, Jabes nói trong một hội nghị rằng sự tham nhũng có thể làm tổn phí một phần sáu của tổng sản lượng quốc gia tại châu Á. Jabes tin rằng các chính phủ phải trả từ 20% tới 100% hơn cho hàng hóa và những dịch vụ cho những món hàng vì nạn tham nhũng.

Ông Jabes nói thêm rằng Nạn tham nhũng cũng có thể sinh hậu quả là những nguồn lợi hiếm hoi bị hoang phí qua những dự án phi- kinh tế bởi vì những hành động đó có thể sinh ra những tiền thưởng có lợi, đang khi những phận vụ ưu tiên như giáo dục hay sức khoẻ phải chịu thiệt thòi. Ông trích dẫn một báo cáo của nội các tại một quốc gia ở Châu Á được dấu tên, cho biết tài sản quốc gia bị thất thoát hơn $50 tỷ trong thập niên qua. Nhưng sự mất mát chủ yếu là do những công chức tham nhũng cố ý đánh giá thấp những tài sản to lớn trong việc buôn bán với các Công Ty tư doanh hay và đút lót tiền thưởng cho những thanh tra quốc tế. Đối với những quốc gia đang phấn đấu thi đua với một nền kinh tế thế giới, thì sự tham nhũng không phải là sự dễ bỏ qua. l Z